[Năm 2023] Bộ 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án

Tải xuống 40 4.8 K 18

Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 Hồ Chí Minh có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1 ( 1.0 điểm)

Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:

 “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)

a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.

b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.

Câu 2 ( 1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.

Câu 3 ( 3.0 điểm):  Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

Câu 4 ( 5.0 điểm): Giới thiệu về mái trường em đang học.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng”  cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.

+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

b. Tác dụng:

Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.

Câu 2: 

- Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông…

- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.

- Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại….

Câu 3:

     Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép).

Câu 4: 

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm…...

2. Thân bài:

- Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?

- Vị trí:

+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.

+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…

- Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)…

- Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:

3. Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biết”, Nhã Nam tuyển chọn)

a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)

b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy (1.0 điểm)

c) Viết đoạn văn từ (2 - 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)

Câu 2:(3.0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.

Câu 3: (4.0 điểm) Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.

(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

a.

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Người mẹ dạy con:

- Hiểu những người yêu thương con.

- Thương mến người yêu quý con.

- Hãy đáp trả bằng tình yêu của con.

b.

*Phương pháp: Đọc, tìm ý, căn cứ vào kiến thức trường từ vựng

*Cách giải:

Trường từ vựng tình cảm: yêu thương, tình yêu, thương mến.

c.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Gợi ý:

Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:

Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán

- Sự thấu hiểu, yêu thương, biết ơn

II. LÀM VĂN

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: bàn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.

- Hướng dẫn cụ thể:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của thuốc lá.

Nêu lên những biểu hiện và thực trạng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay

Trình bày những hậu quả nghiêm trọng do việc hút thuốc lá gây ra

+ Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh.

Nguyên nhân:

- Chất ni-cô-tin có trong thuốc lá là một chất gây nghiện.

- Lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo.

- Tâm lí đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là minh chứng trưởng thành của đại đa số thanh thiếu niên học sinh.

* Đề xuất các giải pháp:

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về tác hại của thuốc lá.

- Khuyên ngăn những người nghiện thuốc lá từ bỏ thói quen hút thuốc.

* Tổng kết.

Câu 3:

*Phương pháp:

- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn tự sự và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự để tạo lập văn bản.

+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: kể về kỉ niệm của em trong chuyến đi thực tế.

- Hướng dẫn cụ thể:

* Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của em về kỉ niệm đó

* Thân bài

- Giới thiệu kỉ niệm:

+ Đây là kỉ niệm buồn hay vui.

+ Xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào: chuyến trải nghiệm thực tế do nhà trường

tổ chức vào dịp sắp nghỉ hè.

- Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em: thầy, cô, bạn bè.

+ Hình dáng, tuổi tác.

+ Đặc điểm mà em ấn tượng

+ Tính cách và cách cư xử của người đó

- Diễn biến của câu chuỵên:

+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

- Kết thúc câu chuyện

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào.

+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.

*Kết bài: Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: (3 điểm)

1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

( ...) “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:

- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.

Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào?  Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?

b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?

2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(…) “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ”

(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.

b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.

Câu 3: (5 điểm) Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

1.

a) Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất.

b)

- Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ.

- Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ

2.

- Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.

- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

Câu 2:

a) Xác định đúng 4 câu ghép:

- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

b) Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện - kết quả:

- Trời // xanh thẳm, biển//cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời // rải mây trắng nhạt, biển // mơ màng dịu hơi sương.

- Trời // âm u mây mưa, biển // xám xịt nặng nề.

- Trời // ầm ầm dông gió, biển // đục ngầu, giận dữ

Câu 3:

1. Yêu cầu chung:

- Dạng đề: Văn tự sự.

- Nội dung trọng tâm:Nhập vai chị Dậu kể lại câu chuyện văn bản “Tức nước vỡ bờ”.

- Kỹ năng: 

+ Kể chuyện sáng tạo, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

+ Ngôn ngữ kể phù hợp với câu chuyện, có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

a) Mở bài: Nhân vật tôi (chị Dậu) giới thiệu khái quát câu chuyện và cảm xúc chung khi kể lại chuyện đó.

b) Thân bài

b.1. Giới thiệu về bản thân mình và hoàn cảnh gia đình:

- Chị Dậu tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh gia đình mình: đến mùa sưu thuế nhưng không có tiền đóng sưu…

- Anh Dậu bị đánh trói đến ngất xỉu, nhờ hàng xóm cứu giúp vừa tỉnh…

b.2 Diễn biến câu chuyện:

Quá trình tức nước: (các sự việc)

- Bà lão hàng xóm giúp đỡ, nhắc nhở... Chị Dậu nấu cháo chăm sóc cho anh Dậu...

- Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào, hằm hè, hung hăng đòi nộp sưu... Chị Dậu tha thiết van xin...

- Tên cai lệ vẫn cương quyết đòi bắt trói anh Dậu. Hắn đánh chị Dậu thô bạo và nhảy đến trói anh Dậu...

Quá trình vỡ bờ: (các sự việc)

- Chị Dậu không nhịn được nữa, phản kháng mạnh mẽ, ấn dúi tên cai lệ ra cửa làm hắn ngả chỏng quèo.....

- Tên người nhà lí trưởng chực đánh, chị Dậu vật nhau với hắn và cuối cùng quật ngã được anh ta...

- Anh Dậu sợ hãi vừa run vừa kêu nhưng chị Dậu bảo sẵn sàng chấp nhận hậu quả...

c) Kết bài: Cảm nghĩ của chị Dậu sau sự việc: căm giận, uất ức bọn gian ác; tủi cực cho hoàn cảnh của mình...

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU:(3 điểm)

Đọc đoạn trích:

 “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

(Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1:(2 điểm)

a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)

b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)

Câu 2:(1 điểm)

 “Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)

b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)

II. TÂP LÀM VĂN

Câu 1: (3 điểm) Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

Câu 2:(4 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo).

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

a.

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.

- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).

b.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Gợi ý:

Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:

Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán

- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn

Câu 2:

a.

*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức câu ghép

*Cách giải:

Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.

b.

*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng thanh.

*Cách giải:

- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

- Hướng dẫn cụ thể:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.

*Giải thích:

- “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.

ð Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.

Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:

- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.

- Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.

- Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.

Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:

- Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.

- Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.

* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.

* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

* Tổng kết.

Câu 2:

*Phương pháp:

- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.

*Gợi ý:

Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo viết về tình mẫu tử để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện trong truyện.

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?

Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 3. (1,0 điểm):

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.

(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)

a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?

b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?

Câu 4. (6,0 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I

Câu 1

a.

*Phương pháp: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

b.

*Phương pháp: Đọc – hiểu.

*Cách giải:

- Hình ảnh “vết nứt” trong bài tượng trưng cho những khó khăn mà con người gặp phải trên đường đời.

Câu 2

*Phương pháp: Đọc – hiểu

*Cách giải:

Em tự chọn bài học phù hợp.

Gợi ý các đáp án:

-         Bài học về sự vượt khó trong cuộc sống.

-         Bài học về sự mạnh mẽ đương đầu với thử thách.

-         Bài học về sự sáng tạo.

Câu 3

a.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”

*Cách giải:

- Câu ghép: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”

*Cách giải:

- Phân tích các vế câu:

Tôi (CN1) // im lặng cúi đầu xuống đất (VN1): lòng tôi (CN2) // càng thắt lại (VN2) khóe mắt tôi (CN3) // đã cay cay (VN3).

Câu 4:

*Phương pháp: Thuyết minh

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản thuyết minh.

+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: thuyết minh về đồ dùng học tập (bút, thước, máy tính…)

- Hướng dẫn cụ thể: Đề bài thuyết minh về chiếc bút bi

a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

b. Thân bài:

* Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

* Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

* Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

* Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

* Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

* Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

c. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: (1.0 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“ …Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ…”

a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.

Câu 2: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá.

Câu 3: (2.0 điểm)

a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.

b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau:

- Nếu… thì…

- Càng… càng…

Câu 4: (5.0 điểm) Thuyết minh về chiếc bàn học của em.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

- Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá

- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

b.

- Ý nghĩa: Thuốc lá là một thứ ôn dịch dễ dàng lây lan, gây những tổn hại to lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Bởi vậy chúng ta cần phải có quyết tâm cao và triệt để hơn nữa phòng chống ôn dịch.

Câu 2:

- Trình bày khái niệm thuốc lá

- Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong máu, gây ung thư.

- Những tác hại của thuốc lá: gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh hưởng đến tim, ung thư phổi

- Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá.

Câu 3: 

a)

Có hai cách nối các vế câu:

- Dùng những từ có tác dụng nối:

+ Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ;

+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

- Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: nếu… thì…; càng… càng…,

Ví dụ:

- Nếu hôm nay trời mưa thì chúng ta sẽ nghỉ học thể dục

- Trời mưa càng to đường càng lầy lội

Câu 4:

A.  Yêu cầu chung:

 1. Phương thức: Văn thuyết minh

 2. Nội dung: Thuyết minh về chiếc bàn học của em

B. Yêu cầu cụ thể:

Nội dung kiến thức:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bàn học của em.

b. Thân bài:

Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc chiếc bàn học: Xuất hiện từ xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học ra đời, theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình con người đã thiết kế ra được chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của con người.

- Trình bày các loại bàn học.

- Giới thiệu hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của bàn học.

- Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản chiếc bàn học.

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về chiếc bàn học

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1 (1.0 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:

...Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)

a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.

b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.

Câu 2 (1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.

Câu 3 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

Câu 4 (5.0 điểm) Giới thiệu về mái trường em đang học.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng”  cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.            

+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.     

Câu 2:

- Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông...

- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.

- Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại....

Câu 3:

    Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép)

Câu 4:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm......

Thân bài: 

- Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?

- Vị trí:

+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.

+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…

- Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)...

- Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:

Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện em nói chung.

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau:

“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Nam Cao)

a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?

b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?

Câu 2:(2 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?

Câu 3:(5 điểm) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý.

b)

- Các thán từ: Này, a.

 - Các tình thái từ: ạ, à.

c) Đặt câu:

Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.

Câu 2:

* Đặc điểm

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ .

* Các phương pháp

- Nêu định nghĩa, giải thích

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp nêu ví dụ

- Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 3: 

1.  Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu.

- Tình huống người kể sang nhà chị Dậu.

2. Thân bài

- Diễn biến sự việc

+ Chị Dậu đang chăm sóc chồng…

+ Thái độ của tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng khi mới đến,  Chị Dậu cầu xin ra sao…

+ Cao trào của sự việc (thái độ hung hãn của tên cai lệ, sự phản ứng qua từng cách xưng hô của chị Dậu, hai bên lao vào…)

+ Kết quả sự việc qua lời khẳng định của chị Dậu…

3. Kết bài

- Ca ngợi hành động của chị Dậu vì thương chồng đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.

- Khẳng định ý nghĩa của quy luật có áp bức, có đấu tranh.

-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1 (2 điểm)

Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:

(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)

 (Ngữ văn 8, tập một)

a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?                     

b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?

c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?          

d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào? 

Câu 2 (2 điểm): Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép? 

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

Câu 3 (6 điểm): Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

b) Văn bản nhật dụng

c) Rác thải sinh hoạt

d) Bảo vệ môi trường

Câu 2:

- Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

- Phân tích: Cảnh vật chung quanh tôi (CN) // đều thay đổi (VN), vì chính lòng tôi (CN) đang có sự thay đổi lớn (CN): hôm nay tôi (CN) đi học (VN). 

ð Quan hệ ý nghĩa: vế 1 với vế 2: quan hệ nguyên nhân – kết quả, vế 2 với vế 3: quan hệ giải thích.

Câu 3: 

*Về hình thức:Đề ra thuộc kiểu bài văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.

*Về nội dung: Học sinh phải giới thiệu được đặc điểm, tác dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam.

1. Mở bài: Giới thiệu về nón lá

2. Thân bài

* Khái quát

- Nón lá có hình chóp

- Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị

- Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống

* Chi tiết

-  Nguồn gốc: Từ 2500 - 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh.

- Cấu tạo nón lá:

+ Nón lá thường có hình chóp hay tù.

+ Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho lá với khung bền chắc.

+ Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v…

+ Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

-  Cách làm nón:

+ Xử lí lá nón

+ Làm khung nón

+ Làm nón

- Phân loại nón

+ Nón ngựa hay nón Gò Găng: Nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.

+ Nón quai thao: Được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.

+ Nón bài thơ: Được sản xuất từ Huế

+ Nón dấu

+ Nón rơm

+ Nón cời

* Công dụng

- Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….

- Trong nghệ thuật: Dùng để múa, vẽ,….

- Trong giá trị tinh thần: Nón là một vật dùng để làm quà, hay quảng bá về văn hóa Việt Nam với các du khách.

3. Kết bài: Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về nón lá.


-----------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

 “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan...

(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)

a. Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì?

b. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn trích trên là câu gì?

c. Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao?

d. Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?

Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri

Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1

a.

*Phương pháp: Đọc hiểu

*Cách giải:

- Cụm từ in nghiêng chuyến đi xa xôi bí ẩn sử dụng biện pháp ẩn dụ.

- Cụm từ đó ý chỉ về cái chết.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại các kiểu câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép)

*Cách giải:

- Câu in đậm trên thuộc kiểu câu ghép.

c.

*Phương pháp: Nhớ lại các chi tiết của văn bản.

*Cách giải:

- Xiu đã nói với Giôn-xi như thế vì cụ Bơ-men là người đã vẽ ra chiếc lá.

d.

*Phương pháp: Đọc hiểu

*Cách giải:

- Quan điểm của tác giả: nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho con người, vì con người mà tồn tại, hướng con người tới những điều cao đẹp.

Câu 2

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về vẻ đẹp của cụ Bơ-men

- Hướng dẫn cụ thể: 

1. Mở đoạn

Giới thiệu sơ lược về nhân vật và tác phẩm. 

2. Thân đoạn

- Đôi nét về hoàn cảnh, nghề nghiệp cụ Bơ-men: là một họa sĩ già, sống cùng khu trọ với những cô họa sĩ trẻ.

- Con người: nhân hậu, hiền lành, trầm lắng.

- Trong cuộc đời, cụ luôn khao khát vẽ được một kiệt tác để đời nhưng chưa thực hiện được.

- Khi Giôn-xi bệnh, cụ lo lắng như với người thân ruột thịt của mình.

- Cụ đã vẽ chiếc lá cứu sống Giôn-xi, đó là chiếc lá của tình người cao cả.

 Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mãi mãi là một tuyệt phẩm để hàng trăm năm sau người đời vẫn còn ca ngợi bởi tinh thần cao thượng, tấm lòng bao dung, yêu thương đồng loại của nó.

3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.

Câu 3.

*Phương pháp: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể lại kỉ niệm của em với bạn.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

- Trong một lần nghỉ hè tôi được ba mẹ cho về quê nội chơi.

- Ở đây tôi làm quen với người bạn mới tên Ái Liên và mọi người thường gọi bạn ấy là Mèo Mun, bạn ấy là con nhà nghèo nhưng rất dễ mến.

2. Thân bài

- Kể lại trường hợp vì sao cả 2 gặp và chơi thân với nhau: Mới về quê nội tôi không quen bạn nào cả. Nhà bạn Ái Liên ở cạnh nhà nội tôi, bạn Ái Liên thấy tôi thường hay ở nhà không đi đâu nên rủ tôi qua nhà bạn ấy chơi.

+ Ngày nào tôi cùng Ái Liên đều đi chơi cùng nhau. Lúc thì chơi ở sân nhà nội, lúc thì rủ nhau đi ra đồng bắt châu chấu hoặc ra đường làng chơi cùng các bạn khác.

+ Chúng tôi thường tự tổ chức những trò chơi như: Kéo xe hoa rụng, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê... rất là vui.

+ Nhà bạn Ái Liên rất nghèo nên bạn hay tủi thân vì không có đồ chơi.

- Ngày tôi gần xa quê để trở lại thành phố:

+ Ái Liên gọi sang bày trò chơi mới.

+ Hôm đó chúng tôi kéo nhau ra bờ đê chơi, tôi bị té xuống mương nước.

+ Ái Liên nhảy xuống cứu nhưng nó cũng không biết bơi.

- May mắn được chú Ba làm ruộng gần đó cứu hai đứa thoát nạn.

+ Đều sặc nước và được cứu kịp thời.

+ Đêm đó nằm ngủ với Nội, nghe nội kể về hoàn cảnh gia đình bạn Ái Liên tôi thương Ái Liên vô hạn.

3. Kết bài

- Tôi cảm động với tình cảm của bạn ấy dành cho tôi. Tôi mong rằng điều kiện gia đình của bạn sẽ khá hơn để bạn có thể vui vẻ hơn.

- Bây giờ đã vào học lại nhưng tôi và Ái Liên vẫn thường viết thư gửi thăm nhau, kể cho nhau nghe những chuyện ở trường ở lớp.

- Tôi mong tình bạn giữa 2 chúng tôi luôn luôn vui vẻ!

Tài liệu có 40 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống