Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án

Tải xuống 28 6.2 K 25

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2 năm 2024 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Địa lý 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Địa lý lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem: 

Mua trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Địa lí 9 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2 năm học 2024 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 45 phút giữa kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Tây Ninh       B. Đồng Nai

C. Long An        D. Bình Phước

Câu 2:Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài: (0,5 điểm)

A. Cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động có trình độ kỹ thuật cao.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi có nguyên liệu dồi dào từ các vùng lân cận.

C. Thu nhập bình quân cao, lao động đông có tay nghề cao.

D. Vị trí thuận lợi, lao động đông, thị trường tiêu dùng rộng lớn.

Câu 3:Vùng trồng cây cao su lớn nhất nước ta là: (0,5 điểm)

A. Đông Nam Bộ

B. Tây Nguyên

C. Trung du miền núi phía Bắc

D. Duyên hải Nam trung bộ

Câu 4:Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long là: (0,5 điểm)

A. Đường bộ       B. Đường sắt

C. Đường sông       D. Đường biển

Câu 5:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

A. Bà Rịa – Vũng Tàu        B. Bình Định

C. TP. Hồ Chí Minh       D. Bình Phước

Câu 6:Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề đánh bắt hải sản không phải do: (0,5 điểm)

A. Giáp các vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú.

B. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ.

C. Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động.

D. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn.

Câu 7:Vì sao trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai

B. Dân đông nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cao.

C. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp

D. Có vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú.

Câu 8:Vùng Đông Nam Bộ, không tiếp giáp với vùng nào sau đây: (0,5 điểm)

A. Tây Nguyên

B. Đồng Bằng sông Hồng

C. Đồng Bằng sông Cửu Long

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên các trung công nghiệp của 3 tỉnh không giáp biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. (2 điểm)

Câu 2:Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì về tự nhiên để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước. (2 điểm)

Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm)

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1252,5

2999,1

3619,5

Cả nước

1584,4

2647,4

5142,7

6322,5

Hãy:

a. Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c. Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài là nhờ: Vị trí thuận lợi, lao động đông, thị trường tiêu dùng rộng lớn

Đáp án: D.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất cả nước. Năm 2002, khoảng 281,3 nghìn ha.

Đáp án: D.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Do đặc điểm là vùng sông nước, nhiều kênh rạch chằng chịt nên đường sông là laoij hình vận tải phát triển nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Đáp án: C.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: B

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ là thế mạnh để nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: B

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).

Đáp án: C

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ tiếp giáp: Tây Nguyên, Đồng Bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: B

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

Có thể nêu tên các trung tâm công nghiệp sau: Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Vĩnh Long: sản xuất vật liệu xây dựng.

Long Xuyên: Cơ khí, dệt may, chế biến nông sản

Cần Thơ: Cơ khí, chế biến nông sả, luyện kim đen, nhiệt điện, hóa chất

Câu 2: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

   - Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

   - Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

   - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

Câu 3: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

51,7

47,3

58,3

57,2

Các vùng khác

48,3

52,7

41,7

42,8

Cả nước

100

100

100

100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính

   - Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).

……………..…..Hết…….…………….

 

Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2 năm học 2024 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 45 phút giữa kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Cần Thơ       B. Đồng Nai

C. Long An       D. Đồng Tháp

Câu 2:Ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là: (0,5 điểm)

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh

C.TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Câu 3:Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng (0,5 điểm)

A. cao nhất       B. thấp nhất

C. trung bình       D. thấp hơn dịch vụ

Câu 4:Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: (0,5 điểm)

A. sống chung với lũ

B. tránh lũ

C. xây dựng nhiều đê bao

D. trồng rừng ngập mặn

Câu 5:Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu: (0,5 điểm)

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6:Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: (0,5 điểm)

A. Khí hậu nóng quanh năm.

B. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Khoáng sản không nhiều.

Câu 7:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

A.Vĩnh Long       B. Bình Dương

C. Bình Phước       D. Long An

Câu 8:Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: (0,5 điểm)

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Bằng sông Hồng.

C. Đồng Bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: (3 điểm)

a. kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long.

b. Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Câu 2:Nêu ý nghĩa của vận tải đường thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (3 điểm)

Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm)

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1252,5

2999,1

3619,5

Cả nước

1584,4

2647,4

5142,7

6322,5

Hãy:

a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: B.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 59,3% (Năm 2002).

Đáp án: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Sống chung với lũ. Đây là biện pháp giúp khai thác các nguồn lợi từ lũ (phù sa, nguồn lợi thủy sản). Hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ÔNMT, dịch bệnh).

Đáp án: A.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm.

Đáp án: A

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Muốn phát triển nông nghiệp cần tiến hành các biện pháp thau chua, rửa mặn.

Đáp án: B

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: A

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm (lúa, thủy sản, hoa quả,…) hàng đầu của cả nước là Đồng Bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C.

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b. Các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ) là: Luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, Chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, cơ khí.

Câu 2: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặc, chế độ nước’tương đối điều hòa có thể giao thông quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.

+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.

Câu 3: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

51,7

47,3

58,3

58,3

Các vùng khác

48,3

52,7

41,7

42,8

Cả nước

100

100

100

100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính:

   - Vẽ biểu đồ:

BỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).

…………………….Hết……………………

 

Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2 năm học 2024 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 45 phút giữa kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. An Giang       B. Tây Ninh

C. Bình Định       D. Bình Phước

Câu 2:Vùng Đồng bằng sông cửu Long nằm ở phía nào của vùng Đông Nam Bộ? (0,5 điểm)

A. Đông Nam       B. Tây Bắc

C. Tây Nam       D. Đông Bắc

Câu 3:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

A. Bình Dương       B. Bà Rịa – Vũng Tàu

C. An Giang        D. Bình Phước

Câu 4:Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là (0,5 điểm)

A. ngành khai thác nhiên liệu

B. ngành điện sản xuất và cơ khí

C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất

D. ngành chế biến nông sản, dệt may.

Câu 5:Vùng Đồng bằng sông Cửu long, diện tích đất chiếm nhiều nhất là (0,5 điểm)

A. Đất feralit.       B. Đất phù sa ngọt.

C. Đất phèn, đất mặn.       D. Đất bazan.

Câu 6:Vùng nào sau đây là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: (0,5 điểm)

A. Đông Nam Bộ

B. Đồng Bằng sông Cửu Long

C. Đồng Bằng sông Hồng

D. Trung du miền núi phía Bắc.

Câu 7:Khó khăn lớn trong phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là: (0,5 điểm)

A. Thiếu lao động có tay nghề cao, thị trường nhỏ lẻ.

B. Thiếu tài nguyên khoáng sản trên đất liền, vốn đầu tư ít.

C. Chậm đổi mới công nghệ, khoa học kĩ thuật, chính sách khép kín

D. Cơ sở hạ tầng còn thấp, môi trường đang bị ô nhiễm.

Câu 8:Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Lúa, gạo.       B. Thủy sản đông lạnh.

C. Hoa quả.       D. Khoáng sản.

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên các trung công nghiệp của 3 tỉnh giáp biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. (2 điểm)

Câu 2:Nêu các biện pháp phòng chống lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2 điểm)

Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm)

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1252,5

2999,1

3619,5

Cả nước

1584,4

2647,4

5142,7

6322,5

Hãy:

a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.

Đáp án: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam của Đông Nam Bộ. Phía Đông, phía Nam, Tây Nam tiếp giáp biển Đông. Phía Tây Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia

Đáp án: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: C

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Trong các ngành công nghiệp được nêu ra, ngành chế biến nông sản (lương thực, thực phẩm), dệt may cần nhiều lao động nhất.

Đáp án: D.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu long, là vùng đồng bằng nên chủ yếu là đất phù sa. Trong đó, diện tích đất chiếm nhiều nhất là đất phèn, đất mặn. Chiếm 2,5 triệu ha. Đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha.

Đáp án: C.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu long, là vùng vựa lúa lớn nhất nước ta, nơi có nhiều điều kiện trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi vịt, lợn nên là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước.

Đáp án: B.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Khó khăn lớn trong phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Môi trường đang bị ô nhiễm.

Đáp án: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: Đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn khoáng sản hạn chế chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng nên khoáng sản không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Đáp án: D.

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

Có thể nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Cà Mau: Cơ khí, chế biến chế biến nông sản.

Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản

Câu 2: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

   - Xây dựng công trình ngăn lũ, thoát lũ, chương trình cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên chịu ngập lũ ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây được xem là chương trình trọng điểm quốc gia, trực tiếp đảm bảo cho nhân dân vùng lũ có cuộc sống an toàn, ko phải di rời khi lũ về. Điều này góp phần hạn chế thiệt hại do lũ gây ra nhất là thiệt hại về người.

   - Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ huật (như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới để đời sống người dân vùng lũ được cải thiện.

   - Sau lũ cần tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

   - Sử dụng 1 số biện pháp y tế để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, phát các loại thuốc cần thiết, giảm thiểu tối đa việc phát sinh và lan truyền dịch bệnh.

   - Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại nhỏ nhất, vùng cũng có những biện pháp để thay đổi cơ cấu mùa vụ, thu hoạch vụ mùa trước bão.

Câu 3: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

51,7

47,3

58,3

57,2

Các vùng khác

48,3

52,7

41,7

42,8

Cả nước

100

100

100

100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính

   - Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).

………………..Hết…………………

 

Bộ 30 Đề thi Địa Lí 9 Giữa học kì 2 năm học 2024 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 45 phút giữa kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Sóc Trăng       B. Cà Mau

C. Tây Ninh        D. Đồng Tháp

Câu 2:Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là (0,5 điểm)

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa

C.TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa

Câu 3:Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: (0,5 điểm)

A. Vật liệu xây dựng       B. Cơ khí nông nghiệp.

C. Dệt may.       D. Chế biến LTTP

Câu 4:Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: (0,5 điểm)

A. Lượng mưa trong vùng quá lớn.

B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.

C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

D. Nước sông Mê Công đổ về.

Câu 5:Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: (0,5 điểm)

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

A. Bình Dương       B. Tây Ninh

C. Đồng Nai       D. Lâm Đồng

Câu 7:Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: (0,5 điểm)

A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Câu 8:Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước: (0,5 điểm)

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du miền núi Phía Bắc

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ

D. Đồng Bằng sông Cửu Long

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. (2 điểm)

Câu 2:Nêu ý nghĩa ”sống chung với lũ” vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2 điểm)

Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm)

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1252,5

2999,1

3619,5

Cả nước

1584,4

2647,4

5142,7

6322,5

Hãy:

a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất với 65% cơ cấu công nghiệp của vùng.

Đáp án: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: Nước sông Mê Công đổ về kết hợp với địa hình thấp, bằng phẳng, nước khó thoát.

Đáp án: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào

Đáp án: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: D

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước.

Đáp án: D

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản.

Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản

Câu 2: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

   - Khái quát qua đặc điểm lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn.

   - Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ:

Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ.

Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.

Mạt khác, hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh)

Câu 3: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A*100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

51,7

47,3

58,3

57,2

Các vùng khác

48,3

52,7

41,7

42,8

Cả nước

100

100

100

100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính

   - Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).

………………Hết………………..

 

Tài liệu có 28 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống