Giải SGK Địa lí 6 Bài 1 (Cánh diều): Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Tải xuống 11 1.6 K 2

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 104 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Quan sát hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến

Hình 1.2: Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

Lời giải:

- Kinh tuyến là các đường chạy dọc từ cực bắc đến cực nam.

- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ đi qua thủ đô Luân Đôn nước Anh.

- Vĩ tuyến là các đường tròn chạy ngang quanh trục Trái Đất.

- Vĩ tuyến gốc 0 độ là đường tròn lớn nhất, được gọi là xích đạo.

- Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm phía trên ( nửa trên đường xích đạo).

- Bán cầu Nam là nửa cầu nằm phía dưới (nửa dưới đường xích đạo).

Câu hỏi trang 105 Địa Lí lớp 6: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3, và điểm H, K trong hình 1.4.

Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3, và điểm H, K trong hình 1.4

Lời giải:

Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:

- Điểm B (200B, 1100Đ)

- Điểm C (100N, 100T)

Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:

- Điểm H (600B, 400Đ)

- Điểm K (400B, 200Đ)

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 105 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:

- Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất.

- Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào.

Quan sát hình 1.2, hãy cho biết: Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất

Hình 1.2: Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

Lời giải:

- Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc 0 độ (đường xích đạo). Vĩ tuyến ngắn nhất là hai vĩ tuyến gần với hai cực Bắc và cực Nam nhất.

- Kinh tuyến gốc có độ dài bằng với độ dài của các đường kinh tuyến khác.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 105 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E.

Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E

Lời giải:

Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:

- Điểm D (400B, 600Đ)

- Điểm E (200N, 300Đ).

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 105 Địa Lí lớp 6: Sử dụng quả Địa Cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô một nước và ghi lại tọa độ xác định được.

Lời giải:

- HS vận dụng thực hành.

- Ví dụ: 

Thủ đô của Việt Nam có tọa độ: Hà Nội (200B, 1050Đ). 

Thủ đô nước Anh có tọa độ: Luân Đôn (510B, 00).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.

- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.

- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.

- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.

- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.

- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ | Cánh diều

2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 

+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.

+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.

- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.

+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.

 - Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ | Cánh diều

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Câu 1: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của

A. Mặt Trời.

B. Trái Đất.

C. Sao Thủy.

D. Sao Kim.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2:Vĩ tuyến gốc chính là

A. Chí tuyến Bắc.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến Nam.

D. Hai vòng cực.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3:Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường

A. Vĩ tuyến.

B. Chí tuyến Bắc.

C. Xích đạo.

D. Chí tuyến Nam.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4:Kinh tuyến Tây là

A. Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

B. Kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

C. Nằm phía dưới xích đạo.

D. Nằm phía trên xích đạo.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6:Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. Kinh tuyến Đông.

B. Kinh tuyến Tây.

C. Kinh tuyến 1800.

D. Kinh tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở

A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.

B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.

D. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Trả lời:

Đáp án D.

Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ.

Câu 8: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 00.

B. 300.

C. 900.

D. 1800.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.     

D. Vĩ tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.     

D. Vĩ tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11: Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. Đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. Số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. Mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Trả lời:

Đáp án A.

Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.

Câu 12: Một điểm A nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 500 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là

A. 1000B và 500T.

B. 500N và 1000Đ.

C. 1000T và 500N.

D. 500B và 1000Đ.

Trả lời:

Đáp án D.

Kinh độ = 500Đ; vĩ độ = 1000B. Kinh độ viết sau, vĩ độ viết trước hoặc kinh độ viết ở dưới, vĩ độ viết ở trên -> Đáp án đúng là D (500B, 1000Đ).

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống