Giải SGK Địa lí 6 Bài mở đầu (Cánh diều): Tại sao cần học Địa Lí

Tải xuống 10 1.3 K 3

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa Lí chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa Lí

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 101 Địa Lí lớp 6: Hãy đặt một số câu hỏi về “Cái gì?”, “Ở đâu?” gắn liền với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống.

Lời giải:

Đặt một số câu hỏi về "Cái gì?", "Ở đâu?":

- Đất được tạo thành từ cái gì?

- Cái gì tạo ra núi lửa?

- Cái gì tạo ra sóng biển?

- Ở đâu thường có tuyết rơi?

- Ở đâu có khí hậu ôn hòa?

- Ở đâu có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất?

Câu hỏi 2 trang 101 Địa Lí lớp 6: Hãy đặt một số câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?" gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống.

Lời giải:

Đặt một số câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?":

- Khoáng sản hình thành như thế nào?

- Động đất được tạo thành như thế nào?

- Vòng tuần hoàn của nước hoạt động như thế nào?

- Tại sao khí hậu có sự khác nhau trên Trái Đất?

- Tại sao có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm?

- Tại sao lại có thủy triều?

Câu hỏi 3 trang 101 Địa Lí lớp 6: Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?

Lời giải:

Trong học tập Địa lí cần phải sử dụng:

- Bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.

- Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: La bàn, bản đồ trực tuyến, GPS, khí áp kế,...

Câu hỏi trang 102 Địa Lí lớp 6: Hãy kể một số hiện tượng Địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống?

Lời giải:

Một số hiện tượng Địa lí:

- Nắng.

- Mưa.

- Gió.

- Bão.

- Lũ lụt.

- Hạn hán.

- Sấm, chớp,...

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 102 Địa Lí lớp 6: Trong các câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi nào? Vì sao?

Lời giải:

- Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi "Vì sao?". 

- Khi em trả lời được câu hỏi tại sao, em sẽ tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí. Để từ đó biết được một hiện tượng này có thể là kết quả của mối quan hệ với một hoặc một số hiện tượng Địa lí khác. Các hiện tượng Địa lí luôn xảy ra xung quanh chúng ta, chúng ta cần phải có kiến thức cơ bản về các hiện tượng đó để thích ứng được với môi trường sống.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 102 Địa Lí lớp 6: Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất (ví dụ: các hành tinh trong hệ mặt trời, video về chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời...).

Lời giải:

Ví dụ: Hiện tượng tự quay của Trái Đất.

Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu

- Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. 

- Bắc Cực, cũng được biết đến là Cực Bắc địa lí, là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt. Điểm này khác với Cực Bắc từ của Trái Đất. Nam Cực là điểm còn lại mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt, ở Châu Nam Cực.

- Trái Đất quay một vòng khoảng 24 giờ so với Mặt Trời và 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao. 

- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng so với hướng chuyển động  ban đầu.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa Lí?

1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa Lí

Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?

- Học Địa Lí, em được tìm hiểu về các đối tượng và các hiện tượng địa lí.

- Các đối tượng, hiện tượng đều gắn với địa danh, với các khái niệm, thuật ngữ.

- Đối tượng địa lí ở địa phương này đều khác với các đối tượng địa lí ở địa phương khác.

- Các đối tượng, hiện tượng địa lí phân bố ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái Đất.

- Các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.

Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?

- Câu hỏi "Như thế nào?” được đưa ra để tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu. 

- Các câu hỏi "Tại sao?" như:

+ Tại sao hiện tượng này xảy ra?

+ Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại phân bố như thế?

+ Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại có các đặc điểm như thế?

-> Tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiệu tượng địa lí.

2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa Lí

a) Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu Địa Lí 

- Sử dụng bản đồ là kĩ năng quan trọng mà người học Địa Lí đều cần thành thạo.

- Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê.

- Sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí (định vị).

b) Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa

- Chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa.

- Biết sử dụng một số công cụ thông dụng để quan sát, quan trắc ngoài thực địa.

- Biết ghi chép nhật ký thực địa.

- Biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.

c) Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập

- Nhiều thông tin, kiến thức cập nhật có thể tìm được trên internet (văn bản, hình ảnh và video).

- Tìm thông tin, kiểm chứng độ chính xác và tin cậy của thông tin.

- Biết lưu giữ, sắp xếp thông tin, sử dụng các thông tin đã chọn lọc khi làm các bài tập.

3. Địa Lí và cuộc sống

- Học Địa Lí thật là lí thú

+ Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hoá, kinh tế mới lạ, nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.

+ Tự mình giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ cho đến toàn cầu,…

- Kiến thức và kĩ năng địa lí thật là cần cho cuộc sống

+ Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều cần đến kiến thức địa lí.

+ Tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn, tránh được thiên tai, sử dụng tốt tài nguyên,…

+ Tự tin khi đến thăm hoặc đến sống ở một vùng đất mới.

-> Kiến thức, kĩ năng địa lí là hành trang vào đời và sử dụng trong các tình huống thực tiễn.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa Lí?

Câu 1: Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ

A. nhân - quả.

B. thống nhất.

C. chặt chẽ.

D. liên kết.

Trả lời:

Đáp án A.

Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí, trong đó một hiện tượng này là kết quả một mối liên hệ hoặc một số hiện tượng địa lí khác, được gọi là các quan hệ nhân - quả.

Câu 2: Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/102, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Đất trồng.

Trả lời:

Đáp án D.

Các thành phần của tự nhiên là khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước, sinh vật.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Động đất làm nhà đổ.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/100, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. Cuốn sách giáo khoa.

B. Phương tiện.

C. Bách khoa toàn thư.

D. Cẩm năng tri thức.

Trả lời:

Đáp án B.

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra Địa Lí.

Câu 6: Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/102, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/101, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. Học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. Thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Trả lời:

Đáp án B.

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa Lí.

Câu 9: Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/101, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.

B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.

C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Trả lời:

Đáp án C.

Ngày nay, để vẽ bản đồ, người ta đã sử dụng cả ảnh vệ tinh và hàng không.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống