Giải SGK Lịch sử 6 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Nguồn gốc loài người

Tải xuống 5 2.2 K 6

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 18 Lịch Sử lớp 6: Em hãy nêu quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Lời giải:

- Cách đây khoảng từ 5 – 6 triệu năm, một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. 

- Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã thoát li khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Đó là Người tối cổ.

- Khoảng 150000 năm trước, Người tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, có bộ não lớn hơn Người tối cổ, biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo.

Câu hỏi 2 trang 18 Lịch Sử lớp 6Những đặc điểm nào cho thấy sự tiến hóa của Người tối cổ so với Vượn người?

Lời giải:

- Những đặc điểm cho thấy sự tiến hóa của Người Tối cổ so với Vượn người là:

+ Có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân.

+ Thể tích não lớn hơn (khoảng 650 – 1100 cm3).

+ Biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động.

Câu hỏi 3 trang 18 Lịch Sử lớp 6Quan sát hình 3.3, em thấy Người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào?

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Điểm khác biệt của người tinh khôn so với Người tối cổ:

+ Có thể tích não lớn hơn: Người tối cổ có thể tích não khoảng 650 – 1100 cm3; trong khi đó, Người tinh khôn có thể tích não khoảng 1450 cm3.

+ Cơ thể gọn, linh hoạt; cấu tạo cơ thể gần giống với người ngày nay.

+ Chế tạo được công cụ lao động tinh xảo hơn so với Người tối cổ.

Câu hỏi 4 trang 19 Lịch Sử lớp 6Quan sát lược đồ 3.5:

- Em hãy kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Nêu nhận xét phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á:

+ Tri-nin (đảo Gia-va) và Liang Bua (đảo Phlo-rát) ở In-đô-nê-xi-a.

+ Pon-doong (Mác-uây, Mi-an-ma).

+ Tham Lót (May Hong Son, Thái Lan).

+ Ta-bon (đảo Pa-la-oan, Phi-líp-pin).

+ Ni-a (Xa-ra-oắc, Bru-nây).

+ Ko-ta Tam-pan (Pi-rắc, Ma-lay-xi-a).

+ Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); An Khê (Gia Lai); Xuân Lộc (Đồng Nai).

- Nhận xét phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: Ở Việt Nam, các dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên phạm vi rộng, ở nhiều tỉnh/ thành phố trên cả nước. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước Việt Nam.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 20 Lịch Sử lớp 6Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện từ sớm?

Lời giải:

Tại khu vực Đông Nam Á từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người. 

- Dấu tích của người tối cổ (bao gồm: di cốt hóa thạch và công cụ đồ đá) được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á, như: 

+ Tri-nin (đảo Gia-va) và Liang Bua (đảo Phlo-rát) ở In-đô-nê-xi-a.

+ Pon-doong (Mác-uây, Mi-an-ma).

+ Tham Lót (May Hong Son, Thái Lan).

+ Ta-bon (đảo Pa-la-oan, Phi-líp-pin).

+ Ko-ta Tam-pan (Pi-rắc, Ma-lay-xi-a).

+ Ni-a (Xa-ra-oắc, Bru-nây).

+ Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); An Khê (Gia Lai); Xuân Lộc (Đồng Nai).

Luyện tập 2 trang 20 Lịch Sử lớp 6: Lập bảng thống kê các di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung sau: tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ.

Lời giải:

Tên quốc gia

Tên địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ

In-đô-nê-xi-a

Tri-nin (đảo Gia-va) và Liang Bua (đảo Phlo-rát)

Mi-an-ma

Pon-doong (Mác-uây)

Thái Lan

Tham Lót (May Hong Son)

Phi-líp-pin

Ta-bon (đảo Pa-la-oan)

Bru-nây

Ni-a (Xa-ra-oắc)

Ma-lay-xi-a

Ko-ta Tam-pan (Pi-rắc)

Việt Nam

Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); An Khê (Gia Lai); Xuân Lộc (Đồng Nai)

Vận dụng 3 trang 20 Lịch Sử lớp 6Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng và người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?

Lời giải:

- Người châu Phi, châu Âu và châu Á đều có chung một nguồn gốc (được tiến hóa qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ).

Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

+ Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng, cường độ nắng gay gắt => tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương, khi đó cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ tế bào da => lượng hắc tố cao khiến da đen sạm đi. 

+ Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu không mạnh nên da họ có ít hắc tố hơn => da của họ sáng hơn. 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống