37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11

Tải xuống 12 2.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 12 trang gồm 37 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ Văn 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 12 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 37 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án – Ngữ Văn lớp 11:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11

Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

VÀI NÉT VỀ CAO BÁ QUÁT

Câu 1: Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?

A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền

B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn

C. Nhân dân đói khổ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án B, C

Đáp án:

Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch. Triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến đời sống nhân dân khiến nhân dân hết sức cực khổ.  Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Câu 2: Địa danh nào là quê quán của Cao Bá Quát?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh

B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

C. Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

D. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

Đáp án:

- Cao Bá Quát là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

- Lê Hữu Trác là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.

- Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam là quê nội của Nguyễn Khuyến.

- Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định là quê của Trần Tú Xương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cao Bá Quát mất khi nào?

A. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Trần

B. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kến nhà Lý

C. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn

D. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Lê

Đáp án:

Cao Bá Quát mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?

A. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ

B. Thơ văn ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX

C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án A và B

Đáp án:

Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.

Câu 5: Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?

A. Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"

B. Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.

C. Có tài năng, bản lĩnh.

D. Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.

Đáp án:

Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: D

TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

(SA HÀNH ĐOẢN CA)

Câu 6: Nối phần phiên âm ở cột A với dịch nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A. Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

B. Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

C. Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ chung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

  1. Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng.

 Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

  1. Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

  1. Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

 Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Đáp án:

Phiên âm:

Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ chung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

Dịch thơ

Bãi cát dài lại bãi cát dài,

 Đi một bước như lùi một bước.

 Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

 Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

 Không học được tiên ông phép ngủ,

 Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

 Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

 Người say vô số, tỉnh bao người?

 Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

 Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

 Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

 Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng.

 Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

 Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Câu 7: Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A. Hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát

B. Tâm trạng suy tư cảu người đi đường

C. Sự bế tăc của người đi đường

  1. Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ cùng chung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng

  1. Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

  1. Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

Đáp án:

Phần 1 (4 câu thơ đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi tren bãi cát.

- Phần 2 (6 câu thơ tiếp): tâm trạng suy tư của người đi đường.

- Phần 3 (6 câu còn lại) : tâm trạng bế tắc của người đi đường.

Câu 8: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  1. sự chán ghét của người trí thức đối với con đường xã hội tầm thường
  2. niềm khao khát thay đổi cuộc sống nghèo nàn, tầm thường, đi thi để mang lại vinh hoa phú quý
  3. Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên cuộc đời
  4. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều nguyễn
  5. Thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc đời của Cao Bá Quát

Đáp án:

Giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường danh lợi tầm thường

- Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.

Câu 9: Giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là:

  1. Hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
  2. Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng
  3. Ngòi bút ghi chép chân thực, sắc sảo
  4. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
  5. Âm điệu bi tráng

Đáp án:

Giá trị nghệ thuật trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời)

- Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ)

Câu 10: Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội ở trường thi Hà Nội.

B. Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

C. Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hương ở trường thi Hà Nội.

D. Được hình thành khi Cao Bá Quát đi ngao du, qua những vùng cát trắng.

Đáp án:

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể thơ:

A. Tự do

B. Thất ngôn

C. Hát nói

D. Ca hành

Đáp án:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết bằng chữ gì?

A. Hán

B. Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ khác

Đáp án:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác bằng chữ Hán.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nhan đề chữ Hán của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát là:

A. Sa hành đoản ca

B. Thượng kinh kí sự

C. Hương Sơn phong cảnh ca

D. Cầu hiền chiếu

Đáp án:

Nhan đề chữ Hán : “Sa hành đoản ca”.

Đáp án cần chọn là: A

PHÂN TÍCH BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (SA HÀNH ĐOẢN CA)

Câu 14: Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Đầu gió hơi men thơm quán rượu / Người say vô số, tỉnh bao người” thể hiện thái độ gì của tác giả? Tích vào đáp án đúng

A. Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi

B. Sự trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác

C. Tác gỉa tự hỏi chính bản thân mình

D. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

Câu hỏi tu từ:

- Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi

- Sự trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi chính bản thân mình.

Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường

Câu 15: Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Điệp ngữ

B. Câu hỏi tu từ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

E. Tất cả các đáp án trên

F. Đáp án A và B

Đáp án:

Nghệ thuật:

- Điệp ngữ “bãi cát dài”

- Câu hỏi tu từ: “tính sao đây?”

Tác dụng : nhấn mạnh bãi cát mênh mông, vô tận. Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại.

Câu 16: Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?

A. Núi muôn trùng

B. Bãi cát dài

C. Quán rượu

D. Sóng muôn đợt

Đáp án:

 “Quán rượu” là hình ảnh biểu tượng. Cuộc mưu cầu danh lợi có thể hiểu như quán rượu: số người say vô số, người tỉnh táo rất hiếm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Từ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” có ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?

A. Nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp, cũng không biết phải làm gì.

B. Con đường cụt không có lối ra

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án:

"Khúc đường cùng" là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm như thế nào. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Nội dung sau đây đúng hay sai? “Câu thơ cuối có ý nghĩa như một lời thúc giục tác giả đi tiếp, kiên trì trên con đường danh lợi”

Đáp án:

- Sai

- Câu thơ cuối như một lời nhắc nhở, thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một con đường đi, thoát khỏi “bãi cát dài” càng đi càng lún.

Câu 19: Hình ảnh nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm:

A. Bãi cát dài

B. Núi

C. Mặt trời

D. Quán rượu

Đáp án:

Hình ảnh “trường sa” được láy đi láy lại nhiều lần, tạo sự ám ảnh về bãi cát mênh mông, vô tận.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, hình ảnh bãi cát dài mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?

A. Bãi cát thực mênh mông, xa xôi

B. Con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.

C. Cát xuất hiện ở những nơi tác giả đi qua, tượng trưng cho sự nghèo khổ của nhân dân.

D. Đáp án A và B

Đáp án:

Hình ảnh “bãi cát dài” biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Vất vả, khó nhọc, gian truân

B. Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

C. Mặt trời lặn rồi vẫn còn đi

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

Hình ảnh người đi trên bãi cát:

+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc

+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

+ Thời gian: Mặt trời lặn vẫn còn đi

+ Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân

=> Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng mệt mỏi, chán chường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Hai câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lối suối, giận khôn vơi!” thể hiện tâm tư gì của tác giả?

A. Giận thiên nhiên, tạo hóa bày ra những khó khăn cho con người.

B. Ước mong học được phép tiên để được sống thanh thản, yên vui.

C. Nỗi chán ngán vì bản thân không đạt được ước nguyện, công danh.

D. Nỗi chán ngán con đường danh lợi vô nghĩa, lại phải đày đọa thể chất và tâm hồn mình.

Đáp án:

Nhịp điệu chậm, đều, buồn: người đi tự nhận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh. Đó là nỗi ngao ngán của kẽ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ tịt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Điểm giống nhau giữa bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?

A. Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân

B. Đều bộc lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân

C. Đều là thể hát nói

D. Tất cả đều đúng

E. Đáp án A và B

Đáp án:

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát)  và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân

Câu 24: Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được tác giả sáng tác khi đi qua vùng nào ở nước ta?

A. Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận

B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ

C. Vùng Quảng Bình, Quảng Trị

D. Vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi

Câu 25: Ý nào không phải là mục đích của tác giả khi thể hiện hình tượng người đi trên bãi cát dài  trong bài thơ?

A. Để người đi trên bãi cát dài hiểu rõ mình hơn, từ đó tìm cho mình một con đường đúng đắn nhất.

B. Để trình bày những suy nghĩ khác nhau của người đi trên bãi cát dài trước những vấn đề bức bối đang đặt ra.

C. Để chứng tỏ người đi trên bãi cát dài - tác giả là người có suy nghĩ toàn diện sâu sắc.

D. Để trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau của người đi trên bãi cát dài khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau.

Câu 26: Từ "đường cùng" trong câu "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng" của Bài ca ngắn đi trên bãi cát có nghĩa ẩn dụ là gì?

A. Con đường không có lối ra.

B. Hoàn cảnh không thể khắc phục.

C. Hoàn cảnh không thể tiến lẫn lùi.

D. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.

Câu 27: Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?

A. Núi muôn trùng.

B. Quán rượu.

C. Bãi cát dài.

D. Sóng muôn đợt.

Câu 28: Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mang ý nghĩa tượng trưng cho:

A. Một không gian rộng lớn

B. Một không gian khó khăn, nhọc nhằn

C. Một không gian làng quê

D. Một không gian vắng lặng, bình yên

Câu 29: Ai là tác giả của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát?

A. Nguyễn Công Trứ.

B. Cao Bá Quát.

C. Nguyễn Khuyến.

D. Tú Xương.

Câu 30: "Bãi cát" và "con đường" trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát tượng trưng cho:

A. Những thử thách trong cuộc sống đối với tác giả và nhiều trí thức đương thời.

B. Những cái đích mà tác giả và biết bao trí thức đương thời đang mơ ước vươn tới.

C. Những nguy hiểm rình rập tác giả và những trí thức đương thời có cùng tư tưởng với ông.

D. Con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của nhiều trí thức đương thời.

Câu 31: Câu thơ nào không góp phần khắc họa hình ảnh người đi đường - nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát?

A. "Tất tả trên đường đời".

B. "Lữ khách trên đường nước mắt rơi".

C. "Đi một bước như lùi một bước".

D. "Mặt trời đã lặn, chưa dừng được".

Câu 32: Khi nói về "hạng người danh lợi" (Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát), trong lòng tác giả có nhiều mâu thuẫn. Ý nào sau đây không phải là một trong những mâu thuẫn ấy?

A. Tác giả khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia nhưng lại chua xót nhận ra sự cô độc của mình.

B. Tác giả cho rằng con đường mình đang đi là cao cả nhưng hầu như chỉ có mình mình đi trên con đường ấy.

C. Con đường mà "hạng người danh lợi" đang đi là thấp hèn nhưng lại có vô số người theo.

D. Tác giả vừa muốn đi tiếp con đường mà mình đã chọn, vừa muốn đi chung với con đường với "hạng người danh lợi".

Câu 33: sự liên kết logic giữa sáu câu thơ đầu trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát là:

A. Giận mình cũng giống như người đời, phải bôn ba vì công danh.

B. Nhìn đời để tự cười mình.

C. So sánh mình và người đời để thấy mình hơn đời.

D. Tự nhìn mình để cười đời.

Câu 34: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát được viết theo thể thơ:

A. Lục bát.

B. Thất ngôn.

C. Song thất lục bát.

D. Cổ thể.

Câu 35: Ý nào sau đây không đúng về nội dung thơ văn của Cao Bá Quát phản ảnh những điều gì?

 A. Bộc lộ tâm hồn phóng khoáng, một trí tuệ lấp lánh, tư tưởng khai sáng và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

B. Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước

C. Niềm tự hào với lịch sử của dân tộc, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương

D. Tác giả phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, kém phát triển.

Câu 36: Hình ảnh "bãi cát dài" trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát biểu tượng cho:

A. Khát vọng của con người.

B. Con đường công danh khoa cử.

C. Sự vô nghĩa của đời người.

D. Sự vô cùng của thiên nhiên.

Câu 37:  Bài thơ ra đời trên đường Cao Bá Quát vào Huế dự thi. Với hoàn cảnh đó, bài thơ thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?

 A. Con đường công danh chỉ dành cho người có ý chí.

 B. Con đường công danh thật gian khổ.

 C. Con đường công danh thật vô nghĩa

 D. Con đường công danh chỉ dành cho người có tài năng.

 

Xem thêm
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 1)
Trang 1
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 2)
Trang 2
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 3)
Trang 3
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 4)
Trang 4
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 5)
Trang 5
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 6)
Trang 6
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 7)
Trang 7
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 8)
Trang 8
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 9)
Trang 9
37 câu Trắc nghiệm Bài ca ngắn đi trên bãi cát có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống