Giải SGK Địa lí 6 Bài 7 (Kết nối tri thức): Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6  Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 118 Địa Lí lớp 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết:

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay.

- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng.

Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất

2. Sử dụng quả Địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Lời giải:

1. Đặc điểm chuyển động của Trái Đất

- Hướng tự quay Trái Đất từ Tây sang Đông.

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ.

2. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033′ trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng tự quay là từ tây sang đông. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm (24 giờ).

Câu hỏi 2 trang 119 Địa Lí lớp 6: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sử dụng quả địa cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất.

2. Dựa vào hình 2, em hãy:

- Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.

- Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam.

Sử dụng quả địa cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

3. Đêm gala nghệ thuật "Sắc màu văn hoá bốn phương" được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở các địa điểm Xơ-un (Hàn Quốc). Mát-xcơ-va (Nga), Ma-ni-la (Phi-lip pin) là mấy giờ?

4. Quan sát hình 4, em hãy cho biết:

- Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái hay bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

- Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bến trái hay bên phải so với huớng di chuyển ban đầu.

Sử dụng quả địa cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

Lời giải:

1. Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Do sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.

2. Khu vực giờ

- Quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực: Nga (9 múi giờ), Mỹ (11 múi giờ), Úc (3 múi giờ), Canada (6 múi giờ), Trung Quốc (5 múi giờ),…

- Một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Campuchia, Indônêxia, Liên bang Nga,…

3. Tính giờ

- Do Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên giờ ở phía Đông sớm hơn giờ ở phía Tây.

- Cách tính:

Hàn Quốc ở múi giờ số 9 (nằm ở phía Đông của Việt Nam), Việt Nam múi giờ số 7.

-> Chênh lệch giờ giữa hai quốc gia là 2 giờ.

-> Khi Hà Nội là 20h (31/3/2019) thì ở Xơ-un (Hàn Quốc) là: 20 + 2 = 22 giờ cùng ngày (31/5/2019).

- Tương tự, ta tính được giờ ở:

+ Mát-xcơ-va (Nga): 16 giờ cùng ngày (31/5/2019).

+ Ma-ni-la (Phi-lip pin) là: 21 giờ cùng ngày (31/5/2019).

4. Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

- Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái so với hướng di chuyển ban đầu.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 121 Địa Lí lớp 6: Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?

Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới

Lời giải:

-  Ở các khách sạn thường là nơi có nhiều khách du lịch các nước trên thế giới. Việc treo nhiều đồng hồ ở một số địa điểm khác nhau giúp khách du lịch tiện theo dõi giờ. 

- Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất sẽ có giờ không giống nhau. Ví dụ trên các đồng hồ có ghi ở Lốt An-giơ-lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, Tô-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. 

- Cách tính giờ ở Hà Nội (múi giờ số 7), cách múi giờ số 0 (Luân Đôn) là 7 giờ; trên đồng hồ treo tường ta thấy Luân Đôn là 10 giờ 30 phút -> Hà Nội là: 10h30’ + 7h = 17h30’.

-> Đồng hồ ở Hà Nội sẽ chỉ thời gian là: 5 (17) giờ 30 phút.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 121 Địa Lí lớp 6: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế?

Lời giải:

- Xao Pao-lô (Bra-xin) ở múi giờ số 3 (nằm ở phía Tây so với múi giờ gốc), Việt Nam ở múi giờ số 7 -> Chênh lệch múi giờ hai địa điểm là: 7 + 3 = 10 múi giờ.

- Khi Hà Nội là 11 giờ trưa thì ở Xao Pao-lô (Bra-xin) là: 11 + 10 = 21h cùng ngày.

Như vậy, lúc An đi học về thì bạn An ở Xao Pao-lô đã chuẩn bị đi ngủ hoặc đã là giờ ngủ nên An không nên gọi điện nói chuyện.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống