Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (Kết nối tri thức): Sử dụng kính hiển vi quang học

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Mở đầu trang 15 Bài 4 Khoa học tự nhiên lớp 6: Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải làm thế nào?

Lời giải:

Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào

Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải dùng kính hiển vi.

Câu hỏi 1 trang 15 Bài 4 Khoa học tự nhiên lớp 6: Những mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học?. Giải thích tại sao.

a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong).

b) Giun, sán dây.

c) Các tép cam, tép bưởi.

d) Các tế bào thực vật, động vật. 

Lời giải:

- Mẫu vật không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: Các tế bào thực vật, động vật. Vì chúng rất nhỏ nên cần dùng kính hiển vi quang học để có thể phóng to ảnh của chúng lên 40 – 3000 lần mới có thể quan sát rõ chúng.

Hoạt động 1 trang 16 Bài 4 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:

a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.

b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.

Lời giải:

a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.

- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) tùy theo chiếc lá quan sát. 

- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.

- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.

- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.

b) Học sinh quan sát chiếc là và mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.

Ví dụ hình dạng tế bào của 1 lá cây: 

Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học

Dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng.

Em có thể 1 trang 16 Bài 4 Khoa học tự nhiên lớp 6: Sử dụng kính hiển vi quang học.

Lời giải:

Các bước sử dụng kính hiển vi quang học là:

- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.

- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.

- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.

Em có biết 1 trang 16 Bài 4 Khoa học tự nhiên lớp 6: Ca-mê-ra (camera) (Hình 4.2) có khả năng phóng to từ 40 lần đến 1000 lần, cho phép vừa quan sát vừa chụp ảnh và lưu vào máy tính. Em hãy tìm hiểu thêm các thông tin về loại thiết bị này để chia sẻ với các bạn trong lớp.

Ca-mê-ra (camera) (Hình 4.2) có khả năng phóng to từ 40 lần đến 1000 lần

Lời giải:

Một số thông tin về camera:

- Camera góc rộng có khả năng quan sát 360 độ. Nó quan sát được toàn bộ khu vực xung quanh, quan sát ở khắp mọi nơi.

- Camera có khả năng ghi lại hình ảnh vào ban đêm, trong điều kiện ánh sáng cực tối.

- Camera có khả năng ghi hình, thu thập hình ảnh dữ liệu video siêu nét để báo đến “gia chủ” cảnh báo khi có trộm.

Có thể đàm thoại 2 chiều như một chiếc điện thoại.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống