TOP 13 mẫu Tóm tắt Thuốc (Lỗ Tấn) 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 4 2.6 K 2

Tài liệu tóm tắt Thuốc môn Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, chi tiết gồm có 13 bài tóm tắt tác phẩm Thuốc hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Thuốc

Bài giảng: Thuốc

Tóm tắt Thuốc – mẫu 1

Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ. Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến TQ thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu (Cái tay không cảm nhận được nỗi đau cái chân). Truyện thuốc có nhiều lớp nghĩa : trước hết nhà vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh cao. Kế đến lỗ tấn đã đề cập tới vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế. Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu TQ phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.

Tóm tắt Thuốc – mẫu 2

Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn với hi vọng chữa khỏi căn bệnh quái ác cho con. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên khỏi thần chết. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ. Mẹ Hạ Du sau khi than khóc cho cái chết oan nghiệt của con vẫn không hết khó hiểu “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay bút về phía trời xa.

Tóm tắt Thuốc – mẫu 3

Vợ chồng Hoa Thuyên là chủ một quán trà có con trai là thằng bé Thuyên bị bệnh lao đã lâu, không có cách gì chữa khỏi. Được lão cả Khang mách nước rằng, ăn bánh bao tẩm máu người chết thì sẽ hết bệnh lao. Lão Hoa Thuyên bèn tìm đến cai ngục rồi lấy bánh bao chấm vào máu của tử tù vừa bị chém đầu, để về cứu con. Khi đứa con đang ăn bánh thì những người khách vào quán trà bàn tán về người bị chém sáng nay, thì ra đó là Hạ Du người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước

Thằng bé Thuyên sau đó vẫn chết, mộ của thằng bé và Hạ Du được chôn gần nhau. Vào tiết thanh minh, hai người mẹ gặp nhau khi đi viếng con. Hai người buồn bả, xót xa cho con mình. Họ đồng cảm cho nhau vì cùng cảnh ngộ. Và họ bất ngời vì trên mộ Hạ DU có vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, hai bà mẹ tự hỏi “ thế là thế nào”

Tóm tắt Thuốc nhanh nhất, ngắn gọn (ảnh 1)

Tóm tắt Thuốc – mẫu 4

Một đêm thu gần về sáng theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Chiếc bánh bao được tẩm bằng máu của phạm nhân là người làm cách mạng tên Hạ Du (theo lời kể của những người tới quán trà nhà lão Hoa). Cuối cùng thằng Thuyên vẫn không qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

Trong tiết thanh minh của mùa xuân tại nghĩa địa, mẹ Thuyên và mẹ Hạ Du đều tới thăm mộ con, hai người băn khoăn khi tự hỏi “thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa trên mộ của người chiến sĩ cách mạng. Bà mẹ Thuyên bước qua con đường mòn ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo, nghĩa địa người chết chém hoặc chết tù để an ủi mẹ của Hạ Du.

Tóm tắt Thuốc – mẫu 5

Mở đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão.

Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu- phương thuốc cổ quái- với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng phương thuốc ấy sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là đồ điên.

Chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết.

Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 6

Truyện "Thuốc" kể về hai gia đình, hai con người với hai số phận. Mở đầu tác phẩm là gia đình lão Hoa Thuyên bán trà có thằng con trai bị bệnh lao. Người ta mách cho vợ chồng ông phương thuốc trị bệnh rất kì lạ là bánh bao tẩm máu người. Ngày hôm ấy tờ mờ sáng với không khí ảm đạm lão Hoa Thuyên dốc tiền của, niềm tin, hy vọng cùng với tất cả sự lo lắng, hồi hộp đi mua thuốc cho con. Về đến nhà hai vợ chồng vui mừng và hi vọng đứa con sẽ khỏi bệnh và mọi người khi từ pháp trường về qua quán lão Hoa uống trà cũng mong liều thuốc ấy hiệu nghiệm.

Ở trong quán trà có rất đông mọi người đủ các tầng lớp trong xã hội họ bàn tán với nhau về người tử tù vừa bị chém là Hạ Du-người đi làm cách mạng, khi bị bắt vẫn không can tâm mà còn rủ đề lao theo phe của mình. Họ rất ngạc nhiên về điều đó còn cho rằng anh ta bị điên.

Trong một buổi sáng sớm mùa xuân khi hai người mẹ cùng chung một mục đích ra mộ thăm con bởi thằng Thuyên cũng đã chết ngay sau đó không lâu. Hai ngôi mộ nằm cách nhau một con đường ở giữa-nơi ngăn cách giữa một bên là mộ của người dân còn một bên là mộ của những tên tử tù, những kẻ phạm tội. Thật bất ngờ khi mẹ thằng Thuyên sang động viên mẹ Hạ Du và ngạc nhiên khi thấy có vòng hoa trắng trên mộ anh. Câu chuyện kết thúc ở đó nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc khỏi sự u mê, tăm tối của Trung Hoa.

Tóm tắt Thuốc nhanh nhất, ngắn gọn (ảnh 2)

Tóm tắt Thuốc - mẫu 7

Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi. Lão Hoa Thuyên ngồi dậy, đánh diêm thắp đèn. Một cơn ho nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối lấy ra một gói bạc đồng đưa chồng. Lão tắt đèn con, cầm đèn lồng ra đi. Đứa con trai lại cất lên một cơn ho nữa. Trời lạnh, tối om, đường hết sức vắng. Chỉ gặp vài con chó. Lão Hoa Thuyên cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Lão Hoa Thuyên đi những bước thật dài. Trời sáng dần. Phía trước là ngã ba, lão Hoa Thuyên tìm một cửa hiệu, đứng dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa.

Lão giật mình khi có người hỏi. Lão đưa tay lên ngực sờ gói bạc. Bọn lính đi đi lại lại, xô nhào tới như nước thủy triều. Đám người lại xô đẩy nhau ào ào… Một người mặc áo đen, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc thủng vào làm lão co rúm lại,… Hắn đưa cho lão một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Hắn giật lấy gói bạc, nắn nắn rồi quay đi… Lão Hoa Thuyên sẽ mang cái bánh ấy về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!

Lão Hoa Thuyên về đến nhà thấy quán hàng đã bày biện sạch sẽ. Thằng Thuyên đang ngồi ăn cơm. Bà Hoa từ bếp chạy ra, môi run run hỏi chồng: “Có được không?”. Vào bếp, hai vợ chồng bàn bạc một hồi. Bà Hoa đi ra một lát, đem vể một lá sen già, bọc bánh lại nướng. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà. Cậu Năm Gù đi vào quán rồi nói: “Thơrm ghê nhỉ!… Rang cơm đấy à?”. Thằng Thuyên cầm lấy vật đen thui, bẻ đôi ra ăn. Hai vợ chồng bà Hoa đứng bên con. Ăn hết chiếc bánh thằng Thuyên lại ho, nằm xuống ngủ, Bà Hoa lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con.

Quán trà đã đông khách. Cậu Năm Gù, người râu hoa râm, bác cả Khang… Bác ta cất tiếng nói oang oang: “Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ?… Cam đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hồi hổi thế kia mà! Bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi!”. Đám khách hỏi nhau về tên người bị chết chém, là người họ Hạ, con bà Tứ. Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống. Bác cả Khang cao hứng nói, “tớ chẳng nước mẹ gì”, cái áo nó cởi ra thì lão Nghĩa đề lao lấy mất.

May nhất là ông Thuyên nhà này, thứ đến là cụ Ba đem thằng cháu ra thú, được thưởng 25 lạng bạc trắng, chẳng mất cho ai một đồng kẽm! Cái thằng nhãi con ấy nằm trong tù rồi còn dám rủ lão đề lao làm giặc. Hắn dám vuốt râu cọp nên bị lão ta đánh cho hai bạt tai. Cái thằng khốn nạn! Thật đáng thương hại! Hắn điên thật rồi!

Tiết thanh minh năm ấy, bà Hoa đi ra nghĩa địa. Một con đường nhỏ, bên trái là mộ những người chết chém hoặc chết tù, bên phải là mộ những người nghèo. Bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp một bát cơm, bốn đĩa thức ăn rồi khóc một hồi, đốt xong vàng giấy, ngồi bệt xuống đất ngẩn ngơ… Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc bà Hoa mới cắt ngắn, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều lắm rồi! Lại một người đàn bà khác, tóc bạc già nửa, áo quần rách rưới, cứ đi ba bước lại dừng lại.

Chợt thấy bà Hoa, xấu hổ nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mồ bên trái con đường mòn. Cũng bày ra một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, khóc một hồi, rồi đốt vàng… Bà ta bỗng run lên loạng choạng, mắt trợn trừng ngơ ngác. Bà Hoa vội chạy sang khẽ nói: “Bà ơi! Thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!”. Bà kia gật đầu rồi chỉ tay về một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum. Bước lại gần mộ con, bà kia nói: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây?… Thế này là thế nào?”.

Bà ta khóc to: “Du ơi! Oan con lắm Du ơi!… Trời còn có mắt, chúng nó giết con thì rồi trời báo hại chúng nó thôi! Du ơi! Hồn con… ứng vào con quạ kia đến đậu vào nấm mộ con cho mẹ xem, con ơi!”. Người đến thăm viếng mộ càng đông. Hai người đàn bà uể oải thu dọn bát đĩa ra về. Một tiếng “Coa… a” rất to, hai bà giật mình quay lại, thì thấy con quạ xòe đôi cánh, bay thẳng về phía chân trời.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 8

Một đêm thu gần về sáng, lão Hoa lục đục trở dậy đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Trong lúc thằng Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Khách uống trà gồm một người râu hoa râm, cậu Năm Gù, bác cả Khang, một anh chàng hơn hai mươi tuổi… và một số người khác. Đám khách uống trà bàn tán xoay quanh hai sự kiện nóng hổi: Thứ nhất là chuyện lão Hoa mua được “thần dược”; thứ hai là chuyện Hạ Du bị chết chém.

Mọi người đều tỏ thái độ khinh bỉ, dè bỉu và dùng những lời lẽ xấu xa nhất để gọi Hạ Du : tên phạm, thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn… Họ cho rằng anh bị chém đầu là đích đáng. Họ coi anh là một tội đồ cần trừng phạt thích đáng

Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Cuối cùng thì phương thuốc “thần thánh” được mọi người ca tụng là chiếc bánh bao tẩm máu người cũng không thể cứu sống thằng Thuyên, cậu vẫn bị chết vì bệnh lao. Mộ của nó gần với mộ của Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ hẹp.

Cả hai đều rất kinh ngạc khi nhìn thấy trên mộ Hạ Du “có một vòng hoa, trăng trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum… Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề”. Bà hiểu ra được ý nghĩa thực sự đằng sau và òa khóc, như một sự hối hận muộn màng.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 9

Để chữa bệnh cho con trai bị mắc bệnh lao, gia đình lão Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh bao tẩm máu người cho con trai ăn. Lão Thuyên là chủ 1 quán trà nhỏ, tại đây, ông được người ta mách cho phương thuốc chữa bệnh phương thuốc kì dị, cổ quái: chữa lao bằng bánh bao tẩm máu. Họ đến quán trà nhà lão Hoa Thuyên và bàn bạc về người tử tù vừa bị chém là Hạ Du.

Hạ Du vốn là một người dám đi làm cách mạng nhưng lại phải chết oan. Mọi người trong quán không hiểu sự tình nên cho rằng Hạ Du bị điên. Ít lâu sau, thằng Thuyên chết, phương thuốc đó chẳng hề hiệu nghiệm và có tác dụng như mọi người vẫn tưởng.

Kết thúc tác phẩm – cảnh bà mẹ của Hạ Du, mẹ của thằng Thuyên đi đến viếng mộ con vào tết thanh minh. Hai người bước qua con đường mòn, nơi ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để ủi an, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ ngạc nhiên khi trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con của mình.

Tóm tắt Thuốc nhanh nhất, ngắn gọn (ảnh 3)

Tóm tắt Thuốc - mẫu 10

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhân vật Thuyên vì bị ho lao mà người bố đã cất công đến tận pháp trường của những người chịu án chém để mua về chiếc bánh bao tẩm máu người với suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu rằng ăn chiếc bánh bao ấy, mọi bệnh tật đều sẽ khỏi.

Thế nhưng Thuyên bệnh ngày càng nặng, và cuối cùng không thể trốn tránh được cái chết. Song song với câu chuyện của Thuyên là câu chuyện về người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Một người thì chết vì bệnh tật, một người thì chết vì sai lầm khi làm cách mạng. Hai cái chết ấy được Lỗ Tấn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 11

Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ một quán trà nghèo – có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.

Chương II: Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.

Chương III: Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn. Hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương.

Hạ Du, người theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.

Chương IV: Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa (dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 12

Câu chuyện kể về hai vợ chồng Hoa Thuyên là chủ một quán trà nghèo gần kinh thành và có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ tiếng đồn xa đồn gần, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc. Về đến nhà, lão cùng với vợ vội vàng chế biến “thuốc cải tử hoàn sinh” rồi cho con trai ăn chiếc bánh bao tẩm máu nướng đen thui.

Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão bàn luận về người bị chém. Theo lời kể thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc, sau bị người bà con gần tố giác nên bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn kiên trì tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.

Chiếc bánh bao tẩm máu người cuối cùng đã không thể chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết. Kết thúc tác phẩm Thuốc là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tiết thanh minh. Họ bước qua đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi vong linh. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.

Tóm tắt Thuốc - mẫu 13

Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, “họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.

Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái.

Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ “người tóc hoa râm” đến “anh chàng hai mươi tuổi”. Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm “giặc”. Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.

Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du.

Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?”. Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.

 Sơ đồ tư duy Phân tích Thuốc

Sơ đồ tư duy Thuốc dễ nhớ, ngắn gọn

 Dàn ý phân tích Thuốc

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lỗ Tấn (cuộc đời, các tác phẩm chính, quan điểm sáng tác…)

- Giới thiệu truyện ngắn Thuốc (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người

- Cách miêu tả chiếc bánh bao tầm máu người:

   + Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ tùng giọt, từng giọt

   + Lão Hoa cầm gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán

   + Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém

→ Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ. Qua đó cho thấy sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rắng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng máu người

- Thái độ của mọi người trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

   + Lão Hoa: để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười mấy đời độc đinh

   + Thằng Thuyên: cầm cái bánh như cầm sinh mệnh mình

   + Bà Hoa: ăn đi con, ăn sẽ khỏi ngay

   + Bác cả Khang: cam đam thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm.

→ Một phương thuốc theo mọi người là quý hiếm, nhưng cuối cùng không chữa khỏi bệnh được cho Thuyên, Thuyên vẫn chết nên đó là một thứ thuốc độc, thứ thuốc giết chết người

Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc để chữa căn bệnh mê tín dị đoan.

b. Hình tượng người cách mạng Hạ Du và thái độ của quần chúng

- Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa

- Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

   + Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sáng chiến đấu vì nhân dân lao động

   + Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu và ủng hộ cho việc alfm của Hạ Du

→ Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho những người làm cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại.

- Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du

   + Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ nahxi con, thằng điên khùng

   + Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền

   + Người dân Trung Hoa lấy máu để làm thuốc

→ Sự thờ ơ, vô cảm, dửng dưng của nhân dân đối với những người làm cách mạng

- Nguyên nhân dẫn tới thái độ của nhân dân: những người làm cách mạng xa rời quần chúng nhân dân, không tuyên truyền để nhân dân hiểu nên họ trở nên đơn độc, như “mưa kịch trên sa mạc”, không một ai hiểu họ

Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn đã gián tiếp bày tỏ thái độ của mình về cách mạng, về những người làm cách mạng. Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng đồng thời còn lên tiếng phê phán những người làm cách mạng khi họ xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng.

c. Cảnh thăm mộ trong buổi sáng mùa xuân thanh minh

- Thời gian nghệ thuật chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xuâ Thanh minh cho thấy mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

   + Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du

   + Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng

   + Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

- Ý nghĩa hình ảnh con đường mòn: Hình ảnh con đường mòn phân chia phần mộ thể hiện sự lạc hậu trong tập quán, suy nghĩ của người dân. Hai bà mẹ cùng bước trên con đường ấy thể hiện sự đồng cảm vì tình thương con.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

- Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

- Năm 13 tuổi, ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, nên ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Do học giỏi nên được nhận học bổng của Nhật.

- Ông đã chọn học ngành Y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha mình.

- Trong một lần tình cờ xem phim, Lỗ Tấn những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kỳ chiến tranh Nga - Nhật, 1901 - 1905). Ông giật mình nhận ra rằng: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Từ đó, Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ.

- Bút danh Lỗ Tấn được ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn thành (nghĩa là “Đi nhanh lên!”).

- Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc - Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

- Các tác phẩm của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thức chạy chữa.

- Một số tác phẩm như:

  • Nhật ký người điên (truyện ngắn, 1918)
  • AQ chính truyện (truyện vừa, 1921 - 1922)
  • Gào thét ( tập truyện ngắn, 1922)
  • Bàng hoàng (tập truyện ngắn, 1925)
  • Cỏ dại (tập tạp văn, 1924)...

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

- Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Cổ…Đình Khẩu”): Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc về chữa bệnh cho con

- Phần 2 (tiếp đó đến “đắp cho con”): Cảnh vợ chồng lão Hoa cho con uống thuốc

- Phần 3 (tiếp đó đến “Điên thật rồi”): cuộc bàn luận trong quán trà về phương thuốc chữa bệnh lao và về Hạ Du

- Phần 4 (còn lại): cảnh hai bà mẹ viếng mộ con

3. Tóm tắt

Vợ chồng Hoa Thuyên là chủ một quán trà có con trai là thằng bé Thuyên bị bệnh lao đã lâu, không có cách gì chữa khỏi. Được lão cả Khang mách nước rằng, ăn bánh bao tẩm máu người chết thì sẽ hết bệnh lao. Lão Hoa Thuyên bèn tìm đến cai ngục rồi lấy bánh bao chấm vào máu của tử tù vừa bị chém đầu, để về cứu con. Khi đứa con đang ăn bánh thì những người khách vào quán trà bàn tán về người bị chém sáng nay, thì ra đó là Hạ Du người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước Thằng bé Thuyên sau đó vẫn chết, mộ của thằng bé và Hạ Du được chôn gần nhau. Vào tiết thanh minh, hai người mẹ gặp nhau khi đi viếng con. Hai người buồn bả, xót xa cho con mình. Họ đồng cảm cho nhau vì cùng cảnh ngộ. Và họ bất ngời vì trên mộ Hạ Du có vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, hai bà mẹ tự hỏi “ thế là thế nào”.

4. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm

5. Thể loại: Truyện ngắn

6. Ngôi kể: Ngôi thứ ba

7. Giá trị nội dung

- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

- Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh

- Truyện ngắn Thuốc đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công thể loại nghị luận với luận điểm, luận cứ, luận chững rõ ràng, xác thực.

- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ...

- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.

- Cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích

- Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống