20 câu Trắc nghiệm Địa Lý 11 có đáp án 2023: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao

Tải xuống 12 4 K 32

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý lớp 11: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chuyên đề khái quát nền kinh tế- Xã hội thế giới chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 12 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lý 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa lý 11 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lý 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lý 11 có đáp án: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao:

undefined (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 11

TỔNG HỢP CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO CHUYÊN ĐỀ KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á, Trung Á là?

A. Có nhiều bất ổn về chính trị.

B. Có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

C. Có nhiều dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên.

D. Có nhiều thiên tại: bão, động đất, núi lửa,…

Đáp án:

Các ý A, B, C là đặc điểm của Trung Á.

Các ý C và D là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, ý C (có nhiều dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) là đặc điểm chung của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Á).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á, Mĩ La tinh là?

A. Các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều.

B. Thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn

C. Nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài.

D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án:

Các ý A, B, C là đặc điểm của Mĩ la tinh.

Các ý A và D là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, ý A (các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều) là đặc điểm chung của hai khu vực Đông Nam Á và Mĩ la tinh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại?

A. Vật liệu mới, công nghệ cao.

B. Tri thức và thông tin.

C. Nguyên liệu, lao động thu nhập thấp.

D. Cơ cấu kinh tế hợp lí.

Đáp án:

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại (nền kinh tế tri thức) là tri thức và thông tin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Cho bảng số liệu:

Trắc nghiệm Địa Lý 11: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao (ảnh 1)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia, năm 2014 và 2015?

A. Nhật Bản tăng nhiều hơn Trung Quốc.

B. Trung Quốc tăng nhiều hơn Hàn Quốc.

C. Hàn Quốc tăng nhiều hơn Nhật Bản.

D. Việt Nam tăng nhiều hơn Hàn Quốc.

Đáp án:

- Công thức: Chỉ số HDI tăng lên = Chỉ số HDI năm sau - Chỉ số HDI năm trước

Ví dụ: Chỉ số HDI tăng lên của Nhật Bản = 0,903 – 0,891 = 0,012.

- Tương tự, ta tính được kết quả sau:

+ Hàn Quốc: 0,003.

+ Việt Nam: 0,017.

+ Trung Quốc: 0,011.

Như vậy, ta thấy Việt Nam tăng nhiều nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và tăng ít nhất là Hàn Quốc.

=> Hàn Quốc tăng ít hơn Nhật Bản (0,003 < 0,012)

=> Nhận xét Hàn Quốc có chỉ số HDI tăng nhiều hơn Nhật Bản là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Trắc nghiệm Địa Lý 11: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao (ảnh 2)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ lệ dân số châu Phi và châu Á có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất thuộc về châu Á.

B. Dân số châu Mĩ tăng từ 13,4% năm 1985 lên 14% năm 2000 nhưng đến 2005 giảm xuống còn 13,7%.

C. Tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm mạnh từ 14,6% năm 1985 xuống 11,4% năm 2005.

D. Châu Đại Dương là châu lục duy nhất dân số không thay đổi, giữ ở mức 0,5%.

Đáp án:

- Công thức: Tỉ lệ dân số tăng lên = Tỉ lệ dân số năm cuối – Tỉ lệ dân số năm gốc (đơn vị: %).

- Từ công thức trên, ta tính được:

+ Châu Phi tăng thêm 2,3%.

+ Châu Mĩ tăng thêm 0,3%.

+ Châu Á tăng thêm 0,6%.

+ Châu Âu giảm 3,2%.

+ Châu Đại Dương ổn định, không tăng và không giảm.

Như vậy:

- châu Phi tăng nhiều nhất, tiếp đến là châu Á, châu Mĩ. Trong khi đó châu Âu có tỉ trọng giảm và châu Đại Dương không có sự thay đổi.

- Tỉ trọng của châu Á là lớn nhất (60,6% - 2005), đứng thứ 2 là châu Phi, tiếp đến là châu Mĩ, châu Âu và cuối cùng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là châu Đại Dương.

Kết luận: Châu Á tăng nhiều nhất là sai nên ý A là không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Trắc nghiệm Địa Lý 11: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao (ảnh 3)

Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ có GDP bình quân đầu người cao nhất.

B. Liên Minh châu Âu có GDP bình quân đầu người thấp nhất.

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có số dân đứng thứ nhất và GDP đứng thứ 3.

D.Các khu vực có số dân, GDP không đồng đều giữa các khu vực.

Đáp án:

 Cần tìm ra các phương án đúng để biết được phương án không đúng.

Nhìn vào bảng có thể nhận thấy số dân, GDP không đồng đều giữa các khu vực, như vậy ý D đúng.

Sắp xếp Số dân theo thứ tự giảm dần: Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Liên Minh châu Âu, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. GDP theo thứ tự giảm dần: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ., Liên Minh châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á nên ý C đúng.

Tính GDP bình quân đầu người:

- Công thức: GDP bình quân đầu người = GDP : người (đơn vị: USD/người).

- Từ công thức trên, tính được kết quả sau:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ: 42278 USD/người (cao nhất).

+ Liên Minh châu Âu: 35000 USD/người.

+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 29995 USD/người (thấp nhất).

Như vậy ý A đúng và ý B sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là?

A. Hoạt động sản xuất công nghiệp.

B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. Khai thác dầu khí trên biển.

D. Khai thác rừng quá mức.

Đáp án:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước

- Khai thác dầu khí trên biển sẽ làm ô nhiễm môi trường biển

- Khai thác rừng quá mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật

- Hoạt động sản xuất công nghiệp đã tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 và làm ô nhiễm không khí.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nhân tố quan trọng nhất tạo nên thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới ở Mĩ La tinh là?

A. Có nhiều cao nguyên.

B. Có khí hậu nhiệt đới.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Có nhiều loại đất khác nhau.

Đáp án:

Nhờ có khí hậu nhiệt đới nên Mĩ La tinh có thế mạnh để trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới như cà phê, ca cao, chuối,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Điểm tương đồng lớn nhất về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là?

A. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

B. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

C. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

D. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

Đáp án:

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là cả hai khu vực đều có thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới do khí hậu nhiệt đới. Một số cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu như cà phê, cao su, ca cao,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên quy mô hành tinh hiện nay là do?

A. Việc khai thác các nhà máy điện sử dụng bằng than và dầu khí.

B. Khai thác các nhà máy điện sử dụng năng lượng thuỷ triều.

C. Khai thác ngày càng nhiều nhà máy điện nguyên tử.

D. Khai thác các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Đáp án:

Trên thế giới hiện có gần 500 nhà máy điện nguyên tử, gây ô nhiễm phóng xạ. B, D là các nhà máy sử dụng năng lượng sạch. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nhiều nhất là các nhà máy điện sử dụng bằng than và dầu khí do các nhà máy này đốt than, dầu khí thải khí CO2 ra môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cho bảng số liệu:

Trắc nghiệm Địa Lý 11: Tổng hợp câu hỏi vận dụng và vận dụng cao (ảnh 4)

Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh số dân và GDP của một số tổ chức kinh tế trên thế giới năm 2013 là?

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ đường

Đáp án:

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng biểu đồ cột khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện số lượng, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).

- Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài:

+ Dạng biểu đồ so sánh 2 yếu tố của các đối tượng khác nhau (dân số và GDP).

+ Hai đơn vị khác nhau.

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột, cụ thể là cột ghép.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Các nước Mĩ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm, đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

A. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ.

B. Nền kinh tế tự chủ, sự cản trở của tôn giáo và phát triển nền kinh tế đa ngành.

C. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.

D. Các thế lực bảo thủ Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở.

Đáp án:

Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm là do:

-  Thứ nhất các nước Mĩ la tinh chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ.

- Thứ hai, duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài và cuối cùng là do các thế lực bảo thủ về thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy, nền kinh tế phát triển chậm không phải do Mĩ La tinh đã xây dựng được nền kinh tế tự chủ và phát triển nền kinh tế đa ngành.

Đáp án cần chọn là: B

 Câu 13: Biểu hiện của thành tựu công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là?

A. Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu.

B. Mạng Internet phát triển khắp nơi trên thế giới.

C. Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến.

D. Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống.

Đáp án:

- Năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu là biểu hiện của công nghệ năng lượng.

- Vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến là biểu hiện của công nghệ vật liệu.

- Công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống là biểu hiện của công nghệ sinh học.

- Công nghệ thông tin là mạng Internet, điện thoại di động, truyền tín hiệu,... phát triển khắp nơi trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây gây nên hiện tượng "thủy triều đen"?

A. Suy giảm sinh vật.

B. Khai thác hải sản.

C. Tảo đỏ.

D. Tràn dầu.

Đáp án:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đen là do sự cố tràn dầu trên biển (do rò rỉ trong quá trình khai thác hoặc tràn dầu trong quá trình vận chuyển trên boong tàu).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nhận định nào không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Cách mang khoa học và công nghệ hiện đại làm giảm bớt vai trò của nông nghiệp và công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

C. Cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.

D. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại biến khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất.

Đáp án:

- Nhận định A, C, D là hệ quả của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra nhiều thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử, tin học...) và các ngành dịch vụ (y tế...), tăng thêm vai trò sản xuất vật chất không thể thay thế của công nghiệp.

- Mặt khác, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn giữ vai trò quan trọng không ngành nào có thể thay thế được đó là cung cấp nguồn thức ăn, thực phẩm bổ dưỡng cho con người hằng ngày để duy trì sự sống, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp.

=> Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không làm giảm đi vai trò của nông nghiệp và công nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội.

Nhận định B sai với vai trò của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Việt Nam là thành viên của tổ chức nào sau đây?

A. NAFTA, APEC.

B. EU, APEC.

C. ASEAN, APEC.

D. NAFTA.

Đáp án:

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam ra nhập năm 1995

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam ra nhập năm 1998

NAFTA: Hiệp ước tự do Bắc Mĩ (Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Mê-hi-cô)

EU: Liên minh châu Âu – chỉ có thành viên các nước thuộc khu vực châu Âu là thành viên

Như vậy, Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN và APEC.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Trong bảo vệ môi trường, tại sao phải “tư duy toàn cầu - hành động địa phương”?

A. Muốn bảo vệ môi trường cần có những biện pháp thiết thực nhất để toàn cầu cùng nhau thực hiện thống nhất.

B. Muốn bảo vệ môi trường mỗi nước cần đảm bảo nước mình không bị ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

C. Môi trường luôn tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, sự biến đổi môi trường khác nhau ở các khu vực.

D. Trên thế giới ở đâu môi trường cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng về mọi mặt từ kinh tế, môi trường tự nhiên đến các hoạt động xã hội.

Đáp án:

- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì tất cả mọi thứ trong tự nhiên tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Vì sao nền kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển?

A. Hầu hết các nước Châu Phi có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

B. Khoảng 3 - 4 nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển.

C. Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng đóng góp 19% GDP toàn cầu.

D. Còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế kém phát triển.

Đáp án:

Châu Phi là châu lục còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, đa số các nước còn nghèo với nền kinh tế kém phát triển. Mặc dù Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?

A. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

B. Các cuộc đấu tranh đất đai, nguồn nước.

C. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các lực lượng khủng bố.

D. Xung đột dai dẳng của nhiều nước trong khu vực.

Đáp án:

Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho khu vực Trung Á và Tây Nam Á có những bất ổn về chính trị, các cuộc chiến tranh triền miên và những cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố là do?

A. Nơi hoạt động của khủng bố IS.

B. Các thế lực bên ngoài đả kích.

C. Tranh chấp nguồn tài nguyên dầu mỏ.

D. Đa sắc tộc, đa tôn giáo.

Đáp án:

Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.

Đáp án cần chọn là: C

 

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống