27 câu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 có đáp án 2023: Một số vấn đề của Tây Nam Á và Trung Á

Tải xuống 4 7.2 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (một số vấn đề của châu lục và khu vực) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 4 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lý 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lý 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 có đáp án: Một số vấn đề của Tây Nam Á và Trung Á:

undefined (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 11

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á (MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là?

A. Đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

B. Trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.

D. Đói nghèo, di dân tự phát.

Đáp án:

Đặc điểm xã hội nổi bật của khu vực Trung Á là: đa sắc tộc, mật độ dân số thấp, đa số dân cư theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là?

A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.

B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao.

D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Đáp án:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:

- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.

- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là?

A.  Đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

B. Đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

C. Đều không tiếp giáp với đại dương.

D. Đều có nhiều cao nguyên và đồng bằng.

Đáp án:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, lại có dòng biển lạnh chạy qua nên đều có khí hậu khô hạn, hình thành nhiều hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án:

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và xung đột sắc tộc.

C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.

D. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc khủng hoảng năng lượng.

Đáp án:

Tây Nam Á có vị trí địa lí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp cả ba châu lục: Á, Âu, Phi -> vị trí địa – chính trị quan trọng.

- Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ giàu có, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.

=> Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á  đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Đạo Thiên Chúa.

B. Đạo phật.

D. Đạo Hồi.

C. Đạo Tin Lành.

Đáp án:

Hiện nay, đa số dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác

=> Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là đạo Hồi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Đáp án:

Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là?

A. Kim cương.

B. Quặng đồng.

C. Dầu khí.

D. Kim loại màu.

Đáp án:

Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Ngành trồng bông và một số cây công nghiệp có khả năng phát triển ở Trung Á nếu

A. Phát triển thủy lợi.

B. Phát triển công nghiệp chế biến.

C. Tăng khả năng xuất khẩu.

D. Đào tạo nhân công lành nghề.

Đáp án:

Trung Á có khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là?

A. Nóng ẩm.

B. Lạnh ẩm.

C. Khô hạn.

D. Ẩm ướt.

Đáp án:

Khu vực Trung Á có khí hậu khô hạn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào

A. giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.

B. có con đường tơ lụa đi qua.

C. giáp Ấn Độ và Đông Âu.

D. giao thông thuận lợi.

Câu 12: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Câu 13: Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A. Than và uranium

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Sắt và dầu mỏ

D. Đồng và kim cương

Câu 14: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Câu 15: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Ấn Độ giáo

B. Thiên chúa giáo

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Câu 16: Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao

B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

Câu 17: Nền nông nghiệp các nước Tây Nam Á kém phát triển không phải do

A. đất trồng ít.

B. nhiều hoang mạc.

C. nguồn nước khan hiếm.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 18: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng

A. lúa gạo.

B. lúa mì.

C. bông.

D. cao lương.

Câu 19: Tài nguyên mang lại nhiều hạnh phúc nhưng cũng mang lại nhiều đau thương cho Tây Nam Á là

A. than đá, kim cương và vàng.

B. dầu mỏ, khí đốt, nguồn nước ngọt.

C. uran, boxit, thiếc.

D. đồng, photphat, năng lượng Mặt Trời.

Câu 20: Nguyên nhân nào làm cho Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh của nhiều cường quốc?

A. Có nguồn dầu mỏ dồi dào.

B. Có vị trí địa - chính trị quan trọng.

C. Là nơi có nhiều tôn giáo.

D. Tồn tại nền văn minh cổ đại rực rỡ.

Câu 21: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động ở Tây Nam Á và Trung Á?

A. Có dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng.

B. Có dầu mỏ và Hồi giáo cực đoan.

C. Đa sắc tộc và đa tôn giáo.

D. Tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.

Câu 22: Vấn đề nảy sinh lâu dài và cần được giải quyết ở Tây Nam Á là

A. dịch bệnh hoành hành.

B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

C. phân biệt chủng tộc.

D. nạn khủng bố.

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho khu vực Tây Nam Á và Trung Á mất ổn định và đói nghèo gia tăng?

A. Tranh giành đất đai, tài nguyên dầu mỏ, nguồn nước.

B. Sự can thiệp của các thế lực nước ngoài.

C. Sự xung đột tôn giáo, sắc tộc, đảng phái.

D. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.

Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là

A. tranh giành nguồn nước và đất đai.

B. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan.

C. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ.

D. sự can thiệp của thế lực bên ngoài.

Câu 25: Tây Nam Á là một bộ phận lãnh thổ thuộc châu Á gồm 

A. 13 nước.

b. 20 nước

C.  15 nước.

D. 22 nước

Câu 26: Tây Nam Á là bộ phận lãnh thổ bao gồm

A. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số vùng đất tiếp giáp Địa Trung Hải, biển Ca-xpi, biển Đen. 

B. bán đảo A-rap, cao nguyền Đê-can và một số đảo trong vịnh Péc-xich.

B. bán đảo Arap, bán đảo Xi-nai, cao nguyên Mô-zăm-bich và các đảo ở Địa Trung Hải.

D. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số đảo thuộc Ân Độ Dương.

Câu 27: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự 1 tiếp giáp của các châu lục nào sau đây?

A. Vị trí giáp châu Mĩ - châu úc - châu Phi.

B. Châu Á - châu Âu - châu Phi.

 c. Châu Âu - châu Mĩ - châu Á.

D. Châu Á - châu Âu - châu úc.

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống