13 câu Trắc nghiệm Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2) có đáp án 2023 – Toán lớp 11

Tải xuống 6 1.8 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 11: Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Toán 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:      

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 13 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2) có đáp án – Toán lớp 11:

Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2)

Bài giảng Toán 11 Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song

Bài 1: Hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giả sử M thuộc đoạn thẳng SB. Mặt phẳng (ADM) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là hình:

   A.tam giác      B. hình thang

   C. hình bình hành      D.hình thoi

Đáp án: B

   (hình 1) Do AD//BC, M thuộc (SBC) nên giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua M và song song với BC, đường thẳng này cắt SC tại N.

   Ta có MN//AD. Vậy thiết diện là hình thang AMND.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 2: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a, điểm M là trung điểm của AB. Tính diện tích thiết diện của hình tứ diện cắt bởi mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (ACD).

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Đáp án: D

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD đấy ABCD là hình bình hành tâm O. gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MNO) và (ABCD) là đường nào trong các đường thẳng sau đây?

   A. OA      B. OM

   C. ON      D. đường thẳng d qua O và d // AB

Đáp án: D

Bài 4: Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (∝), mặt phẳng (β) chứa d và cắt (∝) theo giao tuyến d’. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

   A. d’ // d hoặc d’ ≡ d      B. d’ // d

   C. d’ ≡ d      D. d’ và d chéo nhau

Đáp án: B

Bài 5: Cho tứ diện ABCD. Lấy M là một điểm thuộc miền trong của tam giác ABC. Gọi (∝) là mặt phẳng qua M và song song với các đường thẳng AB và CD. Thiết diện tạo bởi (∝) và tứ diện ABCD là hình gì?

   A. tam giác      B. hình thoi

   C. hình bình hành      D. hình ngũ giác

Đáp án: C

Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SA. Thiết diện của mặt phẳng (MCD) với hình chóp S.ABCD là hình gì?

   A. tam giác      B. hình bình hành

   C. hình thang      D. hình thoi

Đáp án: C

   Vì CD ⊂ (MCD), CD // AB, AB ⊂ (SAB) nên giao tuyến của (MCD) và (SAB) là đường thẳng qua M và song song với AB, cắt SB tại N là trung điểm của SB. Vậy MN // CD. Hơn nữa MN ≠ CD. Vậy thiết diện là hình thang CNMD.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 7: Cho hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng, có tâm lần lượt là O và O’. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

   A. OO’ // (ABCD)      B. OO’ // (ABEF)

   C. OO’ // (BDF)      D. OO’ / /(ADF)

Đáp án: D

Bài 8: Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của AC, AD. Mặt phẳng (∝) chứa MN và song song với AB. Thiết diện của (∝) với tứ diện ABCD là:

   A. hình thang      B. hình bình hành

   C. hình chữ nhật      D. hình vuông

Đáp án: B

Bài 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một hình bình hành. Một mặt phẳng (P) đồng thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD và BD tại M, N, E, F, I, J. khi đó ta có.

   A. MN // (SCD)      B. EF // (SAD)

   C. NF // (SAD)      D. IJ // (SAB)

Đáp án: D

Bài 10: Cho tứ diện ABCD. M, N lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ABD. Thiết diện của tứ diện với mặt phẳng (∝) chứa MN và song song với AB là hình gì?

   A. tam giác      B. hình bình hành      C. hình thoi

   D. hình thang có đúng một cặp cạnh song song

Đáp án: B

   (∝) // AB nên giao tuyến của (∝) với (ABC) là đường thẳng qua M, song song với AB, cắt BC tại Q, cắt AC tại G

   (∝) // AB nên giao tuyến của (∝) với (ABC) là đường thẳng qua M, song song với AB, cắt BD tại P, cắt AD tại F

   Gọi E là trung điểm của AB. M, N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, ABD nên

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   theo định lí Ta- lét ta có MN // CD.

   Do MN // CD nên PQ // GF // CD, lại có QG // FP nên thiết diện là hình bình hành GQPF.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 11: Cho hai đường thẳng a, b và mặt phẳng (∝). Giả sử a // b và b // (∝). Kết luận về vị trí tương đối của a và (∝) nào sau đây là đúng?

   A. a // (∝)      B. a ⊂ (∝)

   C. a // (∝) hoặc a ⊂ (∝)      D. không xác định

Đáp án: C

Bài 12: Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm của tam giác ABD, M là điểm trên cạnh BC sao cho MB = 2MC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. MG // (ACD)      B. MG // (ABC)

   C. MG // AB      D. MG cắt AC

Đáp án: A

   .(hình 1) G là trọng tâm của tam giác ABD nên:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   ⇒ MG // CN.

   Do CN thuộc (ACD) nên MG // (ACD).

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 13: Cho tứ diện ABCD, các điểm E, F, G, H lần lượt thuộc các cạnh AD, AB, BC, CD sao cho

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. EFGH là hình bình hành.

   B. EFGH có đúng một cặp cạnh song song.

   C. EFGH là tứ giác không có cặt cạnh nào song song.

   D. EFGH là hình chữ nhật.

Đáp án: A

   (hình 2)

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   ⇒ FG // EH // AC, EF // GH // BD

   Vậy EFGH là hình bình hành

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống