21 câu Trắc nghiệm Lực từ - Cảm ứng từ có đáp án 2023 – Vật lí lớp 11

Tải xuống 16 2.2 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11: Lực từ - Cảm ứng có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm  Lực từ - Cảm ứng có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 21 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lực từ - Cảm ứng có đáp án – Vật Lí lớp 11:

Trắc nghiệm Vật lí 11

Bài giảng Vật lí 11 Bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ

Bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ

Bài 1. Hai thanh ray nằm ngang, song song và cách nhau l = 20 cm đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ thẳng đứng hướng lên với B = 0,2 T. Một thanh kim loại MN đặt trên ray vuông góc với hai thanh ray AB và CD với hệ số ma sát bằng 0,1. Nối ray với nguồn điện ξ = 12 V, r = 0,2 Ω. Biết điện trở của thanh kim loại là R = 1 Ω và khối lượng của thanh ray là m = 100 g. Bỏ qua điện trở của ray và dây nối. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc chuyển động của thanh MN là

A. 0,8 m/s2.

B. 1,6 m/s2.

C. 3 m/s2.

D. 1,4 m/s2.

Đáp án: C

Cường độ dòng điện chạy trong thanh MN là:

Các lực tác dụng lên thanh MN là

Xét theo phương chuyển động, ta có:

Bài 2. Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3 T. Dây dẫn đặt vuông góc với véctơ cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 10-3 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là

A. 4 cm.

B. 3 cm.

C. 2 cm.

D. 1 cm.

Đáp án: D

Chiều dài của đoạn dây dẫn là:

Bài 3. Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 20 cm, khốí lượng m = 10 g, được treo trên hai sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,25 T và vectơ B hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện I = A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây giờ lệch một góc α so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2, góc lệch α là

A. 30o

B. 45o

C. 60o

D. 50,5o

Đáp án: C

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều lực từ như hình vẽ.

Khi thanh MN cân bằng ta có:

 

Bài 4. Đoạn dây CD dài 20 cm, khối lượng 10 g treo bằng 2 dây mềm cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Dây ở trong từ trường đều có B = 0,2 T và các đường sức từ là các đường thẳng đứng hướng lên. Dây treo chịu được lực kéo lớn nhất Fk = 0,06 N. Hỏi có thể cho dòng điện qua dây đồng CD có cường độ lớn nhất bao nhiêu để dây treo không đứt. Coi khối lượng dây treo rất nhỏ; g = 10m/s2

A. 1,55 A.

B. 1,65 A.

C. 1,85 A.

D. 2,25 A.

Đáp án: B 

Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực từ như hình vẽ.

Dây chịu lực kéo lớn nhất: Fk = 0,06N → Tmax = 0,06N

Khi dây CD cân bằng, ta có:

 

Bài 5. Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây và có cảm ứng từ là 0,1 T. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy qua khung dây dẫn này. Xác định lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây

A. 0N

B. 0,15N

C. 0,1N

D. 0,5N

Đáp án: A

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được hướng của lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây như hình vẽ.

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l1 = 30 cm:

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l2 = 20 cm:

Suy ra lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây:

Bài 6. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

A. 0,08 T.

B. 0,06 T.

C. 0,05 T.

D. 0,1 T.

Đáp án: A

Đoạn dây vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ nên góc giữa dòng điện và véc - tơ cảm ứng từ bằng 90o

Ta có:

 

Bài 7. Treo một thanh đồng có chiều dài l = 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng một góc θ = 60o. Lấy g = 9,8 m/s2, lực căng của dây bằng

A. 1,96 N.

B. 2,06 N

C. 1,69 N.

D. 2,6 N.

Đáp án: A

Các lực tác dụng lên thanh là 

Theo định luật II Niu-tơn: 

Chiếu theo phương trọng lực ta có:

Vì có hai sợi dây song song treo vào thanh đồng nên lực căng của mỗi sợi dây là: T’ = T/2 = 1,96N

Bài 8. Hai thanh ray Xx và Yy nằm ngang, song song và cách nhau l = 20 cm đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ thẳng đứng hướng xuống dưới với B = 0,2 T. Một thanh kim loại đặt trên ray vuông góc với ray. Nối ray với nguồn điện để trong thanh có dòng điện chạy qua. Biết khối lượng của thanh kim loại là 200g. Biết thanh MN trượt sang trái với gia tốc a = 2 m/s2. Độ lớn của cường độ dòng điện trong thanh MN là

A. 5 A.

B. 7,5 A.

C. 10 A.

D. 12,5 A.

Đáp án: C

Thanh chuyển động theo phương ngang với gia tốc a, áp dụng định luật II Newton ta được:

Độ lớn của cường độ dòng điện trong thanh MN là:

 

Bài 9. Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Để lực căng của dây treo bằng 0 thì chiều và độ lớn của I là

A. I chạy từ M tới N và I = 9,8 A.

B. I chạy từ N tới M và I = 10 A.

C. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A.

C. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A.

Đáp án: A

Để lực căng dây bằng 0 thì lực từ phải ngược chiều với trọng lực và F ngược chiều trọng lực thì dòng điện phải có chiều từ M đến N.

Ta có:

 

Bài 10. Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véc - tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I = 16 A có chiều từ M tới N chạy qua dây và g = 10 m/s2. Lực căng của mỗi dây là

A. 0,1 N.

B. 0,13 N.

C. 0,15 N.

D. 0,2 N.

Đáp án: B

MN chịu tác dụng của  chiều lực từ được xác định như hình vẽ.

Trong đó: trọng lực P có độ lớn: P = m.g = D.l.g

Điều kiện cân bằng:

Bài 11. Một phần tử dòng điện có chiều dài ?, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

Đáp án: A

Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ cảm ứng từ B→:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường;

- Có độ lớn bằng với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

Bài 12. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.

D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Đáp án: A

Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véctơ cảm ứng từ B→ luôn có hướng trùng với hướng của từ trường;

Bài 13. Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó

B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu

D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Đáp án: D

Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường luôn tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó, có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Nó đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu.

Bài 14. Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

A. phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ

B. phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ

C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o

Đáp án: B

Lực từ F→ tác dụng lên phần tử dòng điện I.l→ đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B→ :

- Có điểm đặt tại trung điểm của l;

- Có phương vuông góc với l→ và B→;

- Có chiều tuân theo qui tắc bàn tay trái;

- Có độ lớn: F = B.I.l.sinα với α là hợp bởi của véctơ B→ và chiều của I

Do vậy F nhỏ nhất khi α = 0o hoặc 180o, tức là khi đó phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ.

Bài 15. Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là

A. 1:2

B. 1:4

C. 2:1

D. 4:1

Đáp án: C

Do cảm ứng từ không đổi nên:

Bài 16. Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là

A. 10-1T

B. 10-2T

C. 10-3T

D. 1,0T

Đáp án: A

Độ lớn của cảm ứng từ là:

Bài 17. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng

A. 0,36mN

B. 0,36N

C. 36N

D. 36mN

Đáp án: D

Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng:

F = B.I.? = 0,02.6.0,3 = 36.10-3N

Bài 18. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 60o. Độ lớn của lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là

A. 0,4√3N

B. 0,4N

C. 0,8N

Đáp án: A

Độ lớn của lực từ:

F = B.I.?.sinα = 0,5.8.0,2.sin60º = 0,4.√3N

Bài 19. Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o (hình vẽ). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là

A. 0,2√3N và 150o

B. 0,2√3N và 120o

C. 0,6N và 130o

D. 0,6√3N và 120o

Đáp án: A

Vì các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây nên:

Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là: FMN = B.I.MN

Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn là: FNP = B.I.NP

Lực từ tác dụng lên các cạnh hướng ra ngoài khung, nên các góc giữa hai lực là 150o.

Bài 20: Cho một dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn

A. bằng không khi tăng cường độ dòng điện

B. tăng khi tăng cường độ dòng điện

C. giảm khi tăng cường độ dòng điện

D. đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện

Bài 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì

A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây

B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây

C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ

D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây

 

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống