29 câu Trắc nghiệm Tổng kết phần tập làm văn có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 4 1.4 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Tổng kết phần tập làm văn có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tổng kết phần tập làm văn có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 29 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tổng kết phần tập làm văn có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Tổng kết phần tập làm văn (ảnh 1)

 

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Tổng kết phần tập làm văn

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?

   A. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

   B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra

   C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê

   D. Dùng chi tiết, hình ảnh,… nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh

Chọn đáp án: B

Câu 2: Ngôn ngữ của văn bản điều hành (hành chính- công vụ) có đặc điểm gì?

   A. Có tính hình tượng

   B. Có tính biểu cảm

   C. Chính xác, không dùng biện pháp tu từ

   D. Có thể sử dụng các biện pháp tư từ

Chọn đáp án: C

Câu 3: Văn bản nào sau đây thuộc văn học nước ngoài

   A. Bến quê

   B. Những ngôi sao xa xôi

   C. Con chó Bấc

   D. Tôi và chúng ta

Chọn đáp án: C

Câu 4: Lỗ Tấn viết tác phẩm nào?

   A. Con chó Bấc

   B. Bố của Xi-mông

   C. Cố hương

   D. Rô Bin –xơn ở ngoài đảo hoang

Chọn đáp án: C

Câu 5: Đi- phô là nhà văn nước nào?

   A. Mĩ

   B. Anh

   C. Pháp

   D. Nga

Chọn đáp án: B

Câu 6: Trường hợp nào nêu đúng và đủ tên các tác giả có trong các văn bản đọc hiểu?

   A. Lỗ Tấn, Ta- go, Lí Bạch, Mô-pa- xăng, Đi- phô, Lân-đơn, Ô Hen-ri, Go-rơ-ki, Đỗ Phủ

   B. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Lí Bạch, Mô-pa-xăng, Đi- phô, Lân- đơn, O Hen-ri, Mô-li-e

   C. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Mác-két, Đi- phô, Mô- pa-xăng, Lân-đơn, Chu Quang Tiềm, Ten

   D. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Đi-phô, Mô-pa-xăng, Lân-đơn, Chu Quang Tiềm, Ten

Chọn đáp án: C

Câu 7: Hãy nối tên kiểu văn bản ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

A

B

1 Văn bản tự sự

A. Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con vật, thiên nhiên, xã hội, sự vật

2. Văn bản miêu tả

B. Trình bày theo mẫu chung, bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tập thể với các cơ quan quản lí hoặc bày tỏ yêu cầu, quyết định, thỏa thuật giữa các bên có trách nhiệm

3. Văn bản biểu cảm

C. Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận thuyết phục

4. Văn bản thuyết minh

D. Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, qua đó biểu hiện con người, quy luật cuộc sống, bày tỏ thái độ

5. Văn bản nghị luận

E. Tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm và hiểu được chúng

6. Văn bản điều hành

G. Trình bày, giới thiệu thuộc tính, cấu tạo, công dụng của sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan về đối tượng

Đáp án: 1- D; 2- E; 3- A; 4- G; 5- C; 6- B

Câu 8: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không sử dụng phương thức biểu cảm?

   A. Lời giới thiệu một di tích lịch sử

   B. Điện chúc mừng, thăm hỏi, chia buồn

   C. Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người

   D. Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí…

Chọn đáp án: A

Câu 9: Kiểu văn bản chính nào không được giới thiệu trong sách Ngữ văn 9?

   A. Văn bản thuyết minh

   B. Văn bản tự sự

   C. Văn bản nghị luận

   D. Văn bản miêu tả

Chọn đáp án: D

Câu 10: Văn bản nghị luận, việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì?

   A. Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra

   B. Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng

   C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết

   D. Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng

Chọn đáp án: B

Câu 11: Các nhân vật có trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn?

   A. Nhuận Thổ, Tây Thi đậu phụ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Mã Lương

   B. Tôi, Nhuận Thổ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Hai Dương, cháu Hoàng

   C. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng

   D. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng.

Chọn đáp án: B

Câu 12: Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận?

   A. Những đứa trẻ

   B. Đánh nhau với cối xay gió

   C. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

   D. Hai cây phong

Chọn đáp án: C

Câu 13: Mục đích của văn bản tự sự là gì?

A. Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ

B. Giúp con người cảm nhận và hiểu được sự vật, hiện tượng.

C. Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng.

Câu 14: Văn bản điều hành là văn bản trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ, đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Câu 15: Văn bản nghị luận trình bày vấn đề gì?

A. Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận

B. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng

C. Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện

D. Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa

Câu 16: Nhận định sau đúng hay sai: "Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, lừ đó lạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc."

A. Đúng

B. Sai

Câu 17: Các kiểu văn bản có thay thế được cho nhau không?

A. Không

B. Có

Câu 18: Ngôn ngữ của văn bản điều hành (hành chính - công vụ) có đặc điểm gì?

   A. Có tính hình tượng

   B. Có tính biểu cảm

   C. Chính xác, không dùng biện pháp tu từ

   D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 19: Đi - phô là nhà văn nước nào?

   A. Mĩ

   B. Anh

   C. Pháp

   D. Nga

Câu 20: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ

B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích

C. Cần bám vào ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh… để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả

D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

Câu 21: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

B. Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

C. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

D. Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

Câu 22: Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 23: Nội dung, nghệ thuật của bài thơ đoạn thơ thể hiện qua điều gì?

A. Qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

B. Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Câu 24: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống được hiểu là

A. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ

B. Là bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội

C. Là phê phán một hiện tượng trong xã hội

D. Là bàn luận tính đúng sai về một quan điểm được nêu trong xã hội

Câu 25: Trong các đề văn sau, đề nào không thuộc bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống?

A. Cá chết và vấn đề ô nhiễm môi trường biển.

B. Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường.

C. Vấn nạn phá hoại môi trường.

D. Vấn đề thực phẩm bẩn.

Câu 26: Nghị luận về đoạn thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, cần những LUẬN ĐIỂM gì?

A. Khổ thơ đầu bài thơ mùa xuân nho nhỏ thể hiện những rung động đẹp đẽ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.

B. Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên trong tâm tưởng nhà thơ

C. Khát vọng chân thành của nhà thơ được cống hiến tâm sức của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Mục đích của hợp đồng là ghi lại những nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận cam kết.

A. Đúng

B. Sai

Câu 28: Phần kết thúc hợp đồng gồm những nội dung gì?

A. Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất

B. Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng

C. Ghi họ tên, chức vụ, chữ kí của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của các cơ quan hai bên (nếu có)

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29: Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng là phần nào trong hợp đồng?

A. Phần mở đầu

B. Phần nội dung

C. Phần kết thúc

D. Không có trong hợp đồng

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống