10 câu Trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án 2023 – Vật lí lớp 9

Tải xuống 5 2.7 K 15

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật Lí 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án – Vật lí lớp 9:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 31 có đáp án: Hiện tượng cảm ứng điện từ (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 9

Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 1: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.

B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.

C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.

D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang. Kim ampe kế bị lệch do dòng điện vuông góc với đường sức từ

→ Đáp án B

Câu 2: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.

B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp: Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây khi đó nam châm quay các đường sức từ thay đổi tác dụng lực từ lên vòng dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng

→ Đáp án C

Câu 3: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.

B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.

C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.

D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Cách không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín: Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U khi đó lực điện từ của nam châm không tác dụng lên cuộn dây dẫn kín

→ Đáp án A

Câu 4: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín bằng cách đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây

→ Đáp án D

Câu 5: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm

→ Đáp án C

Câu 6: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

A. Nam châm và cuộn dây dẫn.

B. Điện tích và cuộn dây dẫn.

C. Nam châm và điện tích.

D. Nam châm điện và điện tích.

Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm nam châm và cuộn dây dẫn

→ Đáp án A

Câu 7: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Nam châm điện.

C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .

D. Không có loại nam châm nào cả.

Ta có thể dùng nam châm điện cũng như nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện

→ Đáp án C

Câu 8: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Cách làm nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng: Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín vì khi đó từ trường của nam châm thay đổi về cường độ và độ lớn đường sức từ tác dụng lên vòng dây dẫn kín tại ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây

→ Đáp án D

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Khi số lượng đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn kín thay đổi (biến thiên) thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

→ Đáp án D

Câu 10: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Ngược lại nếu số lượng đường sức từ qua tiết diện dây không đổi thì sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng

→ Đáp án B

Bài giảng Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống