30 câu Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án - Ngữ văn 9:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Bài giảng: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1: Có ý kiến cho rằng bài thơ giống bài Đồng chí, cũng khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường của đời sống chiến tranh. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

- Bụi phun tóc trắng như người già

- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

   A. So sánh

   B. Liệt kê

   C. Nhân hóa

   D. Nói quá

Chọn đáp án: A

Câu 3: Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn- Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

   A. So sánh

   B. Nhân hóa

   C. Liệt kê

   D. Nói quá

Chọn đáp án: C

Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này?

   A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm

   B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội

   C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt

   D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 5: Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào?

   A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả

   B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả

   C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả

   D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả

Chọn đáp án: A

Câu 6: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm với ý chí giải phóng miền Nam, đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 7: Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào?

   A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

   B. Trong kháng chiến chống Pháp

   C. Trong kháng chiến chống Mĩ

   D. Sau đại thắng mùa xuân 1975

Chọn đáp án: C

Câu 8: Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

   A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

   B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

   C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

   D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Chọn đáp án: B

Câu 9: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào?

   A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh

   B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn

   C. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch

   D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 10: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

   A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả

   B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả

   C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh

   D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Chọn đáp án: B

Câu 11: Hoàn cảnh sáng tácbài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là

   A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

   B. Trong kháng chiến chống Pháp

   C. Sau đại thắng mùa xuân 1975

  D. Trong kháng chiến chống Mĩ

Câu 12: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?

A. Giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung.

B. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.

C. Giọng tự trào mà sâu sắc them thía.

D. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.

Câu 13: Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ?

A. Hoàn  cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

B. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

C. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

D. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật ?

A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

B. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.

C. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

D. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

Câu 15. Bài thơ về tiểu đội xe không kính phản ánh hình ảnh của tác giả và đồng đội, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Người lính trong Bài thơ có xuất thân từ sinh viên và cùng với đồng đội tham gia lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Đây chính là hiện thân của tác giả ngoài đời thực.

Câu 16. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có bố cục gồm mấy phần?

A.Gồm 3 phần

B.Gồm 4 phần

C.Gồm 5 phần

D.Gồm 6 phần

Đáp án: A

Câu 17. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn bát cú

B.Thất ngôn tứ tuyệt

C.Tự do

D.Ngũ ngôn

Đáp án: C

Câu 18. Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có ý nghĩa gì?

A.Phơi bày sự khốc liệt của chiến tranh.

B.Thể hiện sự lạc quan của người lính.

C.Cho thấy chất thơ trong gian khổ

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Nhan đề bài thơ có nhiều ý nghĩa:

- Hình ảnh những chiếc xe phơi bày sự khốc liệt.

- Hai chữ “bài thơ” cho thấy chất thơ mộng.

- Hình ảnh người lính vượt qua những gian khổ để thấy chất thơ từ trong hiện thực là biểu tượng cho sự lạc quan.

Câu 19. Cảm xúc bao trùm lên Bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì?

A.Nỗi nhớ thương đồng đội

B.Sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

C.Sự xót xa của người lính với đồng đội

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Bài thơ xoay quanh sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội.

Câu 20. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

A.Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả

B.Biểu cảm, tự sự, miêu tả

C.Miêu tả, tự sự, thuyết minh

D.Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Đáp án: B

Câu 21. Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào?

A.Cùng viết về người lính

B.Cùng viết theo thể thơ tự do

C.Cùng nói lên sự hi sinh của người lính

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Cả hai bài thơ đều giống nhau từ thể thơ đến nội dung tư tưởng

Câu 22. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là?

A.Những chiếc xe

B.Người lính

C.Thiên nhiên

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Câu 23. Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

A.So sánh

B.Nhân hóa

C.Liệt kê

D.Nói quá

Đáp án: C

Câu 24. Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.Nhân hóa và hoán dụ

B.Nhân hóa và ẩn dụ

C.Ẩn dụ và hoán dụ

D.Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Đáp án: C

Câu thơ sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ ở hình ảnh “trái tim”

Câu 25. Chọn đáp án đúng nhất. Đâu là động lực lớn nhất giúp người lính lái xe vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ?

A.Vì những người thân yêu ở quê hương đang chờ đợi

B.Vì những lợi ích sau cuộc chiến

C.Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước

D.Vì chỉ thị của Nhà nước

Đáp án: C

Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước là mục tiêu lớn nhất của người lính lái xe.

Câu 26. Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

A.Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm

B.Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội

C.Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Những người lính hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, phẩm chất dũng cảm và tinh thần vì đồng bào

Câu 27. Chọn đáp án đúng nhất Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

A.Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

B.Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

C.Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

D.Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Đáp án: A

Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích lớn nhất là làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

Câu 28.Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?

A.Tư thế hiên ngang

B.Tinh thần sôi nổi

C.Tấm lòng vì miền Nam đáng quý

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Hình tượng người lính được khắc họa trên nhiều phương diện.

Câu 29. Hình ảnh những chiếc xe được tác giả miêu tả như thế nào?

A.Trần trụi, chân thực

B.Lãng mạn, thi vị

C.Phóng đại, cường điệu

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 30. Qua những hình ảnh những chiếc xe không kính ta thấy tác giả là người như thế nào?

A.Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh

B.Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn

C.Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Hình ảnh những chiếc xe đã cho thấy tác giả là người am hiểu, lạc quan và gắn bó với đời sống chiến đấu.

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống