Lý thuyết Sinh học 8 Bài 52 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Tải xuống 7 1.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện môn Sinh học lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện  Sinh học lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: 

SINH HỌC 8 BÀI 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

- Phản xạ có điểu kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

STT Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
1 Tay phải chạm vào vật nóng, rụt tay lại X  
2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra X  
3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ   X
4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc X  
5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học   X
6 Chảng dại gì mà chơi/đùa với lửa   X

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Sự hình thành

- Phản xạ có điều kiện được hình thành khi có sự kết hợp giữa một kích thích gây phản xạ không điều kiện với một kích thích bất kì (tín hiệu) và phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (hay, chi tiết)

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

- Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất. Đó là ức chế tắt dần PXCĐK

- Ý nghĩa:

   + Đảm bảo với sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

   + Hình thành các thói quen và tập quán tốt của con người.

III. Tính chất và ý nghĩa của phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện được hình thành qua quá trình luyện tập, dễ mất nếu không được củng cố, không di truyền được.

- Phản xạ có điều kiệ dễ thay đổi giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Câu 1: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?

A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.

B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.

C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Lời giải

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

+ Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.

+ Hình thành các thói quen tập tính tốt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Mang tính chất cá thể, không di truyền

B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống

C. Dễ mất đi khi không được củng cố

D. Số lượng không hạn định

Lời giải

Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?

A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Cung phản xạ đơn giản

C. Mang tính chất bẩm sinh

D. Bền vững theo thời gian

Lời giải

Phản xạ có điều kiện có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?

A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần

B. Môi tím tái khi trời rét

C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc

D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu

Lời giải

Môi tím tái khi trời rét là phản xạ không điều kiện, không chịu sự tham gia điều khiển của vỏ não.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?

A. Co chân lại khi bị kim châm

B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức

C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu

D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc

Lời giải

Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức là phản xạ có điều kiện, có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. Bỏ chạy khi có báo cháy

B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa

C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức

D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng

Lời giải

Bỏ chạy khi có báo cháy là phản xạ có điều kiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?

A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

C. Vã mồ hôi khi ăn đồ nóng

D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

Lời giải

Vã mồ hôi khi ăn đồ nóng là phản xạ không điều kiện.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó?

A. Đacuyn

B. Simson

C. I.V. Paplôp

D. Menđen

Lời giải

I.V. Paplôp là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?

A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện

B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn

C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây?

A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Các vùng chức năng của vỏ não

C. Kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của đường liên hệ thần kinh tạm thời.

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống