38 câu Trắc nghiệm Nam châm vĩnh cửu có đáp án 2023 – Vật lí lớp 9

Tải xuống 5 5.7 K 39

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Nam châm vĩnh cửu có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật Lí 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 38 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Nam châm vĩnh cửu có đáp án – Vật lí lớp 9:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 21 có đáp án: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 9

Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Câu 1: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu

B. Hai nữa đều mất hết từ tính.

C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.

D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa thì mỗi nửa sẽ tạo thành thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

→ Đáp án D

Câu 2: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.

D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Khi đặt một kim nam châm ở một vị trí xác định ta thấy kim nam châm luôn hướng theo hướng Bắc – Nam địa lí. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, sau khi cân bằng kim nam châm lại trở về theo hướng Bắc - Nam địa lí. Điều này chứng tỏ Trái Đất là một nam châm, có cực Bắc của nam châm là cực Nam địa lí và cực Nam của nam châm là cực Bắc địa lí.

⇒ Có thể coi Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất

→ Đáp án D

Câu 3: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo

B. Dùng nam châm

C. Dùng kìm

D. Dùng một viên bi còn tốt

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng nam châm vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt

→ Đáp án B

Câu 4: Hai nam châm được đặt như sau:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.

B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.

C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.

D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.

Hai nam châm trong ống có cực cùng tên ở gần nhau ⇒ chúng đẩy nhau. Lực đẩy này cân bằng với trọng lực làm thanh nam châm ở trên lơ lửng

→ Đáp án B

Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

A. La bàn

B. Loa điện

C. Rơ le điện từ

D. Đinamo xe đạp

Rơ le điện từ có một nam châm điện không có nam châm vĩnh cửu

→ Đáp án C

Câu 6: : Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực

B. Hai cực

C. Ba cực

D. Bốn cực

Nam châm vĩnh cửu có hai cực: Cực Bắc và cực Nam

→ Đáp án B

Câu 7: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

A: không thể vì chưa biết thanh còn lại có phải là sắt hay không.

B: không thể vì thanh còn lại là nam châm thì mới đẩy.

C: có thể vì nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam

D: không thể

→ Đáp án C

Câu 8: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính có thể hút các vật bằng sắt

→ Đáp án C

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng.

Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Trên thanh nam châm hai từ cực hút sắt mạnh nhất

→ Đáp án C

Câu 10: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau

→ Đáp án B

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút).

B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm.

C. Khi bẻ gãy nam châm, ta có thể tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?

A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.

B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.

C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.

D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét gạch chéo.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam châm đặt trên mũi nhọn cố định ?

A. Cực Bắc của nam châm chỉ về hướng Đông địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về hướng Tây địa lí.

B. Cực Bắc của nam châm chỉ về hướng Nam địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về hướng Bắc địa lí.

C. Cực Bắc của nam châm chỉ về hướng Bắc địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về hướng Nam địa lí.

D. Các cực định hướng tự do không theo quy luật nào.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm

A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.

B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.

C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.

D. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.

Câu 15: Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại  là nam châm?

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.

B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.

C. Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại.

D. Đo thể tích và khối lượng thang kim loại.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau?

A. Nếu đưa cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần cực Bắc của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau.

B. Nếu đưa cực Nam của nam châm thứ nhất lại gần cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau.

C. Nếu đưa cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ hút nhau.

D. Cả 3 hiện tượng A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 17: Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là

A. Một thanh nam châm thẳng.

B. Một kim nam châm.

C. Một cuộn dây.

D. Một thanh kim loại.

Câu 18: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào đúng?

A. Cả hai thanh đều là nam châm.

B. Cà hai thanh đều không phải là nam châm.

C. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại là thép.

D. Cả 3 thông  tin A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 19: La bàn là dụng cụ để xác định

A. Phương hướng.

B. Nhiệt độ.

C. Độ cao.

D. Hướng gió thổi.

Câu 20: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?

A. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.

B. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc.

C. Kim nam châm có thể chỉ hướng bất kì.

D. Các phương án A, B, C đều đúng.

Câu 21: Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?

A. Vì xung quanh trái đất có từ trường.

B. Vì Trái Đất như một nam châm khổng lồ, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.

C. Vì Trái Đât luôn tự quanh xung quanh trục của nó.

D. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh Mặt Trời.

Câu 22: Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu? 

A.La bàn, bóng đèn huỳnh quang

B.Bút thử điện

C.Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp 

D. Đi – na – mô xe đạp, la bàn

Câu 23: Bạn Bình có một thanh nam châm thẳng như trên hình vẽ. Do vô tình thanh nam châm bị gãy ra làm hai nửa bằng nhau. Khi để tự do, hai nửa này có thể chỉ hướng như la bàn không? 

A.Không, vì hai nửa này đã mất hết từ tính

B.Không, vì mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ

C.Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ khác tên ở hai đầu

D.Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?

A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.

B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.

C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.

D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét gạch chéo.

Câu 25: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A.Phần giữa của thanh

B.Chỉ có từ cực Bắc

C.Cả hai từ cực.

D.Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 26: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau

C. Khi hai cực Nam để gần nhau

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 27: Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện? 

A.Bóng đèn dây tóc

B.Bàn là điện

C.Rơ le điện từ

D.La bàn

Câu 28: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất:

A. Phần giữa của thanh

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Câu 29: Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

A. Đông – Tây

B. Đông bắc - Tây nam

C. Bắc – Nam

D. Tây bắc - Đông Nam

Câu 30: Khi loa điện hoạt động, bộ phận nào trong loa trực tiếp phát ra âm thanh? 

A.Màng loa 

B.Cuộn dây

C.Nam châm điện   

D.Dòng điện

Câu 31: Nam châm vĩnh cửu có:

A. một cực

B. hai cực

C. ba cực

D. bốn cực

Câu 32: Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành

A. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính.

B. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một từ cực .

C. những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực .

D. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính.

Câu 33: Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở

A. từ cực Bắc của nam châm.

B. phần thẳng của nam châm.

C. phần cong của nam châm.

D. hai từ cực của nam châm.

Câu 34: Trong bệnh viện, để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn thì bác sĩ sẽ dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây? 

A.Dùng kéo 

B.Dùng kìm

C.Dùng nam châm   

D.Dùng kim khâu

Câu 35: Tương tác giữa hai nam châm:

A. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau.

B. các từ cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau.

C. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau.

D. các từ cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau.

Câu 36: Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng

A. Đông - Nam.

B. Bắc - nam.

C. Tây - Nam

D. Tây - Bắc

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?

A. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam.

B. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm mới

C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.

D. Nam châm có tính hút được sắt, niken.

Câu 38: Nam  châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây?

A. Sắt, nhôm, vàng.

B. Sắt, thép, niken.

C. Nhôm, đồng, chì.

D. Sắt, đồng, bạ

Bài giảng Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống