25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Tải xuống 3 2.5 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 16 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 16 có đáp án: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16 có đáp án: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BÀI 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền quản lí.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền quyết định.

D. Quyền làm chủ.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó (SGK/ trang 45).

Câu 2: Quyền chiếm hữu là

A. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.

B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

C. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản (SGK/ trang 45).

Câu 3: Quyền định đoạt là

A. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.

B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

C. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ (SGK/ trang 45).

Câu 4: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Nhà nước … quyền sở hữu hợp pháp của công dân”

A. Công nhận và chịu trách nhiệm.

B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm.

C. Công nhận và đảm bảo.

D. Công nhận và bảo hộ.

Đáp án: D

Giải thích: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân (SGK/ trang 45).

Câu 5: Phương án nào sau đây là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân?

A. Không tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

B. Khi vay, nợ không cần trả nợ đầy đủ, đúng hẹn.

C. Không xâm phạm tài sản của người khác

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước (SGK/ trang 45).

Câu 6: Công dân có quyền sở hữu về

A. thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở.

B. tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

C. vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: 

Giải thích: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế (SGK/ trang 45).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân?

A. Trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

B. Mượn và làm mất tài sản của người khác nhưng không chịu bồi thường.

C. Tự ý sử dụng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.

D. Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đáp án: 

Giải thích: Trả nợ đầy đủ và đúng hạn là tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Câu 8: Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, mỗi công dân cần phải thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Nắm vững các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Chủ động có các biện pháp bảo vệ, quản lý tài sản của bản thân.

C. Đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị như ô tô, xe máy, …

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, mỗi công dân nên nắm vững các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân; chủ động có các biện pháp bảo vệ, quản lý tài sản của bản thân, đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị như ô tô, xe máy,…

Câu 9: Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước KHÔNG nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước không nên quản lý hay trông coi các tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì đó là tài sản riêng của họ, Nhà nước không có quyền quản lý.

Câu 10: Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, công dân phải có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tôn trọng quyền sở hữu của tổ chức, của tập thể, của Nhà nước.

B. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo pháp luật.

C. Trong quá trình mượn, nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 11: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân?

A. Lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của người khác để xây nhà.

B. Sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin với sự đồng ý của chủ sở hữu.

C. Phát hiện cổ vật quý hiếm trong vườn nhà, đem nộp cho chính quyền.

D. Cha mẹ cho con ngôi nhà do mình đứng tên.

Đáp án: A

Giải thích: Lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của người khác để xây nhà là hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

Câu 12: Công dân có quyền sở hữu đối với loại tài sản nào sau đây?

A. Tiền bạc, của cải do cá nhân vô tình nhặt được.

B. Những tài sản của cá nhân do làm ăn phi pháp mà có.

C. Những thu nhập hợp pháp do mình làm ra.

D. Các cổ vật có giá trị văn hoá - lịch sử do cá nhân phát hiện.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp do mình làm ra.

Câu 13: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về tôn trọng tài sản của người khác?

A. Vay thì trả, chậm thì đền.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

D. Thắng không kiêu bại không nản.

Đáp án: A

Giải thích: “Vay thì trả, chậm thì đền” có ý nghĩa là phải biết tôn trọng tài sản của người khác. Đã vay là phải trả lại đầy đủ, đúng hẹn. Đã mượn thì phải giữ gìn cẩn thận, nếu lỡ làm hư hỏng thì phải sửa chữa hoặc bồi thường cho chủ sở hữu.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 14: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào sau đây?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Bà B có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tất cả tài sản, vốn, cổ phần,… của bản thân và công ty.

Câu 15: Khi em nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lấy tiền bỏ lại ví.

B. Lặng lẽ giấu làm của riêng.

C. Gửi cơ quan địa phương để trả lại người bị mất.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Đáp án: C

Giải thích: Khi nhặt được được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lý hoặc tìm lại chủ nhân của đồ vật đó.

Câu 16: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Đáp án: B

Câu 17: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 18: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?

A. Trung thực.

B. Tự trọng.

C. Liêm khiết.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 19: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 7 năm đến 15 năm.

B. Từ 5 năm đến 15 năm.

C. Từ 5 năm đến 10 năm.

D. Từ 1 năm đến 5 năm.

Đáp án: A

Câu 20: Nhà nước … quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Trong dấu “…” đó là?

A. Công nhận và chịu trách nhiệm.

B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm.

C. Công nhận và đảm bảo.

D. Công nhận và bảo hộ.

Đáp án: D

Câu 21: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 22: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Quyền tranh chấp.

Đáp án: A

Câu 23: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Đáp án: A

Câu 24: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?

A. Quyền định đoạt.

B. Quyền khai thác.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Đáp án: A

Câu 25: Chiếm hữu bao gồm ?

A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.

B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.

D. Cả A,B.

Đáp án: D

Xem thêm
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (trang 1)
Trang 1
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (trang 2)
Trang 2
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống