27 câu Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án 2023 - Ngữ văn 8

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Nhớ rừng có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 - Nhớ rừng có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 27 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án - Ngữ văn 8:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

Nhớ rừng

Bài giảng: Nhớ rừng

Câu 1: Nội dung bài thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ là gì?

A. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.

B. Niềm khao khát sự tự do một cách mãnh liệt.

C. Khơi dậy lòng yêu nước một cách thầm kín của người dân mất nước sống cảnh đời nô lệ, phụ thuộc.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Chọn đáp án: D

Câu 2: Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Chọn đáp án: A

Câu 3: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.

D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

Chọn đáp án: B

Câu 4: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt , vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Chọn đáp án: D

Câu 5: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Chọn đáp án: B

Câu 6: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?

A. Thanh Tịnh

B. Thế Lữ

C. Tế Hanh

D. Nam Cao

Chọn đáp án: B

Câu 7: Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm?

A. 1999

B. 2000

C. 2002

D. 2003

Chọn đáp án: D

Câu 8: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

D. Trước năm 1930.

Chọn đáp án: A

Câu 9: Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.

C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.

D. Cả ba nội dung trên.

Chọn đáp án: D

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?

A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)

B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.

C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.

D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Chọn đáp án: B

Câu 11: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?

A. Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.

B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, húng tráng.

C. Thể thơ thất ngôn bát cú, giọng điệu bi ai, sầu thảm.

D. Thể thơ tứ tuyệt , giọng thơ sầu thảm, thống thiết.

Chọn đáp án: B

Câu 12: Vì sao con hổ lại bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú?

A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục, mất tự do.

B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.

C. Vì ở đây không xứng với thị thế và sức mạnh của nó , nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Chọn đáp án: D

Câu 13: Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?

A. Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn.

B. Là khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.

C. Là khung cảnh tầm thường, giả tạo, đáng lên án.

D. Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy.

Chọn đáp án: B

Câu 14: Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú (Nhớ rừng, Thế Lữ) thực chất là hình ảnh của ai?

A. Người nông dân trước cách mạng tháng tám, 1945.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.

C. Hình ảnh người sĩ phu yêu nước.

D. Hình ảnh người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/ 1945.

Chọn đáp án: D

Câu 15: Hoài Thanh cho rằng: “ Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.

B. Giàu nhịp điệu.

C. Giàu hình ảnh.

D. Giàu giá trị tạo hình.

Chọn đáp án: A

Câu 16: Năm sinh năm mất của Thế Lữ là :

A. 1907 - 1988

B. 1907 - 1989

C. 1905 - 1998

D. 1905 - 1990

Chọn đáp án: B

Câu 17: Quê gốc của Thế Lữ ở đâu?

A. Hải Phòng

B. Hà Nội

C. Bắc Ninh

D. Bắc Giang

Chọn đáp án: C

Câu 18: Thế Lữ có vị trí như thế nào trong Thơ mới?

A. Là cầu nối giữa thơ cũ và Thơ mới.

B. Là người cuối cùng ra nhập hàng ngũ Thơ mới.

C. Là người ngăn cản sự phát triển của Thơ mới.

D. Là người tiêu biểu người cắm ngọn cờ cho Thơ mới.

Chọn đáp án: D

Câu 19: Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước năm 1930.

B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Chọn đáp án: B

Câu 20: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Chọn đáp án: C

Câu 21: Khổ thơ 1 và 4 thể hiện tâm trạng nào của con hổ khi ở trong vờn bách thú?

A. Tuyệt vọng, buồn bã

B. Uất hận, chán chường, bất lực

C. Buồn bã, hi vọng một ngày được thoát khỏi thực tại

D. Đau đớn, tuyệt vọng

Chọn đáp án: B

Câu 22: Biện pháp tu từ nào sau đây không được tác giả sử dụng trong bài?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Điệp từ

Chọn đáp án: C

Câu 23: Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng?

A. Lấy tâm trạng con hổ để nói về tâm trạng con người.

B. Miêu tả cái cao cả, phi thường.

C. Không hòa nhập với thế giới tầm thường, vô nghĩa.

D. Nhớ tiếc quá khứ.

Chọn đáp án: B

Câu 24: Câu "Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua" thuộc kiểu câu nào?

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu nghi vấn

D. Câu cảm thán

Chọn đáp án: A

Câu 25: Vì sao con hổ lại bực bội và chán ghét cảnh sông ở vườn bách thú?

A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục mất tự do.

B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.

C. Vì ở đây không xứng với vị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.

D. Tất cả đều đúng.

Chọn đáp án: D

Câu 26: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?

A. Cảnh núi rừng hùng vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.

B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối.

C. Cảnh đại ngàn bao la rộng lớn.

D. Gồm cả 2 ý A và B.

E. Gồm cả 2 ý B và C

Chọn đáp án: D

Câu 27: Nội dung của bài thơ là

A. Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu săc nỗi chán ghét thực tại tầm thường.

B. Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

C. Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.

D. Tất cả đều đúng

Chọn đáp án: D

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống