25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án 2023: Tự lập

Tải xuống 4 2.1 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 10: Tự lập có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 10 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 10 có đáp án: Tự lập (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án: Tự lập:

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BÀI 10: TỰ LẬP

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Tự làm, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình được gọi là gì?

A. Trung thành.

B. Tự lập.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: B

Giải thích: Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình (SGK/ trang 26).

Câu 2: Người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người:

A. Biết dựa vào người khác.

B. Lợi dụng người khác.

C. Lười lao động.

D. Không tự lập.

Đáp án: D

Giải thích: Tự lập là không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Câu 3: Trái nghĩa với tự lập là

A. tự tin.

B. ỷ lại.

C. tự chủ.

D. ích kỉ.

Đáp án: B

Giải thích: Ỷ lại là luôn dựa dẫm vào công sức của người khác một cách quá đáng, tự bản thân không chịu cố gắng.

Câu 4: Người có tính tự lập sẽ nhận được điều gì?

A. Gặp khó khăn trong cuộc sống.

B. Thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.

C. Được mọi người nhờ vả nhiều.

D. Bị mọi người xa lánh, cô lập.

Đáp án: B

Giải thích: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người (SGK/ trang 26)

Câu 5: Tự lập thể hiện điều gì ở mỗi người:

A. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân để đương đầu với khó khăn, thử thách.

B. Ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống và trong công việc.

C. Cả A và B.

Đáp án: C

Giải thích: Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân để đương đầu với khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống và trong công việc (SGK/ trang 26).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 6: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi bàn về tính tự lập?

A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.

C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tn cậy khi gặp khó khăn.

Đáp án: B

Giải thích: Ai cũng nên có tính tự lập, bất kể nhà giàu hay nghèo.

Câu 7: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” có ý nghĩa gì?

A. Trân trọng, yêu mến người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

B. Coi thường người nghèo.

C. Coi thường người thành công.

D. Lợi dụng người có tiền.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” muốn khuyên chúng ta đừng sợ phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên cơ đồ, sự nghiệp thì càng đáng kính trọng và khâm phục.

Câu 8: Phương án nào sau đây biểu hiện đức tính tự lập?

A. Không giao tiếp, tiếp xúc với những người xung quanh.

B. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác.

C. Vay tiền để đi chơi game.

D. Tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải xong một bài toán khó.

Đáp án: D

Giải thích: Tự giải được bài toán khó là biểu hiện của tính tự lập. Sau khi giải xong bài thì có thể tham khảo đáp án để kiểm tra xem mình làm có đúng hay không.

Câu 9: Quan niệm nào sau đây đúng khi bàn về tính tự lập?

A. Bất cứ ai cũng đều cần rèn luyện tính tự lập.

B. Chỉ học sinh mới cần tự lập.

C. Chỉ người nghèo mới cần tự lập.

D. Chỉ người lớn mới cần tự lập.

Đáp án: A

Giải thích: Bất cứ ai cũng cần rèn luyện tính tự lập.

Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đấy nói về tính tự lập?

A. Ăn chắc mặc bền.

B. Đồng cam cộng đồng.

C. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

D. Chọc gậy bánh xe.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là con người phỉa biết lao động, tự thân tự lập kiếm sống cho bản thân, không nên dựa dẫm vào người khác, có làm thì mới có cái để ăn, không làm thì phải nhịn đói.

Câu 11: Người sống tự lập thường đạt được điều nào sau đây?

A. Luôn kiểm soát và làm chủ được cuộc sống của bản thân.

B. Dành được sự tin tưởng, tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh.

C. Luôn thành công trong cuộc sống.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu hỏi vận dụng:

Câu 12: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là Y lại giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó tự giác lấy sách vở ra học bài, không cần ai phải nhắc nhở. Việc làm đó thể hiện Y là người như thế nào?

A. Người tự lập.

B. Người ỷ lại.

C. Người tự tin.

D. Người tự ti.

Đáp án: A

Giải thích: Y tự giác giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát rồi học bài là thể hiện cho đức tính tự lập.

Câu 13: Chị M dù đã 20 tuổi rồi nhưng vẫn không chịu làm việc nhà, thường để cho bố mẹ hoặc đùn đẩy cho em trai làm hết. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Chị M là người ích kỉ.

B. Chị M là người tự lập.

C. Chị M là người ỷ lại.

D. Chị M là người tự ti.

Đáp án: C

Giải thích: Chị Mai là người ỷ lại, không có tính tự lập.

Câu 14: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày?

A. Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

B. Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

C. Tự giặt quần áo.

D. A, B, C đúng

Đáp án: D

Câu 15: Việc làm của ai dưới đây là biểu hiện của tự lập?

A. Doanh nghiệp của ông lấy trộm ý tưởng kinh doanh từ doanh nghiệp khác.

B. M luôn mượn vở của bạn để chép bài tập về nhà cô giáo.

C. Vì chữ xấu nên H thường dành thời gian để luyện viết hàng ngày.

D. K luôn nhờ vả, dựa dẫm vào mọi người xung quanh từ việc nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích: Hành động tự giác rèn chữ mỗi ngày của H vì biết chữ mình xấu là thể hiện của tính tự lập.

Câu 16: Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại.

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập.

D. Bạn Q là người vô ý thức.

Đáp án: A

Câu 17: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Mọi người kính trọng.

C. Trưởng thành hơn.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 18: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự lập.

B. E là người ỷ lại.

C. E là người tự tin.

D. E là người tự ti.

Đáp án: A

Câu 19: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Đáp án: A

Câu 20: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 21: Câu tục ngữ: Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 22: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là ?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 23: Các hoạt động thể hiện tính tự lập là?

A. Đi học đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 24: Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 25: Đối lập với tự lập là?

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Ỷ lại.

Đáp án: D

Xem thêm
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án 2023: Tự lập (trang 1)
Trang 1
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án 2023: Tự lập (trang 2)
Trang 2
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án 2023: Tự lập (trang 3)
Trang 3
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 có đáp án 2023: Tự lập (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống