25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 có đáp án 2023: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Tải xuống 3 2.1 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 9 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 9 có đáp án: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 có đáp án: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống bình yên.

B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. (SGK/ trang 24)

Câu 2: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Dân tộc.

B. Cộng đồng dân cư.

C. Cộng đồng.

D. Dân số.

Đáp án: B

Giải thích: Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. (SGK/ trang 23)

Câu 3: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú được gọi là?

A. Xây dựng gia đình văn hóa.

B. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

C. Xây dựng nếp sống văn hóa.

D. Xây dựng văn hóa.

Đáp án: C

Giải thích: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho đời sống văn hóa tình thần ngày càng lành mạnh, phong phú (SGK/ trang 23)

Câu 4: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

A. Học sinh.

B. Mọi công dân.

C. Tổ trưởng tổ dân phố.

D. Trưởng thôn.

Đáp án: B

Giải thích: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân.

Câu 5: Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì?

A. Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở.

B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

C. Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho đời sống văn hóa tình thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng. (SGK/trang 23)

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 6: Biểu hiện sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.

B. Mở nhạc to vào thời điểm đêm khuya.

C. Tham gia quét dọn đường phố sạch sẽ.

D. Mọi người có thói quen vứt rác ở một góc phố.

Đáp án: C

Giải thích: Tham gia quét dọn đường phố sạch sẽ là biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 7: Phương án nào sau đây là hành động không góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Xem bói, mê tín dị đoan.

B. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.

C. Sinh đẻ có kế hoạch.

D. Không tụ tập đánh bài bạc, hút chích.

Đáp án: A

Giải thích: Chúng ta cần bài trừ bói toán, các hoạt động mê tín dị đoan để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 8: Phương án nào sau đây thể hiện một cộng đồng dân cư KHÔNG làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

A. Tất cả các vụ vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý công tâm.

B. Vẫn còn vài gia đình duy trì phong tục tảo hôn.

C. Chấp hành tốt chủ trương và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

D. Mỗi gia đình đều có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở.

Đáp án: B

Giải thích: Tảo hôn là việc lấy chồng, lấy vợ khi một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Thực trạng này nên được loại bỏ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự trưởng thành của trẻ em mà còn tước đoạt quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, dân tộc.

Câu 9: Hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn.

B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc.

C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận.

D. Vứt rác bừa bãi.

Đáp án: A

Giải thích: Đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn là hành động góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Câu 10: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây KHÔNG thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Tương thân tương ái.

C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo.

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Đáp án: C

Giải thích: “Đâm bị thóc, chọc bị gạo” là hành động khích bác, xúi bẩy người này xích mích, gây gổ với người kia để gây bất hòa.

Câu 11: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư yêu cầu mỗi người dân phải

A. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

B. tham gia rất tệ nạn xã hội.

C. nghe theo các tin đồn nhảm.

D. ủng hộ lối sống mất đoàn kết.

Đáp án: A

Giải thích: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư yêu cầu mỗi người dân phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 12: Trong lúc ăn sáng tại căn tin của trường, U vứt giấy lau vương vãi khắp nền nhà dù có sọt rác, nên K nhắc nhở U bỏ rác đúng nơi quy định. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về hành vi trên?

A. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì không ai cấm.

B. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì chủ quán sẽ dọn.

C. Nên bỏ rác đúng nơi quy định để thể hiện là người có văn hóa, trách nhiệm.

D. Vứt rác ở đâu cũng được vì đó là căn tin chứ không phải lớp học.

Đáp án: C

Giải thích: Dù ở đâu thì chúng ta cũng nên bỏ rác đúng nơi quy định.

Câu 13: Phương án nào sau đây là biểu hiện không có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa?

A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẻm vì không ai biết.

B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố.

C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng.

D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm.

Đáp án: A

Giải thích: An nên có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, bỏ rác vào thùng rác hoặc mang đến bãi rác chứ không nên vứt bừa bãi ra đường, gây mất vệ sinh.

Câu 14: Sáng thứ Bảy, bác trưởng thôn đến từng nhà thông báo mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ. Tất cả mọi người đều vui vẻ mang dụng cụ lao động ra làm. Chỉ có gia đình ông B là không tham gia, ông nói đó là công việc của lao công, của công nhân môi trường nên mình không cần làm. Nếu là bác trưởng thôn thì em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm đến ông B và tiếp tục điều phối mọi người làm.

B. Nhắc nhở cả thôn nên xa lánh gia đình ông B.

C. Phạt gia đình ông B về tài chính vì không tham gia.

D. Giải thích cho ông B hiểu về trách nhiệm của mỗi người với môi trường sống chung.

Đáp án: D

Giải thích: Cách hành xử của ông Bảy là sai, đáng phê phán. Em nên giải thích và khuyên nhủ ông nên tham gia dọn dẹp với mọi người.

Câu 15: Ngày Thương binh liệt sĩ hàng năm, xã em luôn tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, đến nghĩa trang liệt sĩ để lau dọn các mộ phần và trồng hoa ở đó. Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?

A. Không cần thiết vì dù sao đó cũng là những người mất lâu rồi.

B. Cảm thấy hành động đó không có ích gì.

C. Đây là hành động bổ ích để bày tỏ lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

D. Đây là hành động tốn thời gian nên không cần thiết.

Đáp án: C

Giải thích: Việc tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, đến nghĩa trang liệt sĩ để lau dọn các mộ phần và trồng hoa là hành động bổ ích để bày tỏ lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Câu 16: Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là

A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau

B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh. 

C. Tệ nạn ngày càng phổ biết 

D. Không giữ vững trật tự an ninh

Đáp án: B

Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây.

A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết

B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố

C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng

D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm

Đáp án: A

Câu 18: Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?

A. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

C. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 19: Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? 

A. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm

B. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm

C. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 20: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống bình yên.

B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 21: Câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần nói đến điều gì?

A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng nếp sống văn minh.

Đáp án: A

Câu 22: Biểu hiện cụ thể của cộng đồng dân cư là?

A. Làng.

B. Thôn.

C. Tổ dân phố. 

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 23: Biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: 

A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.

B. Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.

C. Quét dọn đường phố sạch sẽ

D. Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố 

Đáp án: C

Câu 24: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là?

A. Dân tộc.

B. Cộng đồng dân cư.

C. Cộng đồng.

D. Dân số.

Đáp án: B

Câu 25: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?

A. Tránh các việc làm xấu.

B. Tham gia những hoạt động vừa sức.

C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Xem thêm
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 có đáp án 2023: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (trang 1)
Trang 1
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 có đáp án 2023: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (trang 2)
Trang 2
25 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9 có đáp án 2023: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống