42 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án 2023: Hợp tác cùng phát triển

Tải xuống 3 3.6 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 42 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9 sắp tới.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 có đáp án: Chí công vô tư (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án: Hợp tác cùng phát triển.

Trắc nghiệm GDCD 9

Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Câu 1: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

A. 11/2/2006.

B. 11/1/2007.

C. 13/2/2007.

D. 2/11/2006.

Đáp án B

Câu 2: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.

B. Giao lưu.

C. Đoàn kết.

D. Hợp tác.

Đáp án D

Câu 3: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Đáp án A

Câu 4: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

A. 61.

B. 62.

C. 63.

D. 64.

Đáp án C

Câu 5: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 6: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Đáp án C

Câu 7: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Đáp án D

Câu 8: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 9: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

A. 28/7/1995.

B. 24/6/1995.

C. 28/7/1994.

D. 27/8/1994.

Đáp án A

Câu 10: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.

C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.

D. Cả A,B,C.

Đáp án A

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.

B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.

C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.

D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 12: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc

A. chỉ cần hai bên cùng có lợi.

B. một bên làm và cùng hưởng lợi.

C. cùng làm và một bên được hưởng lợi.

D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

Câu 13: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.

B. bình đẳng cùng có lợi.

C. cá lớn nuốt cá bé.

D. không bên nào có lợi.

Câu 14: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm

A. 2006

B. 2007

C. 2008

D. 2009

Câu 15: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.

B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.

D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

Câu 16: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

A. Cầu Nhật Tân.

B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

C. Cầu Long Biên.

D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 17: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. đối tác

B. hợp tác

C. giúp đỡ

D. chia sẻ.

Câu 18: Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 19: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

A. Ngăn chặn chiến tranh

B. Hạn chế sự bùng nỗ dân số.

C. Chạy đua vũ trang

D. Bảo vệ môi trường.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.

B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.

C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

Câu 21: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

A. chấp nhận phân thua thiệt về mình.

B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.

C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.

D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Câu 22: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.

B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..

C. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập...

D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.

Câu 23: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.

B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.

C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.

D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

Câu 24: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.

B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bồi cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.

D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

Câu 25: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gi?

A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.

B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.

C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.

D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.

Câu 26: Hợp tác cùng phát triển sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?

1. Xóa bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.

2. Giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu.

3. Tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau.

4. Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc.

5. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.

6. Thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội.

7. Góp phần xây dựng môi trường hòa bình.

8. Các bên có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình phát triển.

A. 2, 3, 4, 6, 7, 8.

B. 1, 2, 3, 4, 6, 7.

C. 1, 3, 5, 6, 7, 8.

D. 1, 3, 5, 6, 7, 8.

Câu 27: Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?

A. 18.7.1998.

B. 28.7.1995.

C. 15.8.1997.

D. 27.8.1995.

Câu 28: Để cùng nhau hợp tác giải quyết tốt những vấn đề câp thiết của nhân loại, đòi hỏi mỗi chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động nào sau đây?

1. Các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

3. Vứt xác gia cầm chết ra sông, hồ, kênh rạch.

4. Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy.

5. Tuyên truyền về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

6. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để kinh doanh.

7. Chủ động tìm hiểu và phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo.

8. Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.

B. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

C. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.

D. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 29: Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi 

A. Con người có ý thức được về chúng.

B. Tìm ra được nguyên nhân của chúng.

C. Có sự hợp tác quốc tế.

D. Con người có đủ phương tiện cần thiết.

Câu 30: Những trường hợp nào sau đây cần phải phê phán?

1. Nước lớn tìm cách gây sức ép và buộc nước nhỏ phải tuân theo.

2. Việt Nam cử chuyên gia sang hướng dẫn cách trồng lúa cho nông dân một số nước.

3. Quan hệ tình dục bừa bãi.

4. Sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

5. Khai thác rừng đầu nguồn.

6. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

7. Tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài.

8. Phối hơp với cảnh sát quốc tế truy bắt tội phạm quốc tế.

A. 1, 2, 3, 5, 7.

B. 1, 3, 5, 6, 8.

C. 1, 3, 4, 5, 7.

D. 2, 4, 5, 6, 8.

Câu 31: Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong thời gian nào?

A. 8.1997.

B. 11.1997.

C. 8.2006.

D. 11.1998.

Câu 32:  Đảng và Nhà nước ta xác định việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới phải dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

3. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các bất đồng.

4. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn.

5. Giải quyết các tranh chấp, bất đông bằng thương lượng hòa bình.

6. Phản đối mọi âm mưu và hành động bằng thương lượng hòa bình.

7. Bình đẳng cùng có lợi.

8. Không phân biệt chế độ chính trị và xã hội.

A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.

C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 33: Để hợp tác thành công, chúng ta cần phải làm tốt những yêu cầu nào sau đây?

1. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.

2. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.

3. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.

4. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.

5. Phải phân công trách nhiệm rõ ràng.

6. Phải đặt ra mục tiêu chung và cùng nhau giám sát việc thực hiện mục tiêu đó.

7. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đối tác.

8. Thường xuyên giữ liên lạc với đối tác.

A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.

B. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.

Câu 34: Tại sao những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh hiểm nghèo, bùng nổ dân số,.... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới?

A. Vì đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.

B. Vì đó là những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

C. Vì đó là những thách thức rất to lớn.

D. Vì đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.

Câu 35: Việt Nam là một trong những thành viên tham ra sáng lập tổ chức nào sau đây ?

A. ASEM.

B. APEC.

C. WTO.

D. ASEAN.

Câu 36: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

A. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

B. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.

C. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.

D. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.

Câu 37: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác 

A. Phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.

B. Phải hi sinh vì lợi ích của người khác.

C. Không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.

D. Phải tuyệt đối tin tưởng ở nhau.

Câu 38: Để giải quyết được những vấn để toàn cầu thì sự hợp tác quốc tế là một trong những yêu cầu 

A. Không có tính sống còn.

B. Không có tính bắt buộc.

C. Quan trọng và tất yếu.

D. Không quan trọng.

Câu 39: OPEC là tên viết tắt của tổ chức 

A. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường.

B. Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp.

C. Liên hơp quốc.

D. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa.

Câu 40: Việc giải quyết những vấn đề nào sau đây đòi hỏi bắt buộc phải có sự hợp tác quốc tế?

1. Khắc phục ô nhiễm môi trường.

2. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Hạn chế sự bùng nổ dân số.

4. Khắc phục tình trạng đói nghèo.

5. Hạn chế tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.

6. Chống lại và đẩy lùi chủ nghĩa khủng bố.

7. Ngăn ngừa và đẩy lùi nạn cướp biển.

8. Phòng, chống các dịch bệnh hiểm nghèo.

A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

C. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.

D. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.

Câu 41: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức 

A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

B. Hội đồng Hòa bình thế giới.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường

Câu 42: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức 

A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

B. Hội đồng Hòa bình thế giới.

C. Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa.

D. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường.

Xem thêm
42 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án 2023: Hợp tác cùng phát triển (trang 1)
Trang 1
42 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án 2023: Hợp tác cùng phát triển (trang 2)
Trang 2
42 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 có đáp án 2023: Hợp tác cùng phát triển (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống