Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tải xuống 16 1.7 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 16 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và 16 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 

LỊCH SỬ 7 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 

I – THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1427)

1.1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay, chi tiết

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Trước cảnh nước mất, Lê Lợi tổ chức chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ Lam Sơn.

- Khởi nghĩa được đông đảo nhân dân, nghĩa sĩ hưởng ứng, lực lượng tăng lên nhanh chóng.

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay, chi tiết

1.2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn

* Khó khăn:

- Thiếu quân sỹ.

- Thiếu lương thực.

- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

   + Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

   + Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

   + Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.

* Biện pháp giải quyết :

- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh .

- Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công → rút lên núi Chí Linh lần 3 → khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

II – GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)

1.1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô.

- Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An.

- Các trận đánh lớn của ta:

   + Ngày 12 – 10 – 1414, tập kích đồn Đa Căng và giành thắng lợi .

   + Hạ thành Trà Lân.

   + Nghi binh, tập kích, tiêu diệt địch ở ải Khả Lưu, Bồ Ải.

   + Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.

1.2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

- Quân Minh bị bao vây, cô lập.

1.3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối 1426)

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

   + Đạo thứ nhất tiến quân giải phóng Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam.

   + Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Nhị, ngăn chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

   + Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

- Kết qủa: nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay, chi tiết

III – KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀNG THẮNG (CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427)

1.1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

* Hoàn cảnh:

- Tháng 10 -1426, viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy đến Đông Quan.

- Vương Thông quyết định mở cuộc phản công đánh vào Cao Bộ.

* Diễn biến:

- Tháng 11-1426, đạo quân của Vương Thông tiến về Cao Bộ.

- Quân ta bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, quân ta xông ra từ mọi phía tấn công quân địch.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay, chi tiết

* Kết quả: 5 vạn tên địch bị tiêu diệt, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông chạy về Đông Quan.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.

- Đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của chúng.

- Tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu Huyện.

1.2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10- 1427)

* Kế hoạch của địch: đưa 15 vạn viện binh từ TQ sang chia làm 2 đạo:

   + Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

   + Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.

* Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước.

* Diễn biến:

- Tháng 10 -1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết tại ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay tiến quân xuống Xương Giang → quân ta phục kích ở Cần Trạm , Phố Cát…

- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay, chi tiết

* Kết quả:

- Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.

- Cánh quân Mộc Tạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.

- Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

→ Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn .

1.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử:

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Phần 2: 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 

Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Câu 1: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là  

A. Thành Trà Lân.

B. Thành Nghệ An.

C. Diễn Châu.

D. đồn Đa Căng.

Lời giải:

Sau khi kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An được Lê Lợi chấp nhận, ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích vào Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) (1) => Hạ thành Trà Lân (2) => Hạ thành Khả Lưu, Bồ Ải + vây hãm thành Nghệ An (3) => Tiến đánh giải phóng Diễn Châu (4) => Giải phóng Thanh Hóa (5)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  

A. Lũng Nhai

B. Đông Quan

C. Bình Than

D. Như Nguyệt

Lời giải:

Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai. Hội thề chính là một trong những biểu tượng của tinh thần đoàn kết trong bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được gọi là  

A. Lê sơ

B. Lê trung hưng

C. Mạc

D. Trịnh

Lời giải:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam- thời Lê sơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?  

A. Lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng

B. Tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn

C.Tìm cách mua chuộc Lê Lợi

D. Quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Champa

Lời giải:

Trong bối cảnh lực lượng quân Minh còn rất mạnh, nhưng quân Minh vẫn đồng ý tạm thời giảng hòa với Lê Lợi để tìm cách mua chuộc Lê Lợi nhưng không thành công

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  

A. Giảng hòa với quân Minh

B. Chuyển quân vào Nghệ An

C. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động

D. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

Lời giải:

Quyết định chuyển quân vào Nghệ An của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đây nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp giành thắng lợi, chỉ trong vòng 10 tháng (từ 10-1924 đến 8-1925), một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?  

A. tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.

B. giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa. 

C. cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai.

D. chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Lời giải:

Nhiệm vụ của ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc bao gồm:

- Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.

- Cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

- Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 

A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.

C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc.

Lời giải:

- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh để giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chở thuyền là…Lật thuyền cũng là…”  

A. Binh

B. Quân

C. Dân

D. Dân, binh

Lời giải:

Từ thực tế cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã đúc kết được bài học của quần chúng nhân dân trong lịch sử “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là

A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.

B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.

C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.

D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.

Lời giải:

Những năm đầu hoạt động (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp phải nhiều khó khăn do liên tục bị quân Minh tấn công, vây hãm và 3 lần phải rút lên núi Chí Linh. Trong bối cảnh tương quan lực lượng chênh lệch, Lê Lợi đã chủ động giảng hòa với quân Minh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Ai là người đã đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?  

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Chích.

C. Nguyễn Trãi.

D. Trần Nguyên Hãn.

Lời giải:

Trước tình hình quân Minh tấn công, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm thời rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích đã được Lê Lợi chấp nhận.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?  

A. Lê Lai

B. Lê Ngân

C. Trần Nguyên Hãn

D. Lê Sát

Lời giải:

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt chẽ căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút lui

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh?  

A. Tân Bình, Thuận Hóa

B. Tốt Động, Chúc Động

C. Chi Lăng- Xương Giang

D. Ngọc Hồi- Đống Đa

Lời giải:

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã tiêu diệt toàn bộ viện binh do Liễu Thăng chỉ huy, đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?  

A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu

B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An

C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn

D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn

Lời giải:

Sở dĩ Lê Lợi đồng ý kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích do:

+ Đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu có thể đánh ra Bắc và tiến vào Nam đều thuận lợi

+ Nguyễn Chích là người bản địa, thông thạo địa hình Nghệ An

+ Lực lượng của quân Minh càng vào phía Nam càng mỏng

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu khởi nghĩa Lam Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?  

A. Lê Lợi chuyển quân vào Nghệ An

B. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

C. Lê Lợi tiến quân ra Bắc

D. Chiến thắng Tốt Động- Trúc Động

Lời giải:

Sau một thời gian tiến đánh và mở rộng phạm vi chiếm đóng ở khu vực phía Nam, tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc nhằm giành thắng lợi quyết định, kết thúc cuộc chiến tranh. Sự kiện này đã đánh dấu khởi nghĩa Lam Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân

B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo

D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước

- Toàn quân, toàn dân đoàn kết chiến đấu không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc

- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?  

A. Tiến phát chế nhân

B. Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình

C. Thanh dã

D. Đánh nhanh thắng nhanh

Lời giải:

Cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn đều chọn giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.

- Ở cuộc kháng chiến chống Tống, sau trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và nhanh chóng rút quân về nước

- Trong khởi nghĩa Lam Sơn, sau chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, Vương Thông đã vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan. Tại đây Vương Thông thề sẽ rút hết quân đội về nước, cam kết không đem quân xâm lược Đại Việt. Lê Lợi thề sẽ cấp thuyền lương để quân Minh nhanh chóng rút quân về nước thuận lợi

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 7 Bài 19 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống