Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28 (mới 2023 + 16 câu trắc nghiệm): Điện thế nghỉ

Tải xuống 11 3.1 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 28:  Điện thế nghỉ và 16 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 28:  Điện thế nghỉ môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 28: Điện thế nghỉ Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

SINH HỌC 11 BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ

Bài giảng Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một số chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

I. Khái niệm điện thế nghỉ

- Điện thế nghỉ ở tế bào đang nghỉ ngơi, không kích thích.

Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một số chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

Ví dụ : Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương.

- Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là – 70mV ; của tế bào nón trong mắt ong mật là – 50mV.

II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau đây :

- Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Các cổng kali mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Bơm Na – K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Phần 2: 16 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Câu 1: Ở trạng thái nghỉ tế bào sống có đặc điểm

A. cổng K+ mở, trong màng tích điện dương ngoài màng tích điện âm.

B. cổng K+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện dương.

C. cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương ngoài ngoài tích điện âm.

D. cổng Na+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện dương.

Lời giải:

Ở trạng thái nghỉ tế bào sống có đặc điểm: cổng K+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện dương (Do K+ di chuyển ra ngoài màng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như thế nào?

A. Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ K+ sát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

B. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng

C. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

D. Vận chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ sát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng

Lời giải:

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

A. Đồng đều giữa hai bên màng

B. Không đều và không thay đổi giữa hai bên màng

C. Không đều, sự di chuyển thụ động của các ion qua màng

D. Không đều, sự si chuyển thụ động và hoạt động chủ động của bơm Na-K

Lời giải:

Nguyên nhân là do sự chênh lệch nồng độ Na+, K+ hai bên màng; tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài); lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu; hoạt động của bơm Na – K đã duy trì sự khác nhau đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Điện thê nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?

A. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion.

C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

Lời giải:

Điện thê nghỉ được hình thành chủ yếu do 3 yếu tố: Sự phân bố ion Na+, K+ không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?

A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào

B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào

C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

Lời giải:

Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài màng và Na+ bên ngoài cao hơn bên trong màng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Điện sinh học là:

A. khả năng tích điện của tế bào.

B. khả năng truyền điện của tế bào.

C. khả năng phát điện của tế bào.

D. chứa các loại điện khác nhau.

Lời giải:

Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khả năng tích điện của tế bào, cơ thể là:

A. Điện thế hoạt động.

B. Lưỡng cực.

C. Điện sinh học.

D. Điện từ trường.

Lời giải:

Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Điện thế nghỉ hay điện tĩnh của nơron là:

A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi.

B. Sự phân cực của tế bào, ngoài màng mang điện tích âm, trong màng mang điện tích dương

C. Điện thế lúc tê bào ở trạng thái nghỉ, trong và ngoài màng tế bào đều mang điện tích âm.

D. Điện màng tế bào đang ở trạng thái phân cực, mang điện tích trái dấu.

Lời giải:

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc tế bào không bị kích thích không phải là

A. điện nghỉ. 

B. điện màng,

C. điện tĩnh. 

D. điện động.

Lời giải:

Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc tế bào không bị kích thích là điện thế nghỉ, không phải điện động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì

A. Mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương

B. Mặt  trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm

C. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương

D. Mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.

Lời giải:

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành điện thế nghỉ?

A. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào nhỏ hơn phía ngoài màng tế bào.

B. Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía ngoài màng đi vào phía trong màng tế bào.

C. K+ đi ra và nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.

D. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào lớn hơn phía ngoài màng tế bào.

Lời giải:

A sai, Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào cao hơn phía ngoài màng tế bào.

B sai, Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía trong màng đi ra phía ngoài màng tế bào.

C chưa chính xác, K+ đi ra và bị lực hút trái dấu trên màng giữ lại nên không đi xa mà nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành điện thế nghỉ?

 A. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào nhỏ hơn phía ngoài màng tế bào.

B. Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía ngoài màng đi vào phía trong màng tế bào.

C. K+ đi ra và nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.

D. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào lớn hơn phía ngoài màng tế bào.

Lời giải:

A sai, Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào cao hơn phía ngoài màng tế bào.

B sai, Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía trong màng đi ra phía ngoài màng tế bào.

C chưa chính xác, K+ đi ra và bị lực hút trái dấu trên màng giữ lại nên không đi xa mà nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:

A. –50mV

B. –60mV.

C. –70mV.

D. –80mV

Lời giải:

Điện thể nghỉ của tế bào thần kinh mực ống -70 mV

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Trị số điện màng ở nơron tiểu não chó là -90m V, điều đó có nghĩa

A. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là 90mV.

B. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là - 90mV.

C. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là 90mV.

D. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là - 90mV.

Lời giải:

Điều này có nghĩa chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là -90mV

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Cho các trường hợp sau: 

(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng 

(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng 

(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở 

(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở 

Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (4)       

D. (1) và (2)

Lời giải:

Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi, cổng K+ mở và Na+ đóng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:

A. Cổng K+ mở, Na+ đóng.

B. Cổng K+ và Na+ cùng mở.

C. Cổng K+ đóng, Na+ mở.

D. Cổng K+ Và Na+ cùng đóng.

Lời giải:

Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi, cổng K+ mở và Na+ đóng.

Đáp án cần chọn là: A 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống