Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 32 (mới 2023 + 13 câu trắc nghiệm): Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Tải xuống 9 1.5 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta môn Địa Lí lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Địa Lí lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

ĐỊA LÍ 8 BÀI 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4

- Gió: gió mùa đông bắc xen kẽ những đợt gió mùa đông nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Đặc điểm thời tiết:

   + Đầu mùa: lạnh khô.

   + Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.

- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta hay, chi tiết

Các mùa gió ở Việt Nam

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.

- Gió: gió thịnh hành trong mùa này có hướng tây nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.

- Phạm vi: Toàn quốc.

- Đặc điểm thời tiết:

   + Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 250C ở vùng thấp.

   + Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.

- Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.

- Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa gâu và bão,…

3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

a) Thuận lợi

- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.

- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.

- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán,…

- Thời tiết diễn biến phức tạp.

Phần 2: 13 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Câu 1: Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Lời giải:

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc và ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ở vùng:

A. Miền Trung và Tây Bắc

B. Miền Trung.

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nam của vùng Tây Bắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ở nước ta, miền có mùa đông lạnh nhất là:

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả nước.

Lời giải:

Miền Bắc là miền chịu ảnh hưởng chịu tiếp và nhiều đợt gió mùa Đông Bắc nhất nước ta nên có mùa đông lạnh nhất trong các miền. Miền Trung ít chịu ảnh của gió mùa Đông Bắc và miền Nam là miền hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Gió mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng:

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Bộ.

Lời giải:

Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam và gây mưa lớn cho Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; gây hiệu ứng khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển phía đông của Bắc Trung Bộ.

=> Gió  mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng duyên dải Nam Trung Bộ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước ta có hai mùa khí hậu chủ yếu là do

A. Nước ta có hai mùa mưa lớn

B. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều hay có bão

C. Địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau

D. Có hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nước ta có hai mùa khí hậu là do trong một năm ở nước ta chịu ảnh hưởng của hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta do:

A. Có độ cao lớn nhất nước.

B. Nằm xa biển nhất nước.

C. Chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc.

D. Nằm xa xích đạo nhất cả nước.

Lời giải:

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đóng gió) nên Đông Bắc chịu ảnh hưởng lớn nhất của gió mùa Đông Bắc và lạnh nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Ở Bắc Bộ, mưa ngâu thường diễn ra vào giữa tháng:

A. Tháng 7

B. Tháng 8

C. Tháng 6

D. Tháng 9

Lời giải:

Mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng 8, có thể gây ngập úng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là:

A. Nóng ẩm

B. Lạnh khô

C. Lạnh ẩm

D. Nóng khô

Lời giải:

Vào đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Hoa rộng lớn thổi vào nước ta nên thời tiết thời kì đầu đông thường rất lạnh và khô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cuối mùa đông nước ta thường có:

A. Mưa dông

B. Mưa ngâu

C. Mưa tuyết

D. Mưa phùn

Lời giải:

Do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên tiết trời của miền Bắc vào đầu mùa đông se lạnh, khô và cuối đông thường ẩm, mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng:

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 12 đến tháng 5.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4.

D. Từ tháng 10 đến tháng 3.

Lời giải:

Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gây ra một mùa đông lạnh giá ở miền Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do:

A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

Lời giải:

Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do vào đầu mùa miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn khô nóng nên không có mưa hoặc mưa rất ít, còn vào cuối mùa có gió mùa Đông Bắc thổi qua biển kết hợp với địa hình Trường Sơn nên gây mưa lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Vì sao mùa đông thời tiết, khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ khác nhau?

A. Cả ba vùng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nhưng tính chất, cường độ khác nhau.

B. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc còn Trung Bô và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

C. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng còn Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

D. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng còn Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong bán cầu.

Lời giải:

Vào thời kì mùa đông, Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông rất lạnh, khô, ít mưa. Nam Bộ nằm ngoài phạm vi tác động của gió mùa Đông Bắc, chỉ chịu ảnh hưởng của Tín phong Đông Bắc nên thời kì này đang là mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ còn Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau nên có thời tiết se lạnh, khô. Chính vì vậy, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng:

A. Tây bắc - đông nam và vòng cung

B. Vòng cung.

C. Hướng tây -đông.

D. Tây bắc - đông nam.

Lời giải:

Nước ta có cấu trúc địa hình theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung nên sông ngòi ở nước ta cùng có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Một số con sông điển hình như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long, sông Thái Bình,…

Đáp án cần chọn là: A

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống