Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50 (mới 2023 + 13 câu trắc nghiệm): Hệ sinh thái

Tải xuống 9 2.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 50: Hệ sinh thái và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 50: Hệ sinh thái môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 50: Hệ sinh thái Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái: 

SINH HỌC 9 BÀI 50: HỆ SINH THÁI

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

I. THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI?

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiết

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).

- Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường → 1 thể thống nhất tương đối ổn định.

- Các thành phần của hệ sinh thái:

+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ…

+ Thành phần hữu sinh:

 Sinh vật sản xuất: thực vật.

 Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật.

 Sinh vật phân giải.

II. CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.

1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Có 2 dạng chuỗi thức ăn:

+ Mở đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ - sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiết

+ Mở đầu bằng sinh vật phân hủy: mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ - vi khuẩn.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiết

2. Thế nào là lưới thức ăn

- Trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

- Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:

+ Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo…).

+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ.

+ Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) thành các chất vô cơ.

- Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiết

- Ví dụ:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiếtLý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiếtLý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái hay, chi tiết

Phần 2: 13 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

Câu 1: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?

A. Nấm và vi khuẩn

B.  Thực vật

C.  Động vật ăn thực vật

D.  Các động vật kí sinh

Đáp án: 

Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là thực vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:

A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải

C.  Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

Đáp án: 

Trật tự đúng của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn là: Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Lưới thức ăn là

A. Gồm một chuỗi thức ăn

B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

D.  Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

Đáp án:

Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.  

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới đây

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên ?

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn

B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn

C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích

D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

Đáp án:

A sai, chuột chỉ thuộc một chuỗi thức ăn nên không phải là mắt xích chung

B sai, cáo là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn

C đúng.

D sai, có tất cả 5 chuỗi thức ăn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Cây xanh và động vật ăn thịt

B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ

C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm

D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm

Đáp án:

Cây xanh, vi khuẩn và nấm luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn vì chúng là sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

A. Thành phần vô sinh và hữu sinh

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

C. Thành phần vô cơ và hữu cơ

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

Đáp án:

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

+ Thành phần vô sinh

+ Thành phần hữu sinh:

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây:

A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi...., các loài virut, vi khuẩn...

B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.

C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc.

D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Đáp án:

Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm: Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

Đáp án:

Cây xanh sinh vật sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ

B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

C. Động vật ăn thịt và cây xanh

D.  Vi khuẩn và cây xanh

Đáp án:

Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất:

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp

B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

C.  Phân giải xác động vật và thực vật

D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ

Đáp án:

Sinh vật sản xuất tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

A. Cây xanh và động vật ăn thịt

B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ

C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm

D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm 

Đáp án:

Cây xanh, vi khuẩn và nấm luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn vì chúng là sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

A.Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn

B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ

C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái

D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải

Đáp án:

A sai, sinh vật sản xuất không sử dụng sinh vật tiêu thụ làm thức ăn

B sai, sinh vật phân giải phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật …) thành các chất vô cơ.

C đúng.

D sai, sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?

A. Từ môi trường không khí

B. Từ nước

C. Từ chất dinh dưỡng trong đất

D. Từ năng lượng mặt trời

Đáp án:

Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ năng lượng mặt trời, thông qua sinh vật sản xuất, năng lượng đi vào trong hệ sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

Bài giảng Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
 
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống