Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Tải xuống 18 2.3 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 18 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và 35 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ môn Sinh học lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ Sinh học lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

SINH HỌC 10 BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

I. Chu trình nhân lên của virut

Giai đoạn Diễn biến Lý thuyết Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ | Lý thuyết Sinh học 10 đầy đủ, chi tiết nhất
Hấp thụ Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.
Xâm nhập

- Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.

- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.

Sinh tổng hợp

- Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.

- Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp

Lắp ráp Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, lắp ráp thành virut hoàn chỉnh
Phóng thích

- Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.

- Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan

- Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.

II. HIV/ AIDS

1. Khái niệm về HIV

- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.

- HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limphô T- CD4) làm cơ thể mất khả năng miễn dịch → vi sinh vật cơ hội tấn công gọi là vi sinh vật cơ hội.

2. Ba con đường lây truyền HIV

- Qua đường máu.

- Qua đường tình dục.

- Từ mẹ sang con.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh

- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: 2 tuần - 3 tháng, không có triệu chứng.

- Giai đoạn không triệu chứng: 1-10 năm. Số lượng tế bào T - CD4 giảm dần.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.

4. Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa HIV. Hiện nay có nhiều thuốc chỉ tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ. Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.

- Hiểu biết về HIV/AIDS.

- Sống lành mạnh.

- Vệ sinh y tế.

- Loại trừ tệ nạn xã hội.

Phần 2: 35 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Câu 1: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?

A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ

B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ

C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ

D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ

Lời giải:

Ở giai đoạn xâm nhập, thì axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập

C. Tổng hợp.

D. Lắp ráp.

Lời giải:

Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn xâm nhập. (Phagơ: chỉ axit nucleic chui vào trong tế bào chủ, để vỏ ở bên ngoài; Virut ở động vật: Đưa cả vỏ và lõi vào trong tế bào chủ, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn…

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập

C. Tổng hợp.

D. Lắp ráp.

Lời giải:

Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn sinh tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn hấp phụ

B. Giai đoạn xâm nhập

C. Giai đoạn tổng hợp

D. Giai đoạn phóng thích

Lời giải:

Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của chính nó diễn ra ở gia đoạn tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là:

A. Tổng hợp axit nucleic cho virut

B. Tổng hợp protein cho virut

C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ

D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut

Lời giải:

Ở giai đoạn lắp ráp, vỏ capsit bao lấy lõi ADN hoặc ARN để hình thành nên virut mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Virut mới được tạo ra mới từ giai đoạn nào?

A. Lắp ráp

B. Phóng thích

C. Xâm nhập

D. Sinh tổng hợp

Lời giải:

Bắt đầu từ giai đoạn lắp ráp các thành phần cơ bản của virut được lắp ghép với nhau và tạo nên virut mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut?

A. Virut chỉ được coi là một dạng sống

B. Virut chưa có cấu tạo tế bào

C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Vì virut không có cấu tạo hoàn chỉnh của 1 tế bào và sống kí sinh bắt buộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vì sao người ta không sử dụng thuật ngữ sinh sản đối với virut?

A. Virut không phải là sinh vật

B. Virut chưa có hệ sinh sản

C. Virut kí sinh bắt buộc và phải nhờ tế bào chủ tạo ra các virut con

D. Virut làm tan tế bào chủ

Lời giải:

Vì virut không có cấu tạo hoàn chỉnh của 1 tế bào, sống kí sinh bắt buộc và phải nhờ tế bào chủ tạo ra các virut con.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sinh tan là quá trình:

A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ

B. Virut sinh sản trong tế bào chủ

C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ

D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ

Lời giải:

Sinh tan là quá trình virut nhân lên và làm tan tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Chu trình tan là chu trình

A. Lắp axit nucleic vào protein vỏ.

B. Bơm axit nucleic vào chất tế bào.

C. Đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.

D. Virut nhân lên và phá vỡ tế bào.

Lời giải:

Chu trình tan (Sinh tan) là quá trình virut nhân lên và làm tan tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Virut ôn hòa là:

A. Loại virut phát triển làm tan tế bào chủ

B. Loại virut mà bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào chủ và tế bào vẫn sinh trưởng bình thường

C. Virut không sống kí sinh bắt buộc

D. Virut sống kí sinh bắt buộc

Lời giải:

Virut ôn hòa là virut mà bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào chủ và tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Quá trình tiềm tan là quá trình

A. Virut nhân lên và phá tan tế bào.

B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.

C. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.

D. Lắp axit nucleic vào protein vỏ.

Lời giải:

Tiềm tan: virus ôn hòa cài xen bộ gen của mình vào hệ gen của vật chủ, tế bào vật chủ sinh sản bình thường và sao chép tiền virus sang các tế bào con.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Sự nhân lên của virut nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy giai đoạn?

A. 4 giai đoạn  

B. 5 giai đoạn  

C. 6 giai đoạn  

D. 7 giai đoạn

Lời giải:

Sự nhân lên của virut nói chung thường diễn ra theo 5 giai đoạn: hấp phụ - xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp và phóng thích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…

A. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

B. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.

C. Hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích

D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.

Lời giải:

Chu trình nhân lên của virut trải qua 5 giai đoạn: hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Giai đoạn nào dưới đây xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào vật chủ?

A. Giai đoạn xâm nhập

B. Giai đoạn sinh tổng hợp

C. Giai đoạn phóng thích

D. Giai đoạn hấp phụ

Lời giải:

Ở giai đoạn hấp phụ, virut bám lên bề mặt tế bào vật chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể tế bào chủ. Tại đây, xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập

C. Tổng hợp.

D. Lắp ráp.

Lời giải:

Ở giai đoạn hấp phụ: Các virut có gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ có thể bám vào được tế bào chủ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn tổng hợp

B. Giai đoạn phóng thích

C. Giai đoạn lắp ráp

D. Giai đoạn xâm nhập

Lời giải:

Phagơ được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ phá vỡ vỏ tế bào chủ ồ ạt chui ra ngoài hay tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài, đó là giai đoạn phóng thích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài được gọi là giai đoạn

A. Hấp phụ

B. Phóng thích

C. Sinh tổng hợp

D. Lắp ráp

Lời giải:

Phagơ được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hay tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài, đó là giai đoạn phóng thích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?

A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ

B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ

C. Virut không có cấu tạo tế bào

D. Cả A và B

Lời giải:

Vì gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ và protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Vì sao mỗi loại virut chỉ xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

A. Chỉ những loại tế bào đó mới có các chất virut cần

B. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ

C. Virut không có cấu tạo tế bào

D. Cả A và B

Lời giải:

Vì gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ và protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 1)
Trang 1
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 2)
Trang 2
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 3)
Trang 3
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 4)
Trang 4
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 5)
Trang 5
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 6)
Trang 6
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 7)
Trang 7
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 8)
Trang 8
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 9)
Trang 9
Sinh học 10 Bài 30 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống