Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải

Tải xuống 13 1.9 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải và 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải môn Địa lí lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải Địa lí lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải:

ĐỊA LÍ 10 BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải

I. Đường sắt

- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Chở được hàng nặng, đi xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

   + Nhược điểm: Tính cơ động thấp, khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.

- Tình hình phát triển: Có tổng chiều dài là 1,2 triệu km, luôn đổi mới về sức kéo, đổi mới về toa xe và đổi mới về đường ray.

- Phân bố: Châu Âu, Đông Bắc Hoa Kì,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

II. Đường ô tô

- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình và phối hợp được với các phương tiện vận tải khác,…

   + Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, dùng nhiều nguyên, nhiên liệu,...

- Tình hình phát triển: Trên thế giới có khoảng 700 triệu đầu xe với phương tiện, hệ thống đường ngày càng hiện đại và đang có xu hướng xuất hiện phương tiện vận tải siêu trọng.

- Phân bố: Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia, Nhật Bản,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

III. Đường ống

- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Vận chuyển dầu khí, chất lỏng, ổn định, tiết kiệm, giá rẻ,…

   + Nhược điểm: Công tác bảo vệ khó khăn, chi phí xây dựng cao,…

- Tình hình phát triển: Đây là một ngành trẻ nhưng chiều dài tăng liên tục

- Phân bố: Khu vực Trung Đông, Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc,…

IV. Đường sông, hồ

- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh, giá rẻ.

   + Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm.

- Tình hình phát triển: Nhiều sông ngòi được cải tạo, đào nhiều kênh nối các hệ thống sông với nhau, phương tiện được cải tiến,...

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 37.3. Một số hoạt động chuyên chở và giao lưu trên đường sông

V. Đường biển

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 37.4. Các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế giới

- Đặc điểm:

   + Ưu điểm: Đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa quốc tế, khối lượng luân chuyển rất lớn, giá rẻ.

   + Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường biển, chi phí xây dựng cảng nhiều.

- Tình hình phát triển: Phương tiện được cải tiến, phát triển và cải tạo cảng biển, xây dựng các kênh biển cùng với đó là các đội tàu buôn không ngừng tăng.

- Phân bố: Hai bờ Đại Tây Dương (Bắc Mĩ - Eu),…

VI. Đường hàng không

- Đặc điểm:

   + Ưu điểm: Vận tốc nhanh, không phụ thuộc vào địa hình.

   + Nhược điểm: khối lượng vận chuyển nhỏ, vốn đầu tư lớn, cước phí cao,...

- Tình hình phát triển: Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt động, khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ tăng.

- Phân bố: Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức, Nga,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 37.5. Máy bay Vietnam Airlines và sân bay nội bài Hà Nội – Việt Nam

Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải

Câu 1: Phần lớn số hải cảng trên thế giới phân bố ở

A. Ven bờ Ấn Độ Dương.

B. Ven bờ Địa Trung Hải.

C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.

D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.

Lời giải:

Trên thế giới, các cảng biển phát triển nhất ở Hai bờ Đại Tây Dương, nối hai trung tâm kinh tế lớn là Bắc Mĩ (Hoa Kỳ) và Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là:

A. Von-ga, Rai-nơ

B. Rai-nơ, Đa - nuýp

C. Đa-nuýp, Von-ga

D. Von-ga, I-ê-nit-xây

Lời giải:

Đường sông phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu (sông Rai-nơ, sông Đa-nuýp).

⇒ Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là:  Rai-nơ, Đa - nuýp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Đâu không phải là ưu điểm của vận tải đường ô tô?

A. Vận chuyển đường dài, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.

B. Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

C. Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.

D. Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.

Lời giải:

- Ưu điểm của vận tải ô tô là:
    + Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

    + Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.

    + Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.

⇒ Loại đáp án B, C, D

- Vận tải ô tô tuy có tính cơ động cao nhưng hạn chế trong vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh và trên các tuyến đường dài (hiệu quả cao trên các cự li ngắn và trung bình).

⇒ Đây không phải là ưu điểm của vận tải đường ô tô.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Điểm khác biệt cơ bản của ngành vận tải ô tô và vận tải đường sắt là

A. Vận tải ô tô có tính cơ động cao, thích nghi với nhiều dạng địa hình; đường sắt chỉ hoạt động trên những tuyến đường ray cố định.

B. Vận tải ô tô có tốc độ nhanh, chi phí rẻ; vận tải đường sắt có tốc độ chậm, chi phí cao.

C. Vận tải ô tô có ưu điểm trên những tuyến đường dài, vận tải đường sắt chỉ di chuyển trên các tuyến ray cố định nên khó vận chuyển trên các tuyến đường dài.

D. Vận tải đường ô tô có nhiều rủi ro, vận tải đường sắt có tính an toàn cao.

Lời giải:

- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường ô tô là tính cơ động cao, có khả năng thích nghi với nhiều dạng địa hình (miền núi, đồng bằng, địa hình dốc hiểm trở; có thể di chuyển vào các tuyến đường nằm sâu bên trong…)

- Trong khi đó vận tải đường sắt  lại có tính cơ động thấp, chỉ hoạt động được trên những tuyến đường ray cố định.

⇒ Đây là điểm khác biệt cơ bản của hai ngành này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do

A. Cự li dài.

B. Khối lượng vận chuyển lớn.

C. Tính an toàn cao.

D. Tính động cơ cao.

Lời giải:

Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng quãng đường di chuyển nhân với khối lượng (tấn.km)

Ưu điểm của vận tải đường biển là vận chuyển được hàng hóa nặng cồng kềnh trên những tuyến đường xa (cự li dài)

⇒ Vì vậy ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do cự li dài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải.

A. Đường ô tô.

B. Đường sắt.

C. Đường sông.

D. Đường ống.

Lời giải:

Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Du lịch.

Lời giải:

Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành công nghiệp ở các nước ta và châu lục.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là

A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray.

B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga.

C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.

D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao.

Lời giải:

Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là có tính cơ động thấp, chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9:  Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là

A. Sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.

B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.

C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa

D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.

Lời giải:

Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. Các loại hình vận tải khác như hàng không, đường sắt, đường sông, đường biển, đường ống chỉ phát triển được ở những nơi có điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất, không có tính cơ động cao như vận tải ô tô. (ví dụ đường sắt chỉ chạy trên các tuyến ray cố định, vận tải đường sông chỉ phát triển trên hệ thống các dòng sông).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

A. Than.

B. Nước.

C. Dầu mỏ, khí đốt.

D. Quặng kim loại.

Lời giải:

 Vận tải đường ống là ngành trẻ, chiều dài đường tăng liên tục, sự phát triển các tuyến đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về

A. Cự li vận chuyển dài.

B. Tốc độ vận chuyển nhanh.

C. Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.

D. Trọng tải thấp hơn.

Lời giải:

- Vận tải đường biển có ưu điểm nổi bật là vận chuyển được hàng hóa nặng cồng kềnh trên những tuyến đường xa → vì vậy ngành này có khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn (tấn.km)

- Ngành hàng không mặc có trọng tải thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, chủ yếu dùng để chuyên chở người → vì vậy khối lượng luân chuyển hàng hóa nhỏ.

⇒ So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là

A. Các tuyến đường xuyên Á.

B. Đường Hồ Chí Minh.

C. Quốc lộ 1.

D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông.

Lời giải:

Quốc lộ 1A chạy dọc lãnh thổ từ Bắc vào Nam (chạy từ Lạng Sơn đến Hà Tiên) là tuyến giao thông huyết mạch của nước ta, có vai trò nối liền các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế → thúc đẩy sự phát triển giao lưu trao đổi hàng hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại theo chiều Bắc  - Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Phần lớn các cảng biển nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương vì

A. Có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.

B. Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản.

C. Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Hoa Kỳ.

D. Hai bên bờ đại dương có tài nguyên dầu mỏ giàu có nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển lớn.

Lời giải:

- Các cảng biển có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu trao đổi hàng hóa quốc tế, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

⇒ Hai bên bờ Đại Tây Dương là hai trung tâm kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới: Tây Âu và Hoa Kỳ, có nền kinh tế năng động. Do vậy, nhu cầu trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nặng cồng kềnh là rất lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Ở Nhật Bản vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do:

A. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

B. Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số.

C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu.

D. Có nhiều hải cảng lớn.

Lời giải:

- Cở sở để phát triển vận tải đường biển là hệ thống các cảng biển và hậu phương cảng. Mặt khác việc hình thành các cảng biển phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên ở khu vực đó (bờ biển khúc khuỷu, các vũng vịnh kín gió, sâu..).

- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, lãnh thổ bao gồm 4 đảo lớn (Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư) và hàng nghìn hòn đảo nhỏ; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển → vì vậy vận tải đường biển phát triển mạnh nhất.

⇒ Đặc điểm lãnh thổ quần đảo và đường bở biển là điều kiện cơ sở, quan trọng nhất để phát triển ngành vận tải đường biển ở Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Sự phát triển của ngành dầu mỏ, khí đốt thường gắn liền với loại hình vận tải nào dưới đây?

A. Đường sắt.

B. Đường ô tô.

C. Đường biển.

D. Đường ống.

Lời giải:

Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, khí đốt. Đường ống thường gắn liền với các hải cảng để xuất khẩu, đường ống phát triển mạnh ở các nước khu vực Trung Đông, Hoa Kì,…

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 9)
Trang 9
Địa Lí 10 Bài 37 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Địa lí các ngành giao thông vận tải (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống