Lý thuyết GDCD 11 Bài 15 (mới 2023 + 12 câu trắc nghiệm): Chính sách đối ngoại

Tải xuống 8 1.8 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 7 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 15: Chính sách đối ngoại và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 15: Chính sách đối ngoại môn GDCD lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 15: Chính sách đối ngoại GDCD lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại :

GDCD 11 BÀI 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Phần 1: Lý thuyết GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại 

1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại

- Vai trò của chính sách đối ngoại

   + Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tê thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.

   + Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

   + Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại

   + Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc…

2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thực hiện theo những nguyên tắc sau:

   + Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thỗ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

   + Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng quyền lợi.

3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới.

- Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản.

- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.

- Đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại

- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng vào Nhà nước.

- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia các công việc liên quan đến đối ngoại.

- Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ đoàn kết, hữu nghị, lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài.

Phần 2: 12 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại 

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?

A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Đáp án:

Một trong những phương hướng cơ bản thể thực hiện chính sách đối ngoại là đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Xu thế đối ngoại trên thế giới nào dưới đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối đối ngoại của nước ta?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

C. Đối đầu không đối thoại.

D. Xung đột sắc tộc và tôn giáo gia tăng.

Đáp án:

Những phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại nước ta nhằm thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và xuất phát từ xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước?

A. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

B. Luôn quan tâm đến vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác.

D. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để giúp đất nước phát triển.

Đáp án:

Để tích cực góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công dân cần luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?

A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề.

B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân.

C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Công dân cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, các kĩ năng mềm,… để tăng khả năng hội nhập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?

A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc.

B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Đáp án:

Nội dung phát triển công tác đối ngoại nhân dân là phương hướng cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong cuộc trò chuyện giờ ra chơi, A cho rằng hiện nay mình chỉ là học sinh, chỉ cần tập trung vào học, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước khác vì không cần thiết. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại?

A. Đồng tình và làm theo ý kiến của A.

B. Phân tích cho bạn thấy trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại.

C. Không đồng tình nhưng không nói thêm gì cả.

D. Không quan tâm tới ý kiến của A, cho rằng đó chỉ là suy nghĩ trẻ con.

Đáp án:

Mỗi công dân đều có trách nhiệm góp phần thực hiện chính sách đối ngoại. Học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực rèn luyện bản thân để tăng cường khả năng hội nhập, giữ gìn và quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. Vì vậy, ý kiến của A là không đúng và em nên phân tích cho bạn hiểu được trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Vai trò của chính sách đối ngoại là gì?

A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

B. Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới. Vì vậy, chính sách đối ngoại có vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới, góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Giữ vững môi trường hòa bình.

B. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án:

Nội dung nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế là thể hiện vai trò của chính sách đối ngoại ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Ủng hộ các kế hoạch diễn biến hòa bình trên thế giới.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Đáp án:

Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nước ta thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển và

A. Quyền tự do.

B. Quyền bình đẳng.

C. Quyền riêng tư.

D. Quyền được tôn trọng.

Đáp án:

Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng đối ngoại nào?

A. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng.

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Đáp án: 

Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống