Lý thuyết GDCD 12 Bài 1 (mới 2023 + 25 câu trắc nghiệm): Pháp luật và đời sống

Tải xuống 15 8.4 K 121

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Pháp luật và đời sống và 25 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Pháp luật và đời sống môn GDCD lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 1: Pháp luật và đời sống GDCD lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống:

GDCD 12 BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Phần 1: Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

    + Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.

    + Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.

    + Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

    + Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

    + Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức

    + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giứa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật,sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật.

- Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:

- Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.

- Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

- Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,...Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình.

- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì:

    + Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

    + Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

    + Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

- Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Phần 2: 25 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

Câu 1: Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính giáo dục, thuyết phục.

Lời giải: 

Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Lời giải: 

Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Pháp luật mang bản chất của

A. Giai cấp cầm quyền.

B. Giai cấp tiến bộ nhất.

C. Mọi giai cấp.

D. Dân tộc.

Lời giải: 

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên

A. Lĩnh vực kinh tế

B. Lĩnh vực chính trị

C. Lĩnh vực xã hội

D. Tất cả mọi lĩnh vực

Lời giải: 

Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.

C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.

D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc

Lời giải: 

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau.

A. Gắn bó.

B. Chặt chẽ.

C. Khăng khít.

D. Thân thiết.

Lời giải:

Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của

A. Pháp luật.

B. Quy chế.

C. Quy định.

D.Pháp lệnh.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

A. Công dân.

B. Xã hội.

C. Tổ chức.

D. Nhà nước.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

A. Ý chí của Nhà nước.

B. Quyền lực Nhà nước.

C. Ý thức tự giác của công dân.

D. Dư luận xã hội.

Lời giải:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính thuyết phục.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Lời giải: 

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11:   Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B và C.

Lời giải: 

Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống