Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Tải xuống 11 3.3 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu và 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu:

LỊCH SỬ 10 BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Năm 1807 xuất hiện tàu thủy chạy bằng máy hơi nước đầu tiên trên sông Hudson. Robert Fulton kỹ sư người Mỹ là cha đẻ của con tàu này và cũng là người phát triển tàu ngầm “Nautilus”.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu  | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu  | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Máy kéo sợi Jenny.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu  | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

James Watt

Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu  | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước

Giao thông vận tải

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu  | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Tàu hỏa đầu tiên

Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Pháp

- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b. Đức

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

Về kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Về xã hội

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

Phần 2: 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Câu 1: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Đáp án : Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, len dạ) vì đây là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp đến sự phát triển của Anh là gì?

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới

Đáp án : Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển - công xưởng của thế giới. Luân Đôn trở thành trung tâm một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?

A. Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu

B. Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải

C. Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới

D. Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa

Đáp án : Năm 1784, Giêm-oát đã phát minh thành công máy hơi nước. Sự ra đời của máy hơi nước đã:

- Khắc phục được hạn chế về nguồn nước, các nhà máy có thể được xây dựng ở bất cứ đâu.

- Giải phóng sức sản xuất của con người, năng suất lao động tăng lên rõ rệt.

- Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp dệt, luyện kim, khai mỏ và giao thông vận tải.

- Đưa nhân loại bước vào một thời đại mới- thời đại máy hơi nước.

=> Đáp án D: con người bước vào thời đại điện khí hóa khi điện được phát minh và sử dụng trên quy mô rộng, tác động đến mọi mặt đời sống của con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là  

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án : Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu cuối thế kỉ XVIII?  

A. Thúc đẩy sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII

B. Thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu

C. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp tư sản châu Âu

D. Thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp vô sản châu Âu

Đáp án : Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa nhất là ở những nước chưa diễn ra cách mạng tư sản, từ đó thúc đẩy sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Sự vươn lên của nước Anh trong những năm cuối thế kỉ XVIII đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm gì trong việc nắm bắt cuộc cách mạng 4.0 hiện nay?  

A. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật để đón đầu cách mạng

B. Phải có nguồn tích lũy tư bản lớn

C. Phải có một thể chế chính trị phù hợp để phát triển

D. Phải có đội ngũ người lao động lành nghề

Đáp án : Anh là nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Việc phát minh, cải tiến, ứng dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng đã đưa nước Anh vươn lên trở thành công xưởng của thế giới trong thế kỉ XVIII-XIX. Sự phát triển này đã để lại bài học quan trọng cho Việt Nam trong việc nắm bắt cuộc cách mạng 4.0 hiện này là phải chú trọng đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật để đón đầu cách mạng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ thời gian nào?  

A. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XVIII.

B. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.

C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVII.

D. Từ những năm 80 của thế kỷ XVIII.

Đáp án : Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX, trước hết trong ngành dệt

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là  

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Đáp án : Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh

Đáp án : Việc chế tạo thành công máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Étmơn Cácrai đã đưa năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay. Tuy nhiên do máy móc chạy bằng sức nước nên có sự bất lợi, các nhà máy phải xây dựng gần các khúc sông chảy xiết và không thể hoạt động vào mùa đông

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:

Thành tựu

Người sáng chế

1. Máy kéo sợi

2. Máy dệt chạy bằng sức nước

3. Máy hơi nước

4. Đầu máy xe lửa

a) Estmơn Cácrai

b) Xtiphenxơn

c) Giêm Oát

d) Giêm Hagrivơ

A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Đáp án : 1 - d) Máy kéo sợi Gienni => Giêm Hagrivơ.

2 - a) Máy dệt chạy bằng sức nước => Étmơn Cácrai.

3 - c) Máy hơi nước => Giêm Oát.

4 - b) Đầu máy xe lửa => Xtiphenxơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đâu không phải điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?

A. Nguồn nhân công dồi dào

B. Sự tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong các công trường thủ công

C. Có chỗ dựa vững chắc là tôn giáo

D. Có nguồn vốn lớn

Đáp án : Đến nửa sau thế kỉ XVIII, Anh có đầy đủ những tiền đề để tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp: tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật

- Anh là nước sớm hoàn thành cách mạng tư sản

- Chính sách đẩy mạnh xâm lược thuộc địa đã mạng lại cho Anh một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nguồn tích lũy tư bản khổng lồ

- Anh có nguồn nhân công tự do lớn.

- Hệ thống công trường thủ công lâu đời, phát triển với đội ngũ công nhân lành nghề.

=> Đáp án C: chỗ dựa tôn giáo vững chắc không phải là điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống