33 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 có đáp án 2023: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)

Tải xuống 7 3.5 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 7 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 33 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 9 có đáp án: Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp):

Hoang mang vì môn thi thứ 3 không phải là ngoại ngữ

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 9

BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾP)

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô lớn nhất?

A. Việt Trì.

B. Hạ Long.

C. Cẩm Phả.

D. Thái Nguyên.

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được vị trí các trung tâm công nghiệp của vùng

=> Hạ Long là trung tâm công nghiệp lớn nhất (có vòng tròn lớn nhất)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thanh Thủy

B. Lệ Thanh

C. Cầu Treo

D. Nậm Cắn

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung)

B2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

=> Thanh Thủy (Hà Giang) là cửa khẩu thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên),  Nậm Cắn và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

=> Loại đáp án B, C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ

A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.

B. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.

C. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.

D. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng.

Lời giải 

Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ nguồn thủy năng và nguồn than phong phú :

- Thủy năng : vùng có nhiều con sông chảy với trữ năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô…)

- Than : mỏ than Quảng Ninh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sơn La, Thác Bà.

B. Hòa Bình, Uông Bí.

C. Uông Bí, Phả Lại.

D. Hòa Bình, Phả Lại.

Lời giải

 Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Phả Lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về

A. nguồn lao động dồi dào.

B. nhu cầu thị trường lớn.

C. nguồn nguyên liệu tại chỗ.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Lời giải 

Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ : nguyên liệu từ ngành trồng trọt (các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày…) , ngành chăn nuôi (các đàn lợn), thủy sản và lâm nghiệp (tài nguyên rừng).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Cà phê.

B. Chè.

C. Bông.

D. Hồi.

Lời giải

Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng. Đây là công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bò, lợn.

B. Gia cầm, bò.

C. Trâu, lợn.

D. Trâu, bò.

Lời giải 

Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là trâu, lợn.

Năm 2002:

- Đàn trâu chiếm tỉ trọng  lớn nhất so với cả nước (57,3%)

- Chăn nuôi lợn cũng phát triển (22% đàn lợn cả nước)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

C. phát triển du lịch.

D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Lời giải 

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.

- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).

- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước

=> Nhận xét nuôi trồng thủy sản nước mặn là không đúng (do nước trong hồ là nước tích trên các dòng sông hoặc nước mưa nên đây là nguồn nước ngọt chứ không phải nước mặn)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

C. Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.

D. Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Lời giải

 Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường là: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần hạn chế các thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đai khi có mưa lớn, bảo vệ nguồn nước ngầm, rừng còn là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?

A. Nhu cầu về sức kéo, phân bón lớn.

B. Đàn trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh.

C. Cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển.

D. Có nhiều đồng cỏ, cánh rừng rộng lớn cho chăn thả trâu.

Lời giải 

- Đàn trâu ưa khí hậu lạnh, chịu rét giỏi -> thích hợp với mùa đông lạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình miền núi với nhiều đồng cỏ rộng lớn, các cánh rừng cũng thuận lợi cho chăn thả các đàn trâu.

- Đồng bào dân tộc ít người có nền nông nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng sức kéo và phân bón từ trâu vẫn còn khá phổ biến.

=> Do vậy đàn trâu ở đây có điều kiện phát triển mạnh.

- Đàn trâu trong vùng chủ yếu được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống; vùng có trình độ kinh tế phát triển còn lạc hậu => nhận xét: nhờ có điều kiện cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11 Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước chủ yếu là nhờ

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.

B. Đất đai đa dạng, có hai loại đất chính là phù sa và feralit.

C. Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông lớn.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây chè.

Lời giải 

Chè là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận nhiệt, ưa khí hậu mát mẻ.

=> Do vậy cây chè thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; mặt khác đất feralit màu mỡ tập trung với diện tích lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh chè với diện tích lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Cho bảng sốliệu

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)

 Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ cột ghép.

Lời giải

 - Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp; trong thời gian 2 năm (năm 2000 và 2014).

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là biểu đồ tròn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là

A. Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.

B. Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.

C. Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.

D. Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Lời giải 

- Việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn như:

+ Các cửa khầu kinh tế nằm ở vùng biên giới có địa hình miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn -> do vậy, hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa còn gặp một số khó khăn nhất định.

+ Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn hạn chế, hệ thống các sân bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ hàng hóa còn yếu kém -> năng suất bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa yếu kém.

+ Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu là hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc (ma túy; thực phẩm bẩn, độc hại; hàng điện tử...).

=> Loại đáp án A, B, D

- Hiện nay, nước ta và Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trao đổi buôn bán với nhau. Phương châm hợp tác hòa bình hữu nghị. => Nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14 Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Lào Cai

B. Sa Pa.

C. Điện Biên.

D. Mộc Châu.

Lời giải

 Thị trấn Sa Pa thuộc huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)– nằm ở khu vực biên giới Việt – Trung nước ta. Nằm ở độ cao lớn (trên 1500m) nên Sa Pa có khí hậu ôn đới núi cao, có thế mạnh về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu; đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Câu 16: Đàn trâu của vùng Trung du và miền Bắc Bộ chiếm tỉ trọng so với cả nước là

A. 65%.     

B. 57,3%    

C. 35,7%.  

D. 25%.

Câu 17: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhà máy nhiệt điện lớn là:

A. Hải Dương.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

Câu 18: Cũng  với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có cơ sở luyện kim đen và luyện kim màu lớn là:

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Tuyên Quang.

D. Lào Cai

Câu 19: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhiều apatit, pirit dùng đê sản xuất xút, phân bón là:

A. Lào Cai.

B. Phú Thọ.

c. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai.

Câu 20: Do điều kiện sinh thái, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sản xuât được các sản phẩm đặc trưng:

A. nhiệt đới. .       

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới.   

D. Cả 3 loại sản phẩm trên.

Câu 21: Đàn trâu của vùng Trung du và miền Bắc Bộ so cả nước

A. 65%.     

B. 57,3%    

C. 35,7%.  

D. 25%.

Câu 22: Cửa khẩu Đồng Đăng (Hữu Nghị), một cửa khẩu quan trọng, trên biên giới Việt - Trung thuộc tỉnh nào của nước

A. Lào Cai.

B. Cao Bằng.

C. Lạng Sơn.

D. Hà Giang.

Câu 23: Thế mạnh kinh tế chù yếu của vũng Trang du và miền núi Bắc Bộ là

A. Khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. Nghề rừng, cây công nghiệp lâu năm.

C. Rau quả cận nhiệt và ôn đới

D. Tất cả các mặt trên.

Câu 24: Theo em, trong các loại cây trồng chủ yếu của vùng Trung du và núi Dắc Bộ thì loại cây trồng nào có diện tích gieo trồng và lượng lớn so cả

A. ngô.       

B. chè.        

C. đậu tương.      

D. cây ăn quả.

Câu 25: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Việt Trì, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hạ Long.

B. Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang.

C. Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn.

D. Móng Cái, Bắc Giang, Thác Bà, Lai Châu.

Câu 26: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Dầu lửa

B. Khí đốt

C. Than đá

D. Than bùn

Câu 27: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:

A. Làm nhiên liệu nhiệt điện

B. Xuất khẩu

C. Tiêu dùng trong nước

D. Làm đồ trang sức

Câu 28: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên sông nào

A. Đà

B. Lô

C. Gâm

D. Chảy

Câu 29: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả:

A. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.

B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.

C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.

D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Câu 30: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đền Hùng

B. Tam Đảo

C. Sa Pa

D. Vịnh Hạ Long

Câu 31: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng hiện nay là:

A. Khai khoáng, thuỷ điện

B. Cơ khí, điện tử

C. Hoá chất, chế biến lâm sản

D.  Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Câu 32: Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là:

A. Hạ Long

B. Ba Bể

C. Sapa

D.  Tam Đảo.

Câu 33: Nhóm cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều tại Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Chè, cao su, cà phê

B. Cà phê, hồ tiêu, cao su

C. Chè, quế, hồi

D. Bông, đay, chè

 

Baì giảng Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du Và Miền núi Bắc bộ ( tiếp theo )

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống