TOP 20 bài Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước 2023 SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước hay nhất, gồm 7 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 10 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TẢ CỤ GIÀ ĐANG NGỒI CÂU CÁ BÊN HỒ NƯỚC

Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước - mẫu 1

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

Hôm đó, cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc, lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí. Cụ khoảng ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông tiên nhân đức. Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh, những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.

Top 10 bài Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước hay nhất  (ảnh 1)

Một lúc sau, em thấy cụ nhanh tay bật mạnh cần câu. Chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé”. Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm sâu lắng, rồi cụ bảo em:

- Con có thích cá không?

Em vội trả lời:

- Có ạ! Ông câu cho con một chú cá rô nhé!

- Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.

Rồi cụ gọi:

- Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào!

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

- Lần này thì con có cá rô rồi đấy.

Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu. Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc câu. Cụ già vung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

- Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

Em vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:

- Con cảm ơn ông ạ!

Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu.

Dàn ý Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước

  1. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

  1. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

- Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu…).

- Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…

- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.

- Chú ý miêu tả đôi tay.

- Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

  1. Kết bài

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ…).

Các bài mẫu khác:

Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước - mẫu 2

Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dáng vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp.

Bố em nói rằng câu cá là một việc đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiên trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cần câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.

Top 10 bài Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước hay nhất  (ảnh 2)

Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cần câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mắt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.

Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình

Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước - mẫu 3

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, trên vô tuyến có chiếu những thước phim về các hoạt động của Bác. Bên cạnh những đoạn phim Bác làm việc, thăm hỏi chiến sĩ đồng bào, vui chơi cùng các cháu thiếu nhi, nhà đài còn chiếu một đoạn phim Bác ngồi trầm ngâm câu cá. Xem đoạn phim ấy ai không biết lại cứ ngỡ đó là một cụ già chốn thôn quê đang vui với thú vui câu cá nhàn tản.

Bác mặc một chiếc áo màu trắng nhạt, hòa với màu tóc Người, dáng điệu ung dung tự tại mà lại rất uy nghi. Tay cầm chiếc cần trúc, buông nhẹ xuống ao. Mắt lim dim như ngâm ngợi điều gì. Thỉnh thoảng, vài cơn gió hiu hiu thổi làm mặt nước gợn sóng khẽ lăn tăn. Thỉnh thoảng Bác quay sang uống vài ngụm trà xanh dân dã, trông rất mộc mạc, giản dị. Nhìn dáng Bác ngồi câu không hề thấy chút mệt mỏi, ưu tư. Ngắm Bác ung dung câu cá, nhiều người liên tưởng tới hình ảnh cụ già ngồi câu cá trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến ngày xưa.

Tưởng rằng “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được” vậy mà “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Bác đã giật mạnh cần câu, một chú chép tráng ham mồi bay lên khỏi mặt nước, lấp loáng uốn lưng dưới nắng vàng. Bác Hồ nét mặt vui tươi hân hoan, cười khoan khoái.

Hình ảnh Bác Hồ – vị cha già dân tộc, mộc mạc, dung dị và rất đời thường ấy khiến biết bao thế hệ người dân Việt Nam xúc động nghẹn ngào. Hình ảnh đó sẽ còn lắng mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam và trong tâm trí em.

Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước - mẫu 4

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước - mẫu 5

Vào một ngày cuối mùa xuân, em cùng anh trai đi câu cá. Và nhờ đó mà em đã nhìn thấy hình ảnh của cụ già ngồi câu cá bên hồ.

Trời đã bước vào thu, em đang thong thả đi dạo cùng với anh trai thì bất chợt nhìn thấy một cụ già đang ngồi câu cá ven hồ. Cụ mặc một bộ quần áo màu nâu sẫm như màu vỏ cây. Trông cụ cũng đã lớn tuổi, chắc cũng phải ngoài bảy mươi rồi. Mái tóc và chòm râu của cụ đã bạc trắng cả. Trên khuôn mặt cụ những nếp nhăn liên tiếp nhau còn làn da thì đã xuất hiện những chấm đồi mồi của những người già. Đôi mắt của cụ đã đục nhưng trông cụ vẫn còn rất minh mẫn. Cái miệng cụ móm mém, cũng giống như bà nội em, răng cụ đã rụng gần hết, trông cụ đến là hiền lành. Đôi bàn tay cụ gầy gầy, xương xương, những ngón tay với làn da nhăn nheo cầm lấy chiếc cần một cách cẩn thận.

Em và anh trai đã đi được hai vòng nhưng khi quay trở lại, em vẫn thấy cụ già ngồi yên lặng như một pho tượng đồng đúc. Chòm râu của cụ im phăng phắc. Cụ ngồi khom lưng, đầu hơi cúi về phía trước, hai bàn tay ôm lấy cán cần. Đôi mắt cụ lim dim nhưng em biết chắc chắn không phải cụ đang ngủ mà cụ đang chăm chú nhìn cái phao màu vàng nổi trên mặt nước, chờ cá đớp mồi mà thôi.

Em và anh trai nhìn nhau rồi quyết định đi tới gần chỗ cụ. Chúng em đi thật nhẹ nhàng để lũ cá không nghe thấy tiếng động, sợ hãi quá mà bơi đi mất. Cụ nghe thấy tiếng giày dẫm trên bãi cỏ, liền quay lại nhìn chúng em. Cụ mỉm cười hiền lành, cái miệng móm mém trông thật phúc hậu:

- Chào hai cháu!

- Chúng cháu chào ông ạ! Ông ơi, chúng cháu có thể ngồi xem ông câu cá được không ạ? - Hai anh em đáp lại.

- Được chứ!

Sau đó, hai anh em ngồi xuống cạnh cụ để xem cụ cầu cá. Ngồi một lúc lâu, cái phao nổi trên mặt nước mới khẽ động đậy. Em và anh trai hưng phấn đến mức suýt chút nữa hét lên nhưng thật may là đã kìm lại được. Cụ thong thả thu dây cước trắng lại. Từ tốn, thành thạo như cụ đã làm việc này cả nghìn lần rồi. Con cá có vẻ lớn và rất khỏe vì chiếc cần trúc của cụ bị kéo cong một đường cung rất lớn. Nhưng nhìn khuôn mặt cụ có vẻ như cụ chửng lo lắng chút nào hết. Cụ cứ thả dây rồi lại thu về, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần một cách vô cùng kiên nhẫn.

Một lúc sau, khi thu dây về đã đủ, cụ giật mạnh cần câu một cái, một chú cá chép từ dưới hồ bay lên rồi đáp xuống bên bãi cỏ. Đó là một con cá chép to bằng cánh tay của cụ, chắc cũng phải nặng tới 3kg. Mỗi chiếc vẩy của nó đều vàng vàng, to như đốt ngón tay út. Con cá nằm trên bãi cỏ, miệng vẫn còn mắc phải lưỡi câu. Nó ngáp ngáp từng đợt để lấy không khí. Cả hai anh em nhìn thấy mà hò reo sung sướng.

Hôm đó, sau khi trở về nhà, em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh của cụ. Cả hai anh em đều cảm thấy việc câu cá thật thú vị.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 6

Chủ nhật tuần vừa rồi, bố đã cho em đi ra hồ gần nhà để câu cá. Và em cảm thấy ấn tượng nhất về hình ảnh ông Bình - một người câu cá vô cùng chuyên nghiệp.

Ông Bình là hàng xóm của nhà em. Ông năm nay đã ngoài sáu mươi. Nhưng dáng vẻ khá khỏe mạnh, gân guốc. Khuôn mặt của ông vuông vức, phúc hậu. Trên khuôn mặt ấy, làn da đã nhăn nheo, màu nâu đồng như in dấu ấn của năm tháng. Đôi mắt ông chăm chú nhìn dây câu, hàng lông mày bạc khẽ nhíu lại đầy vẻ tập trung. Em thấy ông hơi mím đôi môi cương nghị với vẻ nhẫn nại. Mái tóc đen đã điểm vài sợi bạc được cắt gọn gàng, rủ xuống vầng trán cao toát lên vẻ tinh anh. Nét mặt ông có một vẻ gì đó rất dễ mến, gần gũi như nét mặt của ông ngoại em vậy.

Ông Bình mặc bộ bà ba màu nâu giản dị, với những chiếc cúc bấm theo kiểu cổ điển, mà bây giờ em thấy ít người mặc. Tay áo dài gần mắt cá tay. Còn chiếc quần rộng, thoải mái khi ông ngồi trên chiếc ghế nhựa màu xanh để buông câu.

Ông ngồi lặng lẽ, lưng hơi cong cong. Đôi tay gầy gầy xương xương của cụ nâng nhẹ cần câu làm bằng một thân trúc nhỏ và dẻo. Từng đốt của thân trúc ánh lên màu vàng óng, nhẵn nhụi nổi bật giữa mặt hồ phẳng lặng. Nó là một chiếc cần câu đẹp và hẳn là chiếc cần câu này rất được ông yêu quý. Nhìn kỹ hơn, em thấy sợi dây câu buông xuống mặt nước cách ông vài mét, vẫn im ắng chưa có động tĩnh. Chắc lũ cá chưa phát hiện ra mồi từ lưỡi câu. Buổi trưa yên tĩnh, chỉ có ngọn gió rì rào qua những cành tre lay động xung quanh bờ ao. Ông Bình ngồi yên lặng, dáng vẻ yên tĩnh.

Nhưng bỗng nhiên “vút” một cái, em thấy cánh tay mạnh mẽ của ông kéo mạnh cần câu về phía trên mặt hồ. Dây câu rời mặt nước, từng giọt nước bắn tung tóe dưới ánh mặt trời trông rực rỡ như pha lê nhiều màu. Em thấy ở chỗ lưỡi câu, một chú cá to khoảng bằng cổ tay em đang cong mình giãy giụa. Rồi em thấy ông Bình bật một tiếng cười sảng khoái, rồi nhanh chóng gỡ con cá ra, bỏ vào chiếc giỏ cá bên mình.

Thật tuyệt vời biết bao. Em ngồi xem ông câu cá mà quên mất cả chiếc cần câu của mình. Kể từ hôm đó, em cảm thấy rất thích “bộ môn câu cá” này.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 7

Hè năm nay bố mẹ cho chị em chúng tôi được về quê nghỉ cùng ông bà nội. Tôi đã biết được nhiều điều mới lạ và thú vị về quê hương nhưng đặc biệt nhất là tôi lại có sở thích đi câu cùng ông, một điều trái hẳn với tính ưa bắng nhắng và thiếu kiên trì của tôi.

Mấy hôm đầu ở nhà ông bà, chị em tôi bày ra đủ thứ trò chơi mà ở thành phố không có như nhặt lá chơi đồ hàng, nặn đất, đuổi bắt bướm, lấy que tre làm nhà,… Chúng tôi vầy đất cát nhọ nhem đến nỗi bà không cho chúng tôi ra vườn nữa. Tôi đang buồn thiu thì ông nội lại nảy ra sáng kiến là mấy ông cháu cùng đi câu cá. Sau khi đào được mấy con giun đất làm mồi câu, ông cháu tôi ra bờ ao cuối vườn. Hằng ngày bà vẫn cấm chúng tôi ra bờ ao, giờ lại được ngồi câu cá bờ ao, chị em chúng tôi thích lắm. Thằng Bờm khoái quá vừa nhảy chân sáo vừa hát bài con bướm vàng. Cái ao cạnh nhà ông bà tôi to lắm. Ông tôi bảo đây là ao của hợp tác xã chia cho những nhà ở xung quanh cấy rau muống cho trâu ăn. Vào mùa hè nước nhiều nên các nhà cùng đấu thầu thả cá. Ông bà tôi được ưu tiên trông coi nên ông mới đưa chúng tôi ra câu cá ở đây được. Bờ ao nhà ông bà tôi được be đắp cẩn thận. Mép ao, bà tôi ương một bè rau muống còn trên bờ bà trồng một dãy chanh quả sai chiu chít. Cạnh chiếc cầu ao xây bằng đá xanh là một cây sung lớn cành lá xum xuê. Ông chọn chỗ ngồi câu mé gốc sung và bắt đầu hướng dẫn chúng tôi cách móc mồi câu và thả cần xuống nước. Trời mùa hè cao vời vợi, trong vắt, thoang thoảng mấy làn gió nhẹ. Chiếc ao được bao bọc bằng những loại cây như một thế giởi riêng yên tĩnh với bầu không khí trong lành. Đã mười giờ sáng nên nắng bắt đầu rực rỡ, nhưng không khí ở bên ao vẫn mát rượi. Mặt ao lấp lánh ánh bạc. Ông vừa khoan thai ngồi xuống vừa giảng giải cho chúng tôi vào thời điểm giữa buổi sáng như thế này cá thường tìm mồi như thế nào và chọn địa điểm nào thả cần câu cho tốt. Chị em tôi tò mò làm theo và hồi hộp chờ đợi chiếc phao câu rung động trên làn nước xanh biếc. Trời chưa nắng lắm và không gian xung quanh ao vô cùng tĩnh mịch. Nhìn sang ông, tôi bất ngờ thấy ông mình khác lạ.

Ông ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, hai chân hơi duỗi về phía trước. Ông ngồi im lặng, mắt chăm chú nhìn chiếc phao câu, chòm râu trắng khẽ rung theo từng hơi thở. Dưới tán lá mát mẻ, trông ông chẳng khác gì một pho tượng tạc bằng đá, ung dung đến lạ kì. Nếu ông không mặc bộ quân phục bạc màu thì chắc hẳn tôi đã nghĩ ông là một ông đồ nho ở ẩn ngày xưa trong bộ phim tôi mới được xem. Dường như ông không chỉ nhìn phao câu bằng mắt mà còn bằng cả đôi tai đang lắng nghe tiếng cá di chuyển. Bỗng chiếc phao câu của ông động đậy. Hai tay ông đang cầm nhẹ cần câu giờ nắm chặt lại và bằng một động tác vừa nhanh vừa dứt khoát ông giật mạnh cần câu, hất lên bờ. Một chú cá chép trắng tinh đã mắc câu và đang cố sức quẫy mạnh. Thằng Bờm nhảy lên sung sướng vỗ tay và reo hò ầm ĩ, còn ông nở nụ cười mãn nguyện. Ông bảo trưa nay ông sẽ đích thân nấu món riêu cá chiêu đãi chúng tôi. Rồi ông từ từ gỡ chú cá ra, nhẹ nhàng thả vào giỏ, nhanh chóng mắc miếng mồi giun khác và nhẹ nhàng buông câu. Tất cả những động tác ấy đều được ông làm rất nhanh và khéo léo, chính xác như làm bằng máy vậy. Ông ra hiệu cho chúng tôi tiếp tục nhìn chiếc phao câu và im lặng ngồi chờ. Ông vừa thư thả vừa trầm ngâm theo dõi chiếc phao và những biến động trên mặt ao. Thỉnh thoảng ông lại châm thuốc hút. Thấy Bờm có vẻ sốt ruột vì mãi chưa thấy chiếc phao động đậy ông mới giải thích rằng không phải cứ buông mồi là cá cắn câu ngay, đi câu là phải kiên nhẫn.

Ông bảo ao vừa được vét cá và chưa thả cá mới nên chú cá này là một trong số những chú cá ít ỏi còn sót lại. Không hiểu sao tôi lại có thể ngồi im theo dõi ông. Mắt tôi như bị cuốn vào từng động tác của ông. Ông tôi bình dị và đẹp đẽ biết nhường nào. Tôi tự hào và yêu ông mình lắm. Nhìn ông câu cá tôi vô cùng thán phục về sự ung dung, nhàn nhã, khéo léo và kiên trì của ông.

Suốt một tháng hè, ông cháu tôi đã nhiều lần cùng nhau câu cá và chị em tôi cũng được ông cho ăn nhiều món cá được chế biến theo cách khác với những bữa ăn ở thành phố. Nhưng điều lí thú nhất là tôi bỗng thấy mình bớt bắng nhắng hơn sau những lần đi câu đó. Bây giờ, mỗi khi nhớ ông, tôi lại mong mau đến kì nghĩ hè để được về với ông bà và được ngồi câu cá cùng ông.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 8

Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá” ở xóm trong.

Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.

Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi,  ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.

Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể về thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.

Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em. 

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 9

Trong cuộc sống, có rất nhiều hình ảnh, nhiều dáng vẻ mà chúng ta bắt gặp khi đi trên đường. Đó là những hình ảnh tạo nên sự đa dạng, phong phú và tươi đẹp hơn cho cuộc sống này. Hôm nay trên đường đi học nhóm về em chú ý đến dáng vẻ của một cụ già đang câu cá ở cái hồ gần trường em học.

Cụ già mặc một bộ quần áo màu vàng nhạt, đi chiếc xe đạp đã cũ, treo một cái giỏ ở xe và cụ ngồi trên một cái ghế nhỏ và buông cần câu cá. Mắt cụ chăm chăm nhìn vào mặt nước, rồi lại đi vòng vòng xung quanh hồ xem ở chỗ nào có cá để buông cần câu.

Cái cần câu của ông cụ rất dài, dây câu cũng dài và mồi ông cụ bỏ vào một cái hộp bé xíu. Mỗi khi buông câu, cụ lại gắn mồi vào móc câu. Có những lúc em thấy cụ giật giật cần câu rồi từ từ kéo lên, mặt cụ bừng sáng vì hi vọng là có cá mắc câu. Tuy nhiên khi cụ kéo câu lên thì không có cá mà mồi thì bị ăn hết. Có lẽ con cá đó đã nhanh nhẹn ăn xong mồi nên chạy đi thật xa.

Mặt hồ bình yên, thi thoảng lăn tăn gợn sóng do cơn gió từ đâu ùa về. Lúc đó có những chú cá ngoi lên tung tăng bơi lội trong hồ, chờn vờn bên cần câu của cụ già nhưng không biết có cắn câu hay không.

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Vậy là cụ già đã có một bữa tối ngon lành với chú cá rô phi xấu số kia. Có thể chú cá sẽ được vào nồi nấu canh chua hoặc kho lên với nghệ. Nghĩ đến em đã thèm rồi.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 10

Làng em có cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá”. Năm nay, cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Chiều chiều, cụ buộc chiếc giỏ tre bên hông và vác chiếc cần trúc lên vai, rồi thong thả đi ra phía đầu làng.

Đầu làng em có một cái đầm rất rộng. Xung quanh đầm, cây cối um tùm. Trên mặt nước, hoa sen, hoa súng màu hồng, màu tím… trông rất đẹp. Rong lá hẹ, rong đuôi chó mọc dày ven bờ. cỏ chân vịt, dừa nước và rau ngổ kết thành bè lớn là nơi trú ngụ, sinh sôi của bao loài tôm cá.

Thỉnh thoảng, em xin cụ Ngà cho đi câu cùng. Chỗ ngồi quen thuộc của cụ là ở dưới gốc cây phi lao già phía cuối đầm.

Mấy chục năm câu cá, cụ Ngà hiểu rõ thói quen của từng loài. Cá trắng hay ăn mồi gì, cá đen hay ăn mồi gì, cụ đều biết cả. Cho nên cụ đã chuẩn bị sẵn từng thứ từ nhà và gói kín bằng lá khoai môn.

Chiếc cần câu của cụ bằng trúc vàng, chỗ tay cầm bóng loáng. Đoạn cước khá dài có gắn chiếc phao lông ngỗng; đầu dây nối với cái móc bằng thép có ngạnh rất sắc. Sau khi móc mồi, cụ Ngà nhẹ nhàng thả câu. Gió thổi nhẹ, sóng gợn lăn tăn, hơi nước mát mẻ toả lên rất dễ chịu.

Cụ Ngà ngồi bó gối, vẻ mặt đăm chiêu, chăm chú nhìn vào chiếc phao trắng đang dập dềnh trên mặt nước. Cụ chậm rãi kể cho em nghe về những lần cụ đi câu được những con cá lớn như thế nào.

Bỗng cụ im bặt, chỉ tay xuống mặt đầm. Chiếc phao chúi mạnh rồi quay rất nhanh thành một vòng tròn. Em hồi hộp giục cụ giật lên, cụ lắc đầu bảo: “Kệ! Cứ Đềnó vùng vẫy, móc câu sẽ cắm sâu hơn, không vuột ra được”.

Bất chợt cụ khom người đứng dậy, giật mạnh chiếc cần và quay vút ra phía sau. Một chú cá diếc to hơn bàn tay đang giãy đành đạch trên mặt cỏ. Cụ Ngà cất tiếng cười khà khà sảng khoái:

– Chà! Con cá này rán giòn lên nhắm rượu thì ngon phải biết! Cu An gỡ nó ra đi!

Chú cá diếc đã được bỏ vào giỏ có lót nắm lá tre. Cụ Ngà lại móc mồi khác rồi tiếp tục buông câu. ít phút sau, một chú trắm cỏ tham ăn cũng cùng chung số phận.

Mặt trời đã lặn. Phía Tây, ráng chiều đỏ sẫm. Một làn sương mỏng như khói từ từ phủ xuống mặt đầm. Em xách giỏ cá đi bên cạnh cụ Ngà, trong lòng dâng lên một niềm thích thú khó tả. Đúng như lời cụ Ngà từng nói: “Đi câu là một cái thú tiêu khiển lành mạnh và có ích. Nó làm cho tâm hồn thanh thản sau những giờ lao động mệt nhọc. Đã vậy lại có cá ăn. Con cá mình câu được ăn ngon hơn con cá mua ở chợ rất nhiều đấy cháu ạ! ”.

Em chẳng biết có thật như vậy không nhưng được đi câu cùng với cụ Ngà thì quả là thú vị!

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 11

Chủ nhật tuần vừa rồi, bố đã cho em đi ra hồ gần nhà để câu cá. Và em cảm thấy ấn tượng nhất về hình ảnh ông Bình - một người câu cá vô cùng chuyên nghiệp.

Ông Bình là hàng xóm của nhà em. Ông năm nay đã ngoài sáu mươi. Nhưng dáng vẻ khá khỏe mạnh, gân guốc. Khuôn mặt của ông vuông vức, phúc hậu. Trên khuôn mặt ấy, làn da đã nhăn nheo, màu nâu đồng như in dấu ấn của năm tháng. Đôi mắt ông chăm chú nhìn dây câu, hàng lông mày bạc khẽ nhíu lại đầy vẻ tập trung. Em thấy ông hơi mím đôi môi cương nghị với vẻ nhẫn nại. Mái tóc đen đã điểm vài sợi bạc được cắt gọn gàng, rủ xuống vầng trán cao toát lên vẻ tinh anh. Nét mặt ông có một vẻ gì đó rất dễ mến, gần gũi như nét mặt của ông ngoại em vậy.

Ông Bình mặc bộ bà ba màu nâu giản dị, với những chiếc cúc bấm theo kiểu cổ điển, mà bây giờ em thấy ít người mặc. Tay áo dài gần mắt cá tay. Còn chiếc quần rộng, thoải mái khi ông ngồi trên chiếc ghế nhựa màu xanh để buông câu.

Ông ngồi lặng lẽ, lưng hơi cong cong. Đôi tay gầy gầy xương xương của cụ nâng nhẹ cần câu làm bằng một thân trúc nhỏ và dẻo. Từng đốt của thân trúc ánh lên màu vàng óng, nhẵn nhụi nổi bật giữa mặt hồ phẳng lặng. Nó là một chiếc cần câu đẹp và hẳn là chiếc cần câu này rất được ông yêu quý. Nhìn kỹ hơn, em thấy sợi dây câu buông xuống mặt nước cách ông vài mét, vẫn im ắng chưa có động tĩnh. Chắc lũ cá chưa phát hiện ra mồi từ lưỡi câu. Buổi trưa yên tĩnh, chỉ có ngọn gió rì rào qua những cành tre lay động xung quanh bờ ao. Ông Bình ngồi yên lặng, dáng vẻ yên tĩnh.

Nhưng bỗng nhiên “vút” một cái, em thấy cánh tay mạnh mẽ của ông kéo mạnh cần câu về phía trên mặt hồ. Dây câu rời mặt nước, từng giọt nước bắn tung tóe dưới ánh mặt trời trông rực rỡ như pha lê nhiều màu. Em thấy ở chỗ lưỡi câu, một chú cá to khoảng bằng cổ tay em đang cong mình giãy giụa. Rồi em thấy ông Bình bật một tiếng cười sảng khoái, rồi nhanh chóng gỡ con cá ra, bỏ vào chiếc giỏ cá bên mình.

Thật tuyệt vời biết bao. Em ngồi xem ông câu cá mà quên mất cả chiếc cần câu của mình. Kể từ hôm đó, em cảm thấy rất thích “bộ môn câu cá” này.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 12

Hè năm nay bố mẹ cho chị em chúng tôi được về quê nghỉ cùng ông bà nội. Tôi đã biết được nhiều điều mới lạ và thú vị về quê hương nhưng đặc biệt nhất là tôi lại có sở thích đi câu cùng ông, một điều trái hẳn với tính ưa bắng nhắng và thiếu kiên trì của tôi.

Mấy hôm đầu ở nhà ông bà, chị em tôi bày ra đủ thứ trò chơi mà ở thành phố không có như nhặt lá chơi đồ hàng, nặn đất, đuổi bắt bướm, lấy que tre làm nhà,… Chúng tôi vầy đất cát nhọ nhem đến nỗi bà không cho chúng tôi ra vườn nữa. Tôi đang buồn thiu thì ông nội lại nảy ra sáng kiến là mấy ông cháu cùng đi câu cá. Sau khi đào được mấy con giun đất làm mồi câu, ông cháu tôi ra bờ ao cuối vườn. Hằng ngày bà vẫn cấm chúng tôi ra bờ ao, giờ lại được ngồi câu cá bờ ao, chị em chúng tôi thích lắm. Thằng Bờm khoái quá vừa nhảy chân sáo vừa hát bài con bướm vàng. Cái ao cạnh nhà ông bà tôi to lắm. Ông tôi bảo đây là ao của hợp tác xã chia cho những nhà ở xung quanh cấy rau muống cho trâu ăn. Vào mùa hè nước nhiều nên các nhà cùng đấu thầu thả cá. Ông bà tôi được ưu tiên trông coi nên ông mới đưa chúng tôi ra câu cá ở đây được. Bờ ao nhà ông bà tôi được be đắp cẩn thận. Mép ao, bà tôi ương một bè rau muống còn trên bờ bà trồng một dãy chanh quả sai chiu chít. Cạnh chiếc cầu ao xây bằng đá xanh là một cây sung lớn cành lá xum xuê. Ông chọn chỗ ngồi câu mé gốc sung và bắt đầu hướng dẫn chúng tôi cách móc mồi câu và thả cần xuống nước. Trời mùa hè cao vời vợi, trong vắt, thoang thoảng mấy làn gió nhẹ. Chiếc ao được bao bọc bằng những loại cây như một thế giởi riêng yên tĩnh với bầu không khí trong lành. Đã mười giờ sáng nên nắng bắt đầu rực rỡ, nhưng không khí ở bên ao vẫn mát rượi. Mặt ao lấp lánh ánh bạc. Ông vừa khoan thai ngồi xuống vừa giảng giải cho chúng tôi vào thời điểm giữa buổi sáng như thế này cá thường tìm mồi như thế nào và chọn địa điểm nào thả cần câu cho tốt. Chị em tôi tò mò làm theo và hồi hộp chờ đợi chiếc phao câu rung động trên làn nước xanh biếc. Trời chưa nắng lắm và không gian xung quanh ao vô cùng tĩnh mịch. Nhìn sang ông, tôi bất ngờ thấy ông mình khác lạ.

Ông ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, hai chân hơi duỗi về phía trước. Ông ngồi im lặng, mắt chăm chú nhìn chiếc phao câu, chòm râu trắng khẽ rung theo từng hơi thở. Dưới tán lá mát mẻ, trông ông chẳng khác gì một pho tượng tạc bằng đá, ung dung đến lạ kì. Nếu ông không mặc bộ quân phục bạc màu thì chắc hẳn tôi đã nghĩ ông là một ông đồ nho ở ẩn ngày xưa trong bộ phim tôi mới được xem. Dường như ông không chỉ nhìn phao câu bằng mắt mà còn bằng cả đôi tai đang lắng nghe tiếng cá di chuyển. Bỗng chiếc phao câu của ông động đậy. Hai tay ông đang cầm nhẹ cần câu giờ nắm chặt lại và bằng một động tác vừa nhanh vừa dứt khoát ông giật mạnh cần câu, hất lên bờ. Một chú cá chép trắng tinh đã mắc câu và đang cố sức quẫy mạnh. Thằng Bờm nhảy lên sung sướng vỗ tay và reo hò ầm ĩ, còn ông nở nụ cười mãn nguyện. Ông bảo trưa nay ông sẽ đích thân nấu món riêu cá chiêu đãi chúng tôi. Rồi ông từ từ gỡ chú cá ra, nhẹ nhàng thả vào giỏ, nhanh chóng mắc miếng mồi giun khác và nhẹ nhàng buông câu. Tất cả những động tác ấy đều được ông làm rất nhanh và khéo léo, chính xác như làm bằng máy vậy. Ông ra hiệu cho chúng tôi tiếp tục nhìn chiếc phao câu và im lặng ngồi chờ. Ông vừa thư thả vừa trầm ngâm theo dõi chiếc phao và những biến động trên mặt ao. Thỉnh thoảng ông lại châm thuốc hút. Thấy Bờm có vẻ sốt ruột vì mãi chưa thấy chiếc phao động đậy ông mới giải thích rằng không phải cứ buông mồi là cá cắn câu ngay, đi câu là phải kiên nhẫn.

Ông bảo ao vừa được vét cá và chưa thả cá mới nên chú cá này là một trong số những chú cá ít ỏi còn sót lại. Không hiểu sao tôi lại có thể ngồi im theo dõi ông. Mắt tôi như bị cuốn vào từng động tác của ông. Ông tôi bình dị và đẹp đẽ biết nhường nào. Tôi tự hào và yêu ông mình lắm. Nhìn ông câu cá tôi vô cùng thán phục về sự ung dung, nhàn nhã, khéo léo và kiên trì của ông.

Suốt một tháng hè, ông cháu tôi đã nhiều lần cùng nhau câu cá và chị em tôi cũng được ông cho ăn nhiều món cá được chế biến theo cách khác với những bữa ăn ở thành phố. Nhưng điều lí thú nhất là tôi bỗng thấy mình bớt bắng nhắng hơn sau những lần đi câu đó. Bây giờ, mỗi khi nhớ ông, tôi lại mong mau đến kì nghĩ hè để được về với ông bà và được ngồi câu cá cùng ông.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 13

Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá” ở xóm trong.

Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.

Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi,  ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.

Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể về thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.

Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em. 

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 14

Trong cuộc sống, có rất nhiều hình ảnh, nhiều dáng vẻ mà chúng ta bắt gặp khi đi trên đường. Đó là những hình ảnh tạo nên sự đa dạng, phong phú và tươi đẹp hơn cho cuộc sống này. Hôm nay trên đường đi học nhóm về em chú ý đến dáng vẻ của một cụ già đang câu cá ở cái hồ gần trường em học.

Cụ già mặc một bộ quần áo màu vàng nhạt, đi chiếc xe đạp đã cũ, treo một cái giỏ ở xe và cụ ngồi trên một cái ghế nhỏ và buông cần câu cá. Mắt cụ chăm chăm nhìn vào mặt nước, rồi lại đi vòng vòng xung quanh hồ xem ở chỗ nào có cá để buông cần câu.

Cái cần câu của ông cụ rất dài, dây câu cũng dài và mồi ông cụ bỏ vào một cái hộp bé xíu. Mỗi khi buông câu, cụ lại gắn mồi vào móc câu. Có những lúc em thấy cụ giật giật cần câu rồi từ từ kéo lên, mặt cụ bừng sáng vì hi vọng là có cá mắc câu. Tuy nhiên khi cụ kéo câu lên thì không có cá mà mồi thì bị ăn hết. Có lẽ con cá đó đã nhanh nhẹn ăn xong mồi nên chạy đi thật xa.

Mặt hồ bình yên, thi thoảng lăn tăn gợn sóng do cơn gió từ đâu ùa về. Lúc đó có những chú cá ngoi lên tung tăng bơi lội trong hồ, chờn vờn bên cần câu của cụ già nhưng không biết có cắn câu hay không.

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Vậy là cụ già đã có một bữa tối ngon lành với chú cá rô phi xấu số kia. Có thể chú cá sẽ được vào nồi nấu canh chua hoặc kho lên với nghệ. Nghĩ đến em đã thèm rồi.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 15

Làng em có cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá”. Năm nay, cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Chiều chiều, cụ buộc chiếc giỏ tre bên hông và vác chiếc cần trúc lên vai, rồi thong thả đi ra phía đầu làng.

Đầu làng em có một cái đầm rất rộng. Xung quanh đầm, cây cối um tùm. Trên mặt nước, hoa sen, hoa súng màu hồng, màu tím… trông rất đẹp. Rong lá hẹ, rong đuôi chó mọc dày ven bờ. cỏ chân vịt, dừa nước và rau ngổ kết thành bè lớn là nơi trú ngụ, sinh sôi của bao loài tôm cá.

Thỉnh thoảng, em xin cụ Ngà cho đi câu cùng. Chỗ ngồi quen thuộc của cụ là ở dưới gốc cây phi lao già phía cuối đầm.

Mấy chục năm câu cá, cụ Ngà hiểu rõ thói quen của từng loài. Cá trắng hay ăn mồi gì, cá đen hay ăn mồi gì, cụ đều biết cả. Cho nên cụ đã chuẩn bị sẵn từng thứ từ nhà và gói kín bằng lá khoai môn.

Chiếc cần câu của cụ bằng trúc vàng, chỗ tay cầm bóng loáng. Đoạn cước khá dài có gắn chiếc phao lông ngỗng; đầu dây nối với cái móc bằng thép có ngạnh rất sắc. Sau khi móc mồi, cụ Ngà nhẹ nhàng thả câu. Gió thổi nhẹ, sóng gợn lăn tăn, hơi nước mát mẻ toả lên rất dễ chịu.

Cụ Ngà ngồi bó gối, vẻ mặt đăm chiêu, chăm chú nhìn vào chiếc phao trắng đang dập dềnh trên mặt nước. Cụ chậm rãi kể cho em nghe về những lần cụ đi câu được những con cá lớn như thế nào.

Bỗng cụ im bặt, chỉ tay xuống mặt đầm. Chiếc phao chúi mạnh rồi quay rất nhanh thành một vòng tròn. Em hồi hộp giục cụ giật lên, cụ lắc đầu bảo: “Kệ! Cứ Đềnó vùng vẫy, móc câu sẽ cắm sâu hơn, không vuột ra được”.

Bất chợt cụ khom người đứng dậy, giật mạnh chiếc cần và quay vút ra phía sau. Một chú cá diếc to hơn bàn tay đang giãy đành đạch trên mặt cỏ. Cụ Ngà cất tiếng cười khà khà sảng khoái:

– Chà! Con cá này rán giòn lên nhắm rượu thì ngon phải biết! Cu An gỡ nó ra đi!

Chú cá diếc đã được bỏ vào giỏ có lót nắm lá tre. Cụ Ngà lại móc mồi khác rồi tiếp tục buông câu. ít phút sau, một chú trắm cỏ tham ăn cũng cùng chung số phận.

Mặt trời đã lặn. Phía Tây, ráng chiều đỏ sẫm. Một làn sương mỏng như khói từ từ phủ xuống mặt đầm. Em xách giỏ cá đi bên cạnh cụ Ngà, trong lòng dâng lên một niềm thích thú khó tả. Đúng như lời cụ Ngà từng nói: “Đi câu là một cái thú tiêu khiển lành mạnh và có ích. Nó làm cho tâm hồn thanh thản sau những giờ lao động mệt nhọc. Đã vậy lại có cá ăn. Con cá mình câu được ăn ngon hơn con cá mua ở chợ rất nhiều đấy cháu ạ! ”.

Em chẳng biết có thật như vậy không nhưng được đi câu cùng với cụ Ngà thì quả là thú vị!

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 16

Vào một ngày cuối mùa xuân, em cùng anh trai đi câu cá. Và nhờ đó mà em đã nhìn thấy hình ảnh của cụ già ngồi câu cá bên hồ.

Trời đã bước vào thu, em đang thong thả đi dạo cùng với anh trai thì bất chợt nhìn thấy một cụ già đang ngồi câu cá ven hồ. Cụ mặc một bộ quần áo màu nâu sẫm như màu vỏ cây. Trông cụ cũng đã lớn tuổi, chắc cũng phải ngoài bảy mươi rồi. Mái tóc và chòm râu của cụ đã bạc trắng cả. Trên khuôn mặt cụ những nếp nhăn liên tiếp nhau còn làn da thì đã xuất hiện những chấm đồi mồi của những người già. Đôi mắt của cụ đã đục nhưng trông cụ vẫn còn rất minh mẫn. Cái miệng cụ móm mém, cũng giống như bà nội em, răng cụ đã rụng gần hết, trông cụ đến là hiền lành. Đôi bàn tay cụ gầy gầy, xương xương, những ngón tay với làn da nhăn nheo cầm lấy chiếc cần một cách cẩn thận.

Em và anh trai đã đi được hai vòng nhưng khi quay trở lại, em vẫn thấy cụ già ngồi yên lặng như một pho tượng đồng đúc. Chòm râu của cụ im phăng phắc. Cụ ngồi khom lưng, đầu hơi cúi về phía trước, hai bàn tay ôm lấy cán cần. Đôi mắt cụ lim dim nhưng em biết chắc chắn không phải cụ đang ngủ mà cụ đang chăm chú nhìn cái phao màu vàng nổi trên mặt nước, chờ cá đớp mồi mà thôi.

Em và anh trai nhìn nhau rồi quyết định đi tới gần chỗ cụ. Chúng em đi thật nhẹ nhàng để lũ cá không nghe thấy tiếng động, sợ hãi quá mà bơi đi mất. Cụ nghe thấy tiếng giày dẫm trên bãi cỏ, liền quay lại nhìn chúng em. Cụ mỉm cười hiền lành, cái miệng móm mém trông thật phúc hậu:

- Chào hai cháu!

- Chúng cháu chào ông ạ! Ông ơi, chúng cháu có thể ngồi xem ông câu cá được không ạ? - Hai anh em đáp lại.

- Được chứ!

Sau đó, hai anh em ngồi xuống cạnh cụ để xem cụ cầu cá. Ngồi một lúc lâu, cái phao nổi trên mặt nước mới khẽ động đậy. Em và anh trai hưng phấn đến mức suýt chút nữa hét lên nhưng thật may là đã kìm lại được. Cụ thong thả thu dây cước trắng lại. Từ tốn, thành thạo như cụ đã làm việc này cả nghìn lần rồi. Con cá có vẻ lớn và rất khỏe vì chiếc cần trúc của cụ bị kéo cong một đường cung rất lớn. Nhưng nhìn khuôn mặt cụ có vẻ như cụ chửng lo lắng chút nào hết. Cụ cứ thả dây rồi lại thu về, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần một cách vô cùng kiên nhẫn.

Một lúc sau, khi thu dây về đã đủ, cụ giật mạnh cần câu một cái, một chú cá chép từ dưới hồ bay lên rồi đáp xuống bên bãi cỏ. Đó là một con cá chép to bằng cánh tay của cụ, chắc cũng phải nặng tới 3kg. Mỗi chiếc vẩy của nó đều vàng vàng, to như đốt ngón tay út. Con cá nằm trên bãi cỏ, miệng vẫn còn mắc phải lưỡi câu. Nó ngáp ngáp từng đợt để lấy không khí. Cả hai anh em nhìn thấy mà hò reo sung sướng.

Hôm đó, sau khi trở về nhà, em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh của cụ. Cả hai anh em đều cảm thấy việc câu cá thật thú vị.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 17

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 18

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, trên vô tuyến có chiếu những thước phim về các hoạt động của Bác. Bên cạnh những đoạn phim Bác làm việc, thăm hỏi chiến sĩ đồng bào, vui chơi cùng các cháu thiếu nhi, nhà đài còn chiếu một đoạn phim Bác ngồi trầm ngâm câu cá. Xem đoạn phim ấy ai không biết lại cứ ngỡ đó là một cụ già chốn thôn quê đang vui với thú vui câu cá nhàn tản.

Bác mặc một chiếc áo màu trắng nhạt, hòa với màu tóc Người, dáng điệu ung dung tự tại mà lại rất uy nghi. Tay cầm chiếc cần trúc, buông nhẹ xuống ao. Mắt lim dim như ngâm ngợi điều gì. Thỉnh thoảng, vài cơn gió hiu hiu thổi làm mặt nước gợn sóng khẽ lăn tăn. Thỉnh thoảng Bác quay sang uống vài ngụm trà xanh dân dã, trông rất mộc mạc, giản dị. Nhìn dáng Bác ngồi câu không hề thấy chút mệt mỏi, ưu tư. Ngắm Bác ung dung câu cá, nhiều người liên tưởng tới hình ảnh cụ già ngồi câu cá trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến ngày xưa.

Tưởng rằng “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được” vậy mà “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Bác đã giật mạnh cần câu, một chú chép tráng ham mồi bay lên khỏi mặt nước, lấp loáng uốn lưng dưới nắng vàng. Bác Hồ nét mặt vui tươi hân hoan, cười khoan khoái.

Hình ảnh Bác Hồ – vị cha già dân tộc, mộc mạc, dung dị và rất đời thường ấy khiến biết bao thế hệ người dân Việt Nam xúc động nghẹn ngào. Hình ảnh đó sẽ còn lắng mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam và trong tâm trí em.

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 19

Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dáng vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp.

Bố em nói rằng câu cá là một việc đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiên trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cần câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.

Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cần câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mắt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.

Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình

Tả hình dáng cụ già đang câu cá - Mẫu 20

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

Hôm đó, cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc, lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí. Cụ khoảng ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông tiên nhân đức. Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh, những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.

Một lúc sau, em thấy cụ nhanh tay bật mạnh cần câu. Chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé”. Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm sâu lắng, rồi cụ bảo em:

- Con có thích cá không?

Em vội trả lời:

- Có ạ! Ông câu cho con một chú cá rô nhé!

- Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.

Rồi cụ gọi:

- Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào!

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

- Lần này thì con có cá rô rồi đấy.

Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu. Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc câu. Cụ già vung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

- Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

Em vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:

- Con cảm ơn ông ạ!

Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống