Top 21 bài Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ 2023 hay nhất

Tải xuống 11 2.4 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê hay nhất, gồm 11 trang trong đó có sơ đồ tư duy, dàn ý phân tích chi tiết và 21 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT NHĨ TRONG TRUYỆN BẾN QUÊ 

Bài giảng: Bến quê

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 1

Một tác phẩm văn học xuất sắc là một tác phẩm hướng đến những chân giá trị cao đẹp ở đời. Một tác phẩm hay phải chạm đến những rung cảm về cái đẹp, những cảm xúc thật và mang tầm tư tưởng lớn. Truyện ngắn Bến quê là một tác phẩm thành công của nhà văn Nguyễn Minh Châu, không chỉ lôi cuốn người đọc bởi tình huống sáng tạo, cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn mà truyện xây dựng được nhân vật tiêu biểu mang nhiều giá trị.

Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đởi lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của bến quê, nhận ra cái quí nhất trong cuộc đời mình chính là gia đình. Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà anh đã nghĩ :" Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hi sinh từ bao đời xưa" Và Nhĩ cũng rất yêu quý con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp. Nhĩ không muốn sau này con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu.Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái bến quê bình dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên trái đất nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tinh yêu anh giành cho quê hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giùm nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng:"Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó"

Top 13 bài Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê 2022 hay nhất (ảnh 1)

“Bến quê” được lấy bối cảnh rất đơn giản, đó là bờ bên kia sông Hồng mà nhân vật Nhĩ không thể đi đến trong những ngày cuối đời nằm liệt giường. Nhĩ con người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” nay trở về và chấp nhận một bi kịch cuối cuộc đời – bị cột chặt trên giường bệnh. Nhưng cũng chính trong bi thảm đó, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Ngay trong khoảnh khắc này, cảnh sắc tươi đẹp và sự giàu có của bến quê đã khơi gợi trong anh niềm xót xa vô hạn. Đó con ngườ bôn ba dâu bể, vẫn không thể ngờ được rằng, trong tầm mắt mình là “cái bờ bên kia sông Hồng”. Bị liệt đồng nghĩa với việc Nhĩ phải làm bạn với cái giường. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của Liên – vợ anh. Buổi sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”. Nhĩ – con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước kia, khi còn khỏe mạnh anh chỉ biết đến những chân trời xa ngắt với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu

Vẫn chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục đẩy cao trào nghịch cảnh lên hơn nữa trong tình huống truyện tiếp theo. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ”. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con nguười ta trên đường đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.

Cuối cùng, tác giả dưới ngòi bút tài tình của mình đã thắt nút câu chuyện bằng một đoạn miêu tả trí tưởng tượng của Nhân vật chính, hay nói đúng hơn một giấc mơ của Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó ”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Cái ước mong thôi thúc đặt vào chính đứa con trai nhỏ của Nhĩ cũng là lời nhắn gửi thiết tha của nhân vật: mỗi người hãy vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời của mình để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững. Qua Nhĩ và toàn bộ “Bên quê”, người đọc tìm thấy gì? Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thâm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu. Sự tài hoa trong việc dẫn dắt diễn biến tâm trạng nhân vật Nhĩ (tác giả để nhân vật tự nhận thức, suy tư) và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm.

“Bến quê” là tác phẩm điển hình của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, ta có thể tìm thấy những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người. Vẫn còn lan tỏa đâu đó sự trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hưuơng, xứ sở của tác giả. Tác phẩm không chỉ có giá trị vào buổi nó ra đời, âm hưởng của nó còn mãi trong lòng những người yêu văn học và những người yêu mến nét riêng của văn hóa người Việt – nơi cuối cùng phải trở về là quê hương.

 

Sơ đồ tư duy

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê hay nhất ( 3 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết

1, Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Bến quê” thuộc dòng những sáng tác sau 1975 của tác giả Nguyễn Minh Châu, chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời.

- Nhân vật Nhĩ: nhân vật chính trong truyện, thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của con người về những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

2, Thân bài:

a, Hoàn cảnh đối lập giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật:

- Quá khứ: anh Nhĩ đi rộng hiểu nhiều, “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”.

- Hiện tại: anh bị bệnh liệt giường, nằm một chỗ, cảnh vật duy nhất anh thấy là bãi bồi bên kia sông Hồng nhìn từ cửa sổ nhà mình.

⇒ Tác giả xây dựng một hoàn cảnh nghịch lí, đau đớn, cho thấy sự vô thường của cuộc sống. Nhân vật từng đi nhiều nơi, đam mê khám phá, nhưng hiện tại lại chịu cảnh nằm 1 chỗ. Từ hoàn cảnh ấy, những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình cảm mới vỡ lẽ trong lòng nhân vật.

b, Những cảm nhận của Nhĩ sau khi bị bệnh:

- Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên

+ Buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình

+ Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: Từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, đến vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.

=> Tất cả đều được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Không gian và những cảm xúc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

- Suy nghĩ về vợ, con:

+ Thấy thương vợ vì luôn lo lắng, chăm sóc cho anh, luôn dịu dàng an ủi anh; thấy đúng đắn khi đã lấy được chị Liên; thấy biết ơn vì chị Liên từ cô gái thôn quê trở thành người đàn bà thành thị nhưng không mất đi những phẩm chất đẹp, tần tảo, chịu khó, yêu thương chăm sóc chồng con.

+ Qua hình ảnh con trai nhớ về thời niên thiếu của bản thân: mê cờ thế; mong ngóng, hi vọng con trai đừng như anh, ham mê những vẻ đẹp hào nhoáng mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Tình cảm với hàng xóm

+ Yêu mến những đứa trẻ bầu bạn với anh, giúp nâng đỡ anh ngồi dậy, nằm xuống.

+ Trò chuyện cùng cụ giáo Khuyến, người ngày nào cũng sang hỏi thăm sức khỏe anh

- Những suy nghĩ về vẻ đẹp đích thực của cuộc sống:

+ Vẻ đẹp của quê hương: hoa bằng lăng “đậm sắc hơn”, sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”, bãi bồi bên kia sông trông như “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non...”, bầu trời “như cao hơn”. Tất cả đều tươi đẹp trong tiết trời mùa thu.

+ Nhĩ khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông để ngắm nhìn cho thỏa thích vẻ đẹp quê hương.

⇒ Nhân vật xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh ta không quan tâm tới, vô tình quên lãng vẻ đẹp hồn hậu, bình dị đó để mải mê chạy theo những vẻ đẹp hào nhoáng, phồn hoa khác.

c, Những triết lí được thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:

- Nơi nương tựa của con người chính là gia đình.

- Những người hàng xóm bấy lâu ta không mấy quan tâm, thì khi ta gặp nạn họ luôn ở bên: khẳng định thêm quan niệm “Bán anh em xa mua láng giềng gần” của ông cha ta, khẳng định giá trị của tình người, tình làng nghĩa xóm.

- “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo quanh co”: triết luận về cuộc đời, khi còn trẻ ai cũng mải miết theo đuổi đam mê, công danh mà có thể quên đi những giá trị đích thực như gia đình, quê hương; có thể vì những thú vui mà làm sao nhãng đi mục đích của cuộc sống phấn đấu.

3, Kết bài:

- Thông qua nhân vật Nhĩ, tác giả nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương, những tình cảm gần gũi như tình gia đình, tình làng nghĩa xóm, đó mới là những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật, thể hiện những suy nghĩ, sự giác ngộ muộn màng của nhân vật.

Top 13 bài Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê 2022 hay nhất (ảnh 2)

Các bài mẫu khác

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 2

Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn khai phá và thành công với công cuộc “tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Những tác phẩm của ông giàu chất chiêm nghiệm và tính triết lí khái quát. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” cũng nằm trong số ấy.

 “Bến quê” là một truyện ngắn được rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. cốt truyện “Bến quê” rất bình dị, thậm chí “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Tác phẩm ghi lại những gì mắt thấy tai nghe, những gì cảm nhận suy ngẫm của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh. Nhĩ được người vợ tần tảo chăm sóc, đươc các cháu hàng xóm sang giúp đỡ, được ông giáo hàng xóm hỏi han. Nhĩ nhờ cậu con trai đi sang bên kia bờ sông giúp bố...Qua tất cả những điều đó, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy nghĩ về con người, về cuộc đời về cách sống, ông nhắc nhở con người phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở, của nơi chôn rau cắt rốn... Nhĩ là một người từng đi nhiều nơi trên thế giới: “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”. Vậy nên, có thể hiểu rằng, trong anh luôn tràn ngập những cảnh lộng lẫy, nhộn nhịp của bao cảnh phồn hoa, đô hội. Không chỉ thế, chẳng có vẻ đẹp nào tồn tại trên đời nay anh chưa được thưởng thức. Nhưng trớ trêu thay, anh lại một rơi vào một bi kịch của sự sống: anh bị một căn bệnh quái ác hoành hành, phải nằm liệt giường hàng tháng trời nay. Trong nghịch cảnh bi đát ấy, anh chợt phát hiện ra vẻ đẹp chốn quê hương bình dị, đẹp đẽ của mình. Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc nghèo khó của mình lai có một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Người vợ tảo tần lam lũ, những người hàng xóm truân chuyên mộc mạc,... ở họ toát lên một vẻ đẹp cao quý đáng trân trọng của tình cảm vợ chồng, tình làng nghĩa xóm ân tinh thắm thiết. Hoàn cảnh nhân vật khẽ nhắc nhở bạn đọc rằng: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

">Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Ta rời xa gia đình, quê hương bản quán để lên đường mải mê tìm kiếm những điều kì vĩ đâu đâu mà để đến cuối đời hiểu ra rằng ta đã rời bỏ những điều ta hằng tìm kiếm. Chính sự giàu có lẫn một vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận, thấm thía được.

Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được. Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông. Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, "những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông...". Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh cùa Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

Khi miêu tả tâm lý của nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lý tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi bật lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hôm nay. Nhỉ mới chợt phát hiện ra những vết sờn, những đường vá trên tấm áo của Liên. Và chính hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường — còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường: "Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. 

Nhân vật Nhĩ mang đến cho người đọc nhiều điều suy nghĩ về cuộc đời và số phận con người. Và với mỗi độ tuổi lại tìm được ở Nhĩ một bài học riêng cho mình. Riêng với thế hệ những người trẻ tuổi, nhờ nhân vật này chúng ta biết sống gắn bó hơn với quê hương, đất nước vẫn còn lam lũ nhưng chất phác, hồn hậu và dào dạt yêu thương của bản thân mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 3

 Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí nổi bật trong tiến trình vận động, phát triển của nền văn xuôi nước ta từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX đến nay. Trong cuộc đời sáng tác, ông luôn tìm tòi nhằm phục vụ tốt nhất cho cách mạng, cho nhân dân ở mỗi thời kì cách mạng, ông đều có những tác phẩm tiêu biểu. “Bến quê” là một truyện ngắn rút trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

Top 13 bài Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê 2022 hay nhất (ảnh 3)

Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng”, nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, đánh thức đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương. Nhĩ- nhân vật chính của câu chuyện - là người đã từng đi rất nhiều nơi trên Trái đất, “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất”; anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, mới hai năm trước đây anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội xa gần, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng trớ trêu thay một căn bệnh quái ác bắt anh phải nằm liệt giường hàng tháng trời không nhúc nhích được một bước chân. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp của những cảnh vật tưởng như cũ mà lại rất mới lạ, chẳng hạn như hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn” Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn”.

Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình. Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi mọi người đừng vô tình, phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì ở đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý. Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày trong lòng Nhĩ nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng thiết tha. Nghe Liên nói: “Anh cứ yên tâm. vất vả tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”. Chính trong những ngày này, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Lần đầu tiên Nhĩ đế ý thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc của Liên vuốt ve bên vai mình và những lời an ủi của Liên; anh mới thấu hiếu tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của vợ: “cũng như ánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng buôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Điều khao khát nhưng vô vọng lúc này của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây chính là sự khát khao muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và ham muốn lúc trẻ bỏ qua nó. Sự thức tỉnh đó đối với mỗi người thường là muộn màng: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của một cái bãi sông Hồng ngay bờ bên kia”. Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh... một lát rồi về”. Với Tuấn (con trai Nhĩ) thì đó là “cái việc gì lạ thế” mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Cậu chưa hiểu được “cái điều ham muốn cuối cùng” của đời bố nên làm việc một cách miễn cưỡng, bị hút vào trò chơi hấp dẫn bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày đã giúp Nhĩ nhận ra một quy luật của đời người: “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn bên kia sông đâu? Ý nghĩa ấy mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống. Con đường trong tâm thức Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình”, vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí, hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn, sống thiếu lí tưởng, không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tìm thây “hấp dẫn” ở phía trước trên đường đời.

Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp, đó là “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp”, thậm chí cả “những nét tiêu sơ”, nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá, mới có thể phát hiện, mới có thể tìm thấy, mới có thể hiểu được. Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát, y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 4

Nhĩ thuộc kiểu nhân vật tư tưởng trong tác phẩm có tính chất luận đề nhưng nhân vật vẫn hiện ra một cách sống động vì nhà văn đã tạo ra được một tình huống truyện tự nhiên, éo le qua đó phân tích tiến trình tâm lý nhận thức.

Nguyễn Minh Châu không nói nhiều về quá khứ của Nhĩ nhưng người đọc vẫn có thể hình dung Nhĩ là người thành đạt trong công việc, anh được đi nhiều nơi, được mở mang tầm mắt. Tuy nhiên trong hiện tại này anh lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu: Căn bệnh quái ác đã buộc anh phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phải trông cậy vào vợ con. Được sống chậm lại, Nhĩ có thời gian để quan sát nhìn ngắm xung quanh. Anh bỗng nhận ra rằng ở cái Bến quê này có bao nhiêu điều đẹp đẽ quý giá mà bao nhiêu năm qua anh đã vô tình không nhận ra. Đầu tiên là những sắc hoa bằng lăng màu tím thẫm, rồi bầu trời, mặt sông... Tất cả đem đến cho anh một cảm giác bình yên.

Đặc biệt lần đầu tiên Nhĩ nhận ra vợ mình mặc áo vá. Một người vợ hiền thảo, chăm chút cho anh không một lời ca than. Những đứa trẻ hàng xóm vô tư giúp Nhĩ "đi nửa vòng trái đất", lời trò chuyện của ông giáo Khuyến...Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ bé, bình thường ấy đã làm cho Nhĩ xúc động. Anh như bừng tỉnh ra giữa một cơn mê dài. Lâu nay anh sống như một khách lạ ngay giữa gia đình và quê hương. Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông khi con lũ đầu nguồn đổ về gợi cho Nhĩ linh cảm về sự sống mong manh, ngắn ngủi của mình.

Nhĩ đã muốn từ đó mà sửa chữa sai lầm. Anh muốn biết nhiều hơn về những khoảng không gian của quê hương mà nay bước chân anh không thể đặt tới. Nhĩ đã tìm ra được một giải pháp là nhờ cậu con trai. Khi nghe thấy lời đề nghị của bố, Tuấn tỏ ra ngạc nhiên. Nó không thể hiểu ra ý định sâu xa của người cha. Nhĩ không chỉ muốn nó giúp anh mà còn muốn tự nó sớm tránh khỏi những sai lầm mà anh mắc phải dẫn đến những ân hận tiếc nuối lâu nay.

Bi kịch của Nhĩ đã bị đẩy lên cao theo mỗi bước chân của cậu con trai. Tuấn không chỉ giống Nhĩ về ngoại hình, và thật đáng buồn cậu con trai ấy lại giống anh cả về những sai lầm. Nó đã quên mất lời cha dặn vì có một thứ quyến rũ hơn: đó là phá cờ thế. Rất có thể nó đã không về kịp chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Hình như Nhĩ dự cảm được điều ấy, anh rút ra một triết lý vừa là cảm thông, vừa chứa đựng nỗi xót xa, chua chát: Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, khó tránh khỏi những sai lầm. Để nhận ra và sửa chữa nó, người ta phải mất một quãng thời gian dài và phải trả những cái giá rất đắt.

Ở cuối câu chuyện, ta bắt gặp một cảnh tượng thật đáng thương và đáng suy ngẫm. Mặt Nhĩ đỏ rựng lên, anh thu tất cả sức lực giơ bàn tay lên khoát khoát như ra hiệu cho một ai đó, như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai. Người ấy có thể là con trai anh nhưng người đọc cũng có thể hiểu rằng đây chính là cái khoát tay giục giã của chính Nguyễn Minh Châu dành cho chúng ta: hãy biết tìm về với những giá trị đích thực của cuộc đời.

Xây dựng nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của mình và một tình huống đầy nghịch lý, đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm, lựa chọn được những chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, trần thuật bằng giọng văn vừa mang màu sắc trữ tình, vừa giàu tính triết lý.

Qua nhân vật này Nguyễn Minh Châu gửi đến chúng ta thông điệp giàu giá trị nhân văn: hãy biết trân trọng và tìm ra ý nghĩa cuộc sống từ những điều bình dị nhất xung quanh mình, khi ấy gia đình và quê hương sẽ là cái "bến" bình yên với mỗi chúng ta trong hành trình làm người của mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 5

Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. "Bến quê" là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giường bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông ... Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" lại chưa từng đặt chân lên "cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình".

Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý "thấy Liên mặc áo vá", "những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh", anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm". Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi "tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ - con người của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả người vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn". Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ "lực bất tòng tâm". Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha, đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Anh không trách con vì "nó đã thấy gì hấp dẫn bên kia sông đâu".

Ở cuối truyện, khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường "mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ". Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc "khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Và dường như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững!

Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm.

Những dòng cuối cùng của "Bến quê" khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 6

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã tạo nên trong con người khao khát được khám phá những gì mới mẻ, lạ lẫm. Bởi vậy, nhiều khi con người cứ dấn thân và mơ ước đến được một miền đất xa xôi nào đó mà quên đi những giá trị gần gũi, thân thương. Như một bài học nhẹ nhàng nhưng thấm thía về tình người, tình đời, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân vật Nhĩ. Một con người của "mọi chân trời" nhưng tới cuối đời vẫn chưa đến được bãi bồi đối diện mình – nơi thuộc về quê hương, xứ sở.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giường bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoa: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông... Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh.

Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của Bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất" lại chưa từng đặt chân lên "cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình". Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý "thấy Liên mặc áo vá", "những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh", anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm". Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi "tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này".

Nhĩ – con người của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của Bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả người vợ suốt một đời yêu thương và tận tụy. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn". Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ "lực bất tòng tâm".

Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha, đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Anh không trách con vì "nó đã thấy gì hấp dẫn bên kia sông đâu".

Ở cuối truyện, khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường "mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ". Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc "khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Và dường như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững!

Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm.

Những dòng cuối cùng của Bến quê khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan tỏa đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở. Tác giả tạo ra hoàn cảnh đối nghịch: nhân vật Nhĩ là người từng trải từng đi khắp thế giới nhưng cuối đời lại bị bó buộc nơi giường bệnh trong khoảng thời gian đó, anh đã nhìn ngắm được những vẻ đẹp mà không nơi nào khác trên thế gian mà anh cảm thấy được đó chính là quê hương anh với những bông hoa bằng lăng tím nhợt nhạt, những bãi bồi phù sa, những con người thôn quê chân chất thật thà giàu lòng nhân ái, gia đình thân yêu với người vợ sớm hôm tần tảo vì chồng, đứa con trai ngoan hiền hiếu thảo, những cô cậu bé ngây thơ tốt bụng, và đặc biệt là cái bến quê quá đỗi thân thuộc mà anh chưa bao giờ đặt chân đến trong cuộc sống đừng nên vì những thứ vật chất xa vời mà bỏ quên những giá trị tinh thần hết sức giản dị nhưng ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Đó chính là lời khuyên chân thành tác giả muốn nhắn nhủ với các độc giả. Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của Bến quê, nhận ra cái quý nhất trong cuộc đời mình chính là gia đình. Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà anh đã nghĩ: "Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hy sinh từ bao đời xưa" và Nhĩ cũng rất yêu quí con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp.

Nhĩ không muốn sau này con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu. Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái Bến quê bình dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên Trái Đất nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tình yêu anh dành cho quê hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giúp nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng: "Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó".

Bến quê là một nốt lặng trầm tư về việc nhận ra giá trị đích thực của những thứ tưởng chừng đơn giản xung quanh ta. Đó là bài học mà nhà văn họ Nguyễn đã dùi mài suốt bao nhiêu năm sống thăng trầm của mình. Hãy biết trân trọng những gì gần gũi nhất nơi quê hương, xóm làng. Vì có nó cuộc đời mỗi người mới có ý nghĩa thực sự.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 7

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Cách sáng tác trước năm 1975 của ông là những bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo, những trang văn của Nguyễn Minh Châu đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm như: "Mảnh trăng cuối rừng", "Dấu chân người lính", "Cửa sông"... Những năm sau 1975, ông là nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khao khát đổi mới văn học, bởi ông coi "văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người". Vì thế, từ khuynh hướng sử thi lãng mạn - "sự kiện lấn át con người", ông chuyển sang đề tài "thế sự đời tư" (cuộc sống đời thường) với tính triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá bản chất con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

Hai tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983) và "Bến quê" (1985)với những bài tiểu luận phê bình văn học đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học nước ta sau 1975. Đoạn trích "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của nhà văn, xuất bản năm 1985, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ "thế sự đời tư" ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra những quy luật mang đầy tính nghịch lí, mâu thuẫn khó có thể lường hết được trong cuộc sống này. Điều đó đã được tác giả thể hiện qua việc khắc họa hình tượng nhân vật Nhĩ – một nhân vật tư tưởng gắn liền với những suy ngẫm, chiêm nghiệm triết lí về con người và cuộc đời.

Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhìn qua lăng kính tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ với một hoàn cảnh đặc biệt: sắp giã từ cuộc đời. Từ đó, giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đồng thời toàn bộ tư tưởng, chủ đề của truyện được truyền tải một cách dễ dàng, tự nhiên, gần gũi và sâu sắc.

Nhĩ – một con người đã từng chu du đi khắp nơi trên trái đất với bất kể xó xỉnh nào anh cũng đã từng đặt chân tới nhưng đến phút giây cuối đời anh lại phải cột chặt thân mình bên giường bệnh. Và khi phải bó mình trên chiếc giường chật hẹp, không đi lại được anh mới chợt nhận ra vẻ đẹp giàu có của bãi bồi bên kia sông Hồng – nơi mà anh chưa từng đặt chân đến và vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhưng tiếc thay đã quá muộn màng.

Trước hết câu chuyện mở ra với những cảm nhận thật tinh tế của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng sớm đầu thu. Khung cảnh được tạo dựng trong cái nhìn từ gần tới xa, từ thấp tới cao, từ mặt đất lên bầu trời của Nhĩ, rất đẹp, bình yên, thơ mộng, mang đậm hơi thở của làng cảnh quê hương. Cảnh như chất chứa, thấm thía cảm xúc, tâm trạng của con người nhân vật. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại trên cành trở nên đậm sắc hơn; con sông Hồng như nhuốm một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra thêm; vòm trời cũng như cao hơn với những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bên kia sông. Và tất cả như "đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ". Không gian cảnh quê ấy với Nhĩ sao mà vừa thân thương, quen thuộc lại vừa lạ lẫm, mới mẻ đến vậy.

Vẻ đẹp ấy ngày nào chẳng có, vẫn luôn thường trực quanh anh nhưng sao bây giờ sắp phải rời xa nó mãi mãi anh mới chợt nhận ra sự giàu có trù phú mĩ lệ của miền đất ấy. Vì thế, trong lòng Nhĩ dâng lên một niềm xót xa, pha lẫn sự nuối tiếc, ân hận: "từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" nhưng " chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình". Vì thế trong lòng anh rực lên một niềm khát khao cháy bỏng muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp bình dị và gần gũi ấy. Nhưng tiếc thay, niềm hi vọng đó song hành cùng sự tuyệt vọng, bởi trong tình cảnh bệnh tật của bản thân, giờ đây anh không thể thực hiện được ước muốn tưởng chừng nhỏ bé, giản đơn đó nữa.

Đây chính là sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị nhưng vô cùng sâu sa trong cuộc sống, những giá trị thường bị con người lãng quên, nhất là khi còn trẻ trước những ham muốn, khát vọng lôi cuốn. Sự thức này chỉ đến với những con người từng trải, đến với Nhĩ khi mà anh đang sắp giã từ cuộc đời này để trở về cõi hư vô. Cho nên, Nhĩ cảm thấy ân hận, xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết...".

Do không thể trực tiếp thực hiện được khát vọng đi tới "miền đất mơ ước" ấy nên Nhĩ đã nhờ vả đứa con trai thay mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhưng cậu bé đã không hiểu được ý cha nên nó chịu đi một cách miễn cưỡng và rồi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế bên dọc đường, có thể làm lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Anh nhớ lại thời trai trẻ của mình cũng ham chơi như thế, vả lại nó cũng chưa nhận ra sự hấp dẫn bên kia sông, nên anh không trách cậu bé. Từ đó, anh rút ra một triết lí có tính chất tổng kết, chiêm nghiệm về qui luật của cuộc đời con người: "Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình".

Trong lúc cậu con trai của anh bắt đầu ra đi thực hiện ước mơ của mình thì cũng là khi anh dùng chút tàn lực cuối cùng còn sót lại xê mình ra khỏi tấm nệm, lên chiếc phản gỗ để tới gần bên cửa sổ nhiều hơn. Việc làm ấy khiến anh "mệt lử", "đau nhức" như vừa đi "được nửa vòng trái đất". Còn nửa vòng nữa, anh buộc lòng phải nhờ cậy mấy bọn trẻ con hàng xóm giúp đỡ. Và anh cảm thấy mình thật buồn cười, y như một đứa trẻ toét miệng cười khi đang được tận hưởng sự chăm sóc và chơi với. Đến bên cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy xa xa một cánh buồn trên mặt sông. Anh cảm tưởng như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo hay chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dính phù sa. Nhĩ xúc động: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động đó của Nhĩ thể hiện sự nôn nóng, thức giục con trai hãy mau mau đi đi không lại lỡ mất chuyến đò. Hay đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta đừng để mất thời gian vô ích cho những cái "chùng chình", "vòng vèo" trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, bền vững quanh ta.

Bằng ngòi bút đào sâu đến tận cùng cái thật chứa đầy bí ẩn, với tư tưởng "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, tận tụy vì chồng, vì con của một người vợ, người mẹ. Đó chính là Liên (vợ Nhĩ). Tất cả điều này đã được Nhĩ cảm nhận trong những giầy phút cuối cùng của cuộc đời khi bên cạnh gia đình, trong vòng tay chăm sóc, vỗ về, động viên của vợ con. Lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh và Nhĩ chợt nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo cùng sự hi sinh một cách thầm lặng của vợ. Anh đã nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh". Và Liên đáp lại câu trả lời ấy: "Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này".

Và thực sự giờ đây, Nhĩ mới thấm thía hết được vẻ đẹp tâm hồn đó của Liên với lòng biết ơn sâu nặng: "Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ một con người của thời đại mới chỉ biết chạy theo những ước vọng xa vời mà lãng quên đi những vẻ đẹp bình dị, thân quen mà mình đang có. Để rồi khi vấp ngã, khi phải sắp chia xa với cuộc sống này vĩnh viễn thì anh mới chịu nhận ra quê hương, gia đình, người vợ mới là bến đậu, là nơi nương tựa bình yên và vững chắc nhất cho con người sau hành trình đi xa trở về. Mặc dù nhận thức của Nhĩ dẫu có chút muộn màng nhưng dù sao anh cũng đã kịp nhận ra trước sự sai lầm của mình, giúp anh cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

Nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng, chứa đựng ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên nhân vật không phải là "cái loa phát thanh" của nhà văn mà Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dựng lên một cuộc đời, một số phận với một hoàn cảnh éo le, nghịch lí. Để rồi, nhân vật tự đúc rút, chiêm nhiệm ra những chân lí, bài học có tính tổng kết về con người và cuộc đời. Qua đó, ta thấy được tài năng dựng truyện, khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu thật tài tình, độc đáo. Khép lại "Bến quê", hình ảnh nhân vật Nhĩ cứ lần lượt hiện lên với biết bao nhiêu những bài học triết lí sâu sắc giàu tính nhân văn của cuộc sống con người. Từ đó, ta càng thấm thía hơn và biết trân trọng hơn những giá trị vững bền, bình dị, gần gũi quanh ta như gia đình, quê hương.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Cách sáng tác trước năm 1975 của ông là những bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo, những trang văn của Nguyễn Minh Châu đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm như: "Mảnh trăng cuối rừng", "Dấu chân người lính", "Cửa sông"... Những năm sau 1975, ông là nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khao khát đổi mới văn học, bởi ông coi "văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người". Vì thế, từ khuynh hướng sử thi lãng mạn - "sự kiện lấn át con người", ông chuyển sang đề tài "thế sự đời tư" (cuộc sống đời thường) với tính triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá bản chất con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983) và "Bến quê" (1985)với những bài tiểu luận phê bình văn học đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học nước ta sau 1975. Đoạn trích "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của nhà văn, xuất bản năm 1985, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ "thế sự đời tư" ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra những quy luật mang đầy tính nghịch lí, mâu thuẫn khó có thể lường hết được trong cuộc sống này. Điều đó đã được tác giả thể hiện qua việc khắc họa hình tượng nhân vật Nhĩ – một nhân vật tư tưởng gắn liền với những suy ngẫm, chiêm nghiệm triết lí về con người và cuộc đời.

Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhìn qua lăng kính tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ với một hoàn cảnh đặc biệt: sắp giã từ cuộc đời. Từ đó, giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đồng thời toàn bộ tư tưởng, chủ đề của truyện được truyền tải một cách dễ dàng, tự nhiên, gần gũi và sâu sắc. Nhĩ – một con người đã từng chu du đi khắp nơi trên trái đất với bất kể xó xỉnh nào anh cũng đã từng đặt chân tới nhưng đến phút giây cuối đời anh lại phải cột chặt thân mình bên giường bệnh. Và khi phải bó mình trên chiếc giường chật hẹp, không đi lại được anh mới chợt nhận ra vẻ đẹp giàu có của bãi bồi bên kia sông Hồng – nơi mà anh chưa từng đặt chân đến và vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhưng tiếc thay đã quá muộn màng.

Trước hết câu chuyện mở ra với những cảm nhận thật tinh tế của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng sớm đầu thu. Khung cảnh được tạo dựng trong cái nhìn từ gần tới xa, từ thấp tới cao, từ mặt đất lên bầu trời của Nhĩ, rất đẹp, bình yên, thơ mộng, mang đậm hơi thở của làng cảnh quê hương. Cảnh như chất chứa, thấm thía cảm xúc, tâm trạng của con người nhân vật. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại trên cành trở nên đậm sắc hơn; con sông Hồng như nhuốm một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra thêm; vòm trời cũng như cao hơn với những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bên kia sông. Và tất cả như "đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ". Không gian cảnh quê ấy với Nhĩ sao mà vừa thân thương, quen thuộc lại vừa lạ lẫm, mới mẻ đến vậy. Vẻ đẹp ấy ngày nào chẳng có, vẫn luôn thường trực quanh anh nhưng sao bây giờ sắp phải rời xa nó mãi mãi anh mới chợt nhận ra sự giàu có trù phú mĩ lệ của miền đất ấy.

Vì thế, trong lòng Nhĩ dâng lên một niềm xót xa, pha lẫn sự nuối tiếc, ân hận: "từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" nhưng " chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình". Vì thế trong lòng anh rực lên một niềm khát khao cháy bỏng muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp bình dị và gần gũi ấy. Nhưng tiếc thay, niềm hi vọng đó song hành cùng sự tuyệt vọng, bởi trong tình cảnh bệnh tật của bản thân, giờ đây anh không thể thực hiện được ước muốn tưởng chừng nhỏ bé, giản đơn đó nữa. Đây chính là sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị nhưng vô cùng sâu sa trong cuộc sống, những giá trị thường bị con người lãng quên, nhất là khi còn trẻ trước những ham muốn, khát vọng lôi cuốn. Sự thức này chỉ đến với những con người từng trải, đến với Nhĩ khi mà anh đang sắp giã từ cuộc đời này để trở về cõi hư vô. Cho nên, Nhĩ cảm thấy ân hận, xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết...".

Do không thể trực tiếp thực hiện được khát vọng đi tới "miền đất mơ ước" ấy nên Nhĩ đã nhờ vả đứa con trai thay mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhưng cậu bé đã không hiểu được ý cha nên nó chịu đi một cách miễn cưỡng và rồi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế bên dọc đường, có thể làm lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Anh nhớ lại thời trai trẻ của mình cũng ham chơi như thế, vả lại nó cũng chưa nhận ra sự hấp dẫn bên kia sông, nên anh không trách cậu bé. Từ đó, anh rút ra một triết lí có tính chất tổng kết, chiêm nghiệm về qui luật của cuộc đời con người: "Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình".

Trong lúc cậu con trai của anh bắt đầu ra đi thực hiện ước mơ của mình thì cũng là khi anh dùng chút tàn lực cuối cùng còn sót lại xê mình ra khỏi tấm nệm, lên chiếc phản gỗ để tới gần bên cửa sổ nhiều hơn. Việc làm ấy khiến anh "mệt lử", "đau nhức" như vừa đi "được nửa vòng trái đất". Còn nửa vòng nữa, anh buộc lòng phải nhờ cậy mấy bọn trẻ con hàng xóm giúp đỡ. Và anh cảm thấy mình thật buồn cười, y như một đứa trẻ toét miệng cười khi đang được tận hưởng sự chăm sóc và chơi với. Đến bên cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy xa xa một cánh buồn trên mặt sông. Anh cảm tưởng như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo hay chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dính phù sa. Nhĩ xúc động: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động đó của Nhĩ thể hiện sự nôn nóng, thức giục con trai hãy mau mau đi đi không lại lỡ mất chuyến đò. Hay đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta đừng để mất thời gian vô ích cho những cái "chùng chình", "vòng vèo" trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, bền vững quanh ta.

Bằng ngòi bút đào sâu đến tận cùng cái thật chứa đầy bí ẩn, với tư tưởng "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, tận tụy vì chồng, vì con của một người vợ, người mẹ. Đó chính là Liên (vợ Nhĩ). Tất cả điều này đã được Nhĩ cảm nhận trong những giầy phút cuối cùng của cuộc đời khi bên cạnh gia đình, trong vòng tay chăm sóc, vỗ về, động viên của vợ con. Lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh và Nhĩ chợt nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo cùng sự hi sinh một cách thầm lặng của vợ. Anh đã nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh". Và Liên đáp lại câu trả lời ấy: "Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này". Và thực sự giờ đây, Nhĩ mới thấm thía hết được vẻ đẹp tâm hồn đó của Liên với lòng biết ơn sâu nặng: "Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ một con người của thời đại mới chỉ biết chạy theo những ước vọng xa vời mà lãng quên đi những vẻ đẹp bình dị, thân quen mà mình đang có. Để rồi khi vấp ngã, khi phải sắp chia xa với cuộc sống này vĩnh viễn thì anh mới chịu nhận ra quê hương, gia đình, người vợ mới là bến đậu, là nơi nương tựa bình yên và vững chắc nhất cho con người sau hành trình đi xa trở về. Mặc dù nhận thức của Nhĩ dẫu có chút muộn màng nhưng dù sao anh cũng đã kịp nhận ra trước sự sai lầm của mình, giúp anh cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

Nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng, chứa đựng ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên nhân vật không phải là "cái loa phát thanh" của nhà văn mà Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dựng lên một cuộc đời, một số phận với một hoàn cảnh éo le, nghịch lí. Để rồi, nhân vật tự đúc rút, chiêm nhiệm ra những chân lí, bài học có tính tổng kết về con người và cuộc đời. Qua đó, ta thấy được tài năng dựng truyện, khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu thật tài tình, độc đáo. Khép lại "Bến quê", hình ảnh nhân vật Nhĩ cứ lần lượt hiện lên với biết bao nhiêu những bài học triết lí sâu sắc giàu tính nhân văn của cuộc sống con người. Từ đó, ta càng thấm thía hơn và biết trân trọng hơn những giá trị vững bền, bình dị, gần gũi quanh ta như gia đình, quê hương.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 8

Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với quan niệm viết văn là “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, tác giả đã cố gắng lách ngòi bút của mình vào sâu thế giới nội tâm nhân vật để tìm kiếm những hạt ngọc tiềm tàng. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê được xây dựng theo quan điểm đó. Bằng ngòi bút khắc họa tâm lí tài tình, Nguyễn Minh Châu đã đưa người đọc vào thế giới tâm trạng của Nhĩ trong một buổi sáng đầu thu, qua đó gửi đến độc giả những bài học triết lí nhân sinh về cuộc đời con người.

Xây dựng nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo trong những ngày cuối đời. Là người đã từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, vậy mà cuối đời Nhĩ lại bị buộc chặt trên giường bởi một căn bệnh quái ác khiến anh gần như liệt toàn thân và sự sống của Nhĩ gần như cạn kiệt. Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những nghịch lí trong cảnh ngộ của anh : Là người đã từng đi khắp thế giới nhưng Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay phía bên kia sông, từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất nhưng nay lại không nhích được mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh. Đứa con trai mà anh nhờ thay mình thực hiện điều khao khát là đặt chân lên bờ bãi phía bên kia sông lại mải mê sa vào một đám chơi cờ thế trên hè phố, có thể lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc rằng cuộc sống và số phận của con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, những hiểu biết và tính toán của chúng ta. Ngoài ra, tác giả còn muốn nhắn nhủ với người đọc : chúng ta thường hay hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình như vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông đối với nhân vật Nhĩ.

Nằm trên giường bệnh, Nhĩ suy ngẫm và nhận ra nhiều điều. Trước tiên, anh nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh mình, vẻ đẹp của buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ căn phòng. Cảnh vật được miêu tả trong tầm nhìn của anh, từ gần đến xa, tạo thành một không gian vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng : những bông hoa bằng lăng ngay phía cửa sổ, con sông Hồng phía xa xa với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, mặt sông như rộng thêm ra, vòm trời cũng cao hơn, những tia nắng sớm di chuyển trên mặt nước, cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông với sắc màu quen thuộc. Đó chính là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp diễn ra hàng ngày mà đến hôm nay Nhĩ mới thấy. Tất cả đều được anh cảm nhận bằng những cảm xúc rất tinh tế. Không gian và những cảnh vật ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Cái nhìn ấy thể hiện niềm tha thiết với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị mà sâu xa của thiên nhiên, của quê hương ở nhân vật Nhĩ.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, Nhĩ còn có dịp suy ngẫm về hoàn cảnh riêng của mình. Nếu như trước kia anh có thể đi khắp nơi trên trái đất thì giờ đây hoàn cảnh khiến anh phải hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, có lẽ bằng trực giác, chính Nhĩ đã cảm nhận được thời gian còn lại của đời mình rất ngắn ngủi. Chính vì thế, anh đã thức nhận ra nhiều điều hơn chăng ? Sống cả đời bên người vợ tảo tần nhưng sáng hôm đó, lần đầu tiên anh “để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”, cảm nhận được “những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên tai” và anh cũng nhận ra tất cả sự tảo tần, vất vả, hi sinh trong lặng thầm của Liên. Trong những ngày cuối đời này, Nhĩ mới thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình : “cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tào và chịu đựng hi sình từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Anh cũng nhìn kĩ gương mặt đứa con trai thân yêu và nhận ra nó có nhiều điểm giống mình. Nhĩ yêu lũ trẻ nhỏ con nhà hàng xóm với những ngón tay “chua lòm mùi nước dưa” cố giúp anh xê dịch trên giường. Đó là những cảm xúc nhẹ nhàng xuất hiện trong tâm trí Nhĩ. Trước khi từ giã cõi đời, Nhĩ vẫn không hể bi quan, anh khao khát được khám phá mọi vẻ đẹp của cuộc sống mà trong chuỗi ngày đã qua anh chưa kịp khám phá. Anh trân trọng nhũng tình cảm thiêng liêng của gia đình, của con người. Những tình cảm ấy đang diễn ra trong lòng một người sắp từ giã cõi đời, thật đáng trân trọng. Qua đó, người đọc cũng nhận ra cái nhìn thấm đượm tinh thần nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.

Không chỉ có những tình cảm rất đáng quý với thiên nhiên quanh mình, với những người thân yêu, lần đầu tiên Nhĩ cũng nhận ra vẻ đẹp đặc biệt của bãi bồi phía bên kia sông, nhận thấy những sắc màu quen thuộc như da thịt, như hơi thở của đất đai màu mỡ. Nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn mà cả đời mình không nhận ra, anh khao khát được đặt chân lên nơi đó. Và trớ trêu thay, với “con người đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ, cái bờ bãi bên kia sông giờ đây lại trở thành “một chân trời gần gũi mù lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Việc Nhĩ khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bình dị, bền vững mà sâu xa của đời sống. Những giá trị thường bị chúng ta lãng quên, vô tình lại chính là những điều giản dị, mộc mạc, đơn sơ như gia đình, quê hương vì khi còn trẻ, con người dễ chạy theo những ham muốn xa vời. Sự thức nhận này chỉ đến vói con người khi họ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng…

Cùng với sự thức tỉnh đó là những nỗi xót xa cay đắng, vì ân hận, vì nuối tiếc. Nhĩ cũng nhận ra khi anh biết đến giá trị giản dị nhưng đích thực của cuộc sống thì anh lại không còn nhiều thời gian và khả năng để thực hiện nó nữa. Càng trớ trêu hơn khi Nhĩ nhờ con trai mình thực hiện cái ước muốn nhỏ bé ấy thì con anh lại không thể hiểu được niềm khao khát của cha nó nên nó thực hiện một cách miễn cưỡng để rồi bị cuốn hút theo trò chơi hấp dẫn mà nó gặp trên đường đi. Rất có thể nó sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ hoàn cảnh éo le của mình, từ việc làm của đứa con, Nhĩ đã chiêm nghiệm ra cái quy luật phổ quát của cuộc đời : “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Chính vì hiểu được quy luật này nên anh không trách con mình, bởi cũng như anh trước đây “nó đã thấy có gì hấp dẫn ở phía bên kia sông đâu”.

Đến cuối truyện, chúng ta thấy hành động đặc biệt của Nhĩ : “mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đẩu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cúi bậu cửa sổ… Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào”. Có lẽ anh đang khẩn thiết ra hiệu cho con trai của mình, sợ nó “chùng chình”, sẽ lỡ mất cơ hội sang sông. Dường như Nhĩ cũng muốn thức tỉnh chúng ta về những điều vòng vèo, “chùng chình” để rút ra khỏi đó, hướng đến những giá trị đích thực, giản dị và gần gũi.

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học. Với ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân văn, ông đã xây dựng thành công một nhân vật Nhĩ với những trạng thái cảm xúc chân thực. Nhân vật Nhĩ trong truyện là một kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, những nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời. Đọc truyện, tự chúng ta, mỗi độc giả đều sẽ rút ra những bài học cho riêng mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 9

Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông thiên về chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời. Bến quê thể hiện rất rõ đặc trưng phong cách đó của ông. Với tình huống truyện nhận thức đã giúp tác giả thể hiện những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người cần trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương. Những suy tư, trải nghiệm đó được thể hiện rõ nét qua nhân vật Nhĩ, cũng là nhân vật chính trong tác phẩm.

Trước hết về hoàn cảnh sống của Nhĩ, cuộc sống hiện tại của anh hết sức đáng thương. Anh ở trong một căn hộ tập thể chật hẹp trên tầng hai. Cuộc sống có phần nghèo túng vất vả thể hiện rõ nhất qua chiếc áo vá, đôi tay gầy guộc của người vợ. Càng đáng thương hơn khi anh vốn là người không bỏ sót “một xó xỉnh nào trên trái đất” nay lại phải nằm liệt giường, bất cứ hoạt động nào cũng cần có sự trợ giúp của những người xung quanh. Ốm yếu bệnh tật bủa vây lấy anh: những mảng da sau lưng lở loét, da mặt đỏ dựng lên, ngồi dậy một chút đã thấy nhọc,… Dường như trong chính bản thân anh cũng cảm nhận được sức khỏe của mình ngày một đi xuống. Tuy thuốc thang ngày nào cũng uống nhưng anh thấy bệnh tình vẫn không thuyên giảm, nhấc mình ra khỏi chỗ ngồi anh có cảm tưởng như vừa bay được nửa vòng trái đất; rồi cả đêm qua những tiếng đất lở của bên kia sông “cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ” khiến anh hoảng hốt hỏi vợ “hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ”. Sức khỏe ngày một đi xuống nhưng tinh thần anh lại tỉnh táo hơn bao giờ hết, bởi vậy, dù những lời động viên của vợ “sang tháng mười, nhất định anh đi lại được” cũng chẳng thể làm anh an lòng, bởi anh hiểu rõ nhất cơ thể mình ra sao.

Nhĩ là người có tâm hồn nhạy cảm, giàu trải nghiệm nên suy nghĩ thâm trầm, sâu xa và triết lí. Trái tim nhạy cảm được thể hiện trong chính những cảm nhận của anh về vẻ đẹp quê hương, về bãi bồi bên kia sông. Những bông hoa bằng lăng đã nhạt màu vì vào cuối mùa, nhưng những cánh hoa còn sót lại dường như lại sẫm màu hơn, thứ ánh nắng chói lóa của mùa hè đã biến mất; con sông Hồng màu đỏ nhạt, “lòng sông như rộng thêm ra”, di chuyển điểm nhìn lên cao Nhĩ nhận thấy bầu trời cũng cao và rộng ra hơn. Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, anh đem tất cả các giác quan để cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn vẻ đẹp của quê hương. Và để hoàn chỉnh bức tranh quê hương anh còn nhận thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, tưởng gần mà hóa ra đến cuối cuộc đời anh mới nhận ra vẻ đẹp bình dị ấy: “sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của màu đất mỡ”. Thiên nhiên dưới con mắt tinh tế của Nhĩ hiện lên thật đầy đủ, thật rõ nét mà cũng hết sức đẹp đẽ, nên thơ. Cảnh vừa có bề rộng, vừa có bề sâu. Đó là những hình ảnh vốn quen thuộc, gần gũi nhưng giờ đây bỗng trở nên đặc biệt bởi lần đầu tiên Nhĩ cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Nó nhắc nhở Nhĩ về những điều quý giá mà anh đã bỏ qua bấy lâu nay.

Trong những ngày trên giường bệnh anh còn hiểu ra và trân trọng người vợ luôn bên cạnh mình; anh thêm yêu những người hàng xóm thân thiện, luôn bên hỏi han, giúp đỡ anh. Chị Liên là người vợ tảo tần, luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Những ngày anh bị bệnh chị luôn tìm cách động viên “sang tháng mười, nhất định anh đi lại được”; chị tinh tế tránh những câu hỏi của anh để làm Nhĩ bớt lo lắng. Anh còn nhận thấy sự khổ cực vất vả trên người phụ nữ của mình: chiếc áo vá, đôi bàn tay gầy guộc, anh càng thương và cảm thấy có lỗi: “suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm … mà em vẫn nín thinh”. Tất cả những điều ấy càng làm anh thêm hiểu yêu và trân trọng hơn người vợ của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhận ra vẻ đẹp của tình làng nghĩa xóm, mùi mồ hôi chua lòm của lũ trẻ, sự quan tâm hỏi han của bác hàng xóm không khỏi làm anh xúc động. Cái bến quê bình dị, đẹp đẽ ấy chính là nơi mà con người ta phải đến cuối đời mới hiểu, mới thấu hết giá trị và ý nghĩa của nó.

Sự sâu sắc, thâm trầm trong anh còn được thể hiện trong ước nguyện giản dị mà có phần kì cục theo ý nghĩ của người con trai đó là sang được cái bờ bên kia của một khúc sông Hồng. Dưới mắt Nhĩ đó là bến quê, hay rộng ra đó chính là chân trời mà cả cuộc đời anh chưa một lần khám phá. Nhưng mơ ước của anh lại vấp phải nghịch lí, anh không thể di chuyển đi đâu khỏi chiếc giường này, anh đặt hết hi vọng vào đứa con trai của mình: “Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố…” “Chẳng để làm gì cả. Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về …”. Người con làm sao có thể hiểu được những ước mong, suy nghĩ của anh, bởi vậy đáp lại cậu con trai miễn cưỡng cầm mấy đồng tiền lẻ rồi đi.

Phát hiện ra vẻ đẹp ở bên kia sông nhưng lại không thể đặt chân sang, anh đặt hết hi vọng vào con nhưng Tuấn lại làm chẳng mấy hào hứng, thấm chí lơ đễnh, sa vào ván cờ thế ven đường, để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Trong nỗi tuyệt vọng xen lẫn xót xa, Nhĩ đâm ra hoang tưởng, nghĩ chính bản thân mình trên con đò sang sông với “tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa”. Đó là miền đất anh mơ ước, miền đất ấy cũng gợi ra trong Nhĩ biết bao suy nghĩ về cuộc đời. Nơi đẹp đẽ nhất trên thế giới này chính là bến quê thân thuộc, vẻ đẹp không lung linh, rực rỡ, thậm chí có nét tiêu điều, nhưng ấy là nơi đẹp nhất mà người ta phải đi qua rất nhiều nơi mới nhận ra vẻ đẹp khuất lấp ấy. Trên đường đời có rất nhiều biến cố, chùng chình, vòng vèo chúng ta phải tính tảo để nhận ra và tránh khỏi những vòng vèo đó để đến với những giá trị bền vững, đích thực trong cuộc sống.

Nghệ thuật xây dựng nhật vật đặc sắc, đi sâu vào diễn biến tâm lí, nội tâm nhân vật từ đó đưa ra những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Nhân vật Nhĩ chính là hóa thân của tác giả nên giọng điệu của văn bản như những lời tự thoại, nhờ đó mà tác phẩm trở nên chân thực và có chiều sâu hơn. Ngoài ra cũng cần nói đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, chứa nhiều nghịch lí giúp nhân vật thể hiện được những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân vật Nhĩ, một nhân vật tư tưởng để gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Nhân vật này đã trở thành một lời cảnh tính đối với mỗi chúng ta, đó là không được sa vào những cái vòng vèo, chùng chình mà phải biết tìm về với bến quê, trân trọng và nâng niu những vẻ đẹp giản dị, gần gũi đó. 

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 10

Nguyễn Minh Châu một trong những nghệ sĩ đổi mới âm thầm mà quyết liệt nhất của văn học Việt Nam sau năm 1986. Bởi vậy ông được đánh giá là người mở đường tinh anh và tài hoa của văn học nước nhà. Cả cuộc đời ông là hành trình khám phá, tìm tòi không ngừng nghỉ trong việc đổi mới cách viết. Bến quê chính là một trong những tác phẩm như vậy. Với nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những triết lí sâu sắc của con người, của cuộc đời.

Cuộc đời, số phận của nhân vật này được tác giả dựng lên bằng hàng loạt các nghịch lí, và cũng từ chính những nghịch lí đó, Nhĩ đã nhận ra, đã chiêm nghiệm biết bao điều trong cuộc sống mà bấy lâu nay anh vô tình hoặc cố ý lãng quên. Cái hay của tác phẩm chính là ở chỗ đó.

Nghịch lí thứ nhất trong cuộc đời Nhĩ đó là cả đời di chuyển khắp nơi, không thiếu một xó xỉnh nào trên thế giới, ấy vậy mà những ngày cuối cùng của cuộc đời anh lại phải chôn chân giữa một tấm phản, mọi sự di chuyển đều khó khăn và phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Anh đi khắp mọi nơi nhưng cái bãi bồi bên kia sống Hồng, ngay trước mặt anh, anh lại chưa một lần đặt chân đến. Đây chính là một ngịch lí vô cùng đáng buồn. Người vợ tảo tần, những đứa trẻ hàng xóm đáng yêu, vậy mà bấy lâu nay anh bỏ bê vô tình hay cố ý lãng quên mất. Chỉ đến thời khắc ấy, khi bình tâm, anh mới nhận ra tất cả vẻ đẹp vốn có trong họ, để rồi xót xa, tiếc nuối về những gì đã qua. Đặt nhân vật vào một chuỗi những nghịch lí để rồi từ đó giúp Nhĩ nhận ra những gì mình đã bỏ lỡ, những giá trị đích thức của cuộc sống. Đồng thời cũng gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: trong bước đường đời khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chính, chúng ta cần tỉnh tảo để nhận thấy và trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Nhĩ nằm đó trong những nỗi rối bời của cảm xúc, suy tư để rồi tự sám hối, tự nhận thức. Nhận thức đầu tiên chính là cảm xúc về khung cảnh thiên nhiên. Anh nhận ra những bông bằng lăng cuối mùa đã đậm sắc hơn, dòng sông Hồng mang màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, và xa xa là cánh buồm màu nâu bạc,… Mọi thứ đã phô diễn trước khung cửa nhà anh, “màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Một chân trời ần gũi đến vậy, nhưng đối với Nhĩ “lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. Có chăng đây chính là những tâm tư của con người đã từ đi đến bốn phương, nhưng phương quê nhà lại vô tình lãng quên. Đây cũng chính là những cái chùng chình, vòng vèo mà Nhĩ gặp phải trong cuộc sống, bởi vậy, trong giờ phút ngắn ngủi cuối đời anh càng cảm thấy tiếc nuối, xót xa hơn.

Sau những chiêm nghiệm về thiên nhiên, Nhĩ hướng mắt về người vợ suốt một đời của mình – chị Liên. Anh thấy ở chị đức tính dịu dàng, chu đáo, một đức hi sinh thầm lặng. Chiếc áo vá chị đã mặc biết bao năm, đôi tay gầy guộc, cư xử tinh tế để không khiến chồng lo lắng. Và Nhĩ chợt nhận ra sự nghiệt ngã của thời gian đối với mình, cả đời anh không quan tâm đến vợ con nhưng đến những ngày cơ cực, vợ anh vẫn tảo tần ở bên, Nhĩ cay đăng thốt lên: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm … mà em vẫn nín thinh”. Cho đến cuối đời Nhĩ mới nhận ra được cái đẹp trong tâm hồn vợ : cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này. Nhưng mọi sự ân hận của Nhĩ dường như đã quá muộn màng. Những ngày tháng dài rộng anh lại chẳng thể ở bên, đến khi nhận ra thì đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời.

Từ những cảm nhận về thiên nhiên và vợ, Nhĩ nhận thấy vẻ đẹp muôn thuở của quê hương: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” đã thức dậy trong anh khao khát mãnh liệt được sang bãi bồi bên kia sông. Nơi tưởng gần mà đối với anh đã xa lắc, bởi vậy anh đã gửi gắm nguyện ước đó vào người con trai mới lớn của mình. Nhưng Tuấn – con trai anh, lại không hiểu cái thế giới mơ ước của cha, không hiểu được cái đẹp trong nét tiêu sơ ấy mà đã sa vào một ván cờ thế ven đường. Những hành động của Tuấn cũng chính là hình ảnh phản chiếu của Nhĩ thuở nào. Anh chẳng thể trách con, bởi chính bản thân mình cũng đã không tránh được những cái vòng vèo, chùng chình cuộc đời, để rồi cuối cùng chỉ còn mang nặng nỗi tiếc nuối trong tâm hồn.

Nhưng có lẽ hình ảnh ấn tượng và in dấu ấn đậm nét nhất trong lòng người đọc là khi Nhĩ có cử chỉ khác thường lúc nhìn thấy con thuyền duy nhất trong ngày từ từ đi sang sông. Anh bám chặt tay vào cửa sổ, đôi mắt long lạnh sáng một cách khác thường, anh run lên vừa say mê vừa đau khổ, cố bám víu niềm hạnh phúc cuối cùng của mình. Bằng chút sức lực tàn cuối cùng anh “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” như để với tới gần hơn miền đất đẽ đẹp trong mơ ước của mình. Cánh tay anh khoát khoát với con thuyền có lẽ cũng chính là lời tạ từ cuối cùng anh dành cho quê hương, tạm biệt mơ ước cả đời anh không thể thực hiện, tạm biệt với những gì thân thương, gần gũi nhất trong cuộc đời anh. Hành động cuối cùng của anh cũng chính là lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người, hãy sống một cuộc đời có ích, hướng đến những giá rị đích thực của cuộc sống, đừng theo đuổi những điều xa vời, mà hãy trân trọng những tình cảm đẹp đẽ tồn tại xung quanh ta.

Với nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tài tình, Nguyễn Minh Châu đã làm sắc nét chiều sâu tâm lí nhân vật. Qua đó làm toát lên những suy nghĩ, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời. Để từ đó gửi gắm đến bạn đọc những bài học ý nghĩa của cuộc sống.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 11

Nội dung tư tưởng của "Bến quê" được thể hiện qua những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Trước hết là cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, được nhìn từ khung cửa sổ của căn phòng mình.

Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, chiều rộng. Cảnh đó có những vẻ đẹp riêng mà được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Những chùm hoa bằng lăng thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, "những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ như một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ". Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

Từ cảnh vật, hoàn cảnh của mình Nhĩ đã phát hiện quy luật giống như một nghịch lý của đời người. Hoàn cảnh của Nhĩ bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, Nhĩ đã nhận ra như bằng trực giác, thời gian của mình như chẳng còn bao lâu nữa (chú ý những chi tiết: câu hỏi của Nhĩ với Liên: "Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?" và "Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?", còn Liên thì hầu như cũng đã cảm nhận được tình cảm ấy của Nhĩ, nên chị lảng tránh trả lời những câu hỏi của anh).

Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ (Nhĩ nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ... mà em vẫn nín thinh", còn Liên đã trả lời: "Có hề sao đâu ... Miễn là anh sống, luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong nhà này". Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thật sự thấu hiểu lòng biết ơn sâu sắc với người vợ: "cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao thời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm ... Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này".

Chính vào buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô cửa sổ căn phòng, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang luôi cuốn con người tìm đến. Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, bởi thế đó là sự thức tỉnh có xen với niềm ân hận và nỗi xót xa "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân sắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia".

Không thể nào làm được cái điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi bồi phù sa màu mỡ. Nhưng ở đây anh lại gặp một nghịch lý nữa: Đứa con không hiểu được ước uốn của cha, nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị cuốn hút vào trò chơi nó hấp dẫn nó gặp ngay trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ sự việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người "con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình". Anh không trách đứa con trai bở vì "vả lại nó đã thấy gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu".

Ở cuối truyện, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi đất bên này sông, Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn vào một cử chỉ có vẻ kỳ quặc "Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát – y nhưng đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động cuối cùng này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát đó. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi đường đời, để dứt khoát khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điểm quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời con người. Nhưng nhân vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Những chiêm nghiệm, triết lý đã được chuyển hóa vào cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lý. 

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 12

“Cây đa, bến nước, mái đình

Nghìn năm sâu đậm nghĩa tình quê hương”.

Câu ca dao gợi tình cảm quê hương, gợi nhớ những bến quê quen thuộc. Bến quê nơi có những xóm chài với dăm ba mảnh thuyền giăng lưới. Bến quê, nơi có cái xóm lẻ với những rặng tre xanh, vài cây sung chín rụng. Và cái bến quê ấy đã đi vào sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Bến quê”. Nhưng đâu chỉ là những nét tả chân cái bến quê nào đó, qua tác phẩm, tác giả còn muốn gửi gắm những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc của nhà văn trước cuộc đời, thức tỉnh mọi người về những vẻ đẹp và giá trị cao quý của những điều bình dị gần gũi quanh ta.

Năm 1980, năm lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về an ninh quốc phòng, về kinh tế, văn hóa tư tưởng… Với Nguyễn Minh Châu nó còn là thời điểm, một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông. Nhà văn có nhiều tìm tòi đổi mới về đề tài và phong cách sáng tác. Có thể kể đến “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Cỏ lau”… và một “Bến quê” với dấu ấn khó quên có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.

“Bến quê” được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên, là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn để lại nhiều dư ba tốt đẹp. Qua một cốt truyện giản dị, một tình huống nghịch lí nhưng cũng rất đời thường, nhà văn đã phát hiện ra những chiều sâu mới của đời sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đó của xã hội và của chính tác giả. Triết lí trong “Bến quê” góp phần chứng minh các cuộc đời đa sự, con người đa đoan và cuộc đời con người chẳng giản đơn chút nào.

Cốt truyện được xây dựng trên một tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Nhân vật chính là anh Nhĩ, người đã từng đi khắp đó đây, biết nhiều hiểu rộng, thế giới với anh là không xa lạ nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo. Cái trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ đó, khi có thể Nhĩ đã không làm cái điều anh nên làm; còn khi nhận ra cái mình phải thực hiện, anh lại không thể làm được. Cuộc đời con người là xâu chuỗi những nghịch lí.

Nằm trên cái giường đặt cạnh cửa sổ, Nhĩ có thể quan sát được toàn cảnh. Nhưng nhất cử nhất động phải nhờ vào mọi người. Những ngày tháng nằm trên giường bệnh toàn thân bại liệt như thế, Nhĩ đã có những suy nghĩ gì? Tình huống nghịch lí thứ hai lại xuất hiện không kém phần kịch tính: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sống ngay phía trước cửa sổ vào một buổi sáng chớm thu mà bình thường anh đã vô tình không nhận ra dù nó ỗ quanh anh, rất gần. Nhĩ đã nhờ con trai giúp mình thực hiện khát khao đó, nhưng rồi cậu ta mải chơi và để lỡ chuyến đò ngang.

Tạo ra một xâu chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn người đọc suy nghĩ về một vấn đề của cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định ước muốn, từ đó mở ra một nội dung triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, của tính người: “Con người ta trênđường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình…”.

Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ “Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn…” đến những “dòng sông màu đỏ nhạtnhư rộng thêm”, “vòm trời như cao hơn”, “Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non…”. Cảm nhận về một buổi sáng chớm thu thật tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

Nhĩ hỏi vợ đến hai câu về không gian (Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?) và về thời gian (Hôm nay là ngày mấy?), nhưng đều nhận được thái độ im lặng khác thường của vợ. Liên – vợ anh – né tránh câu trả lời bởi nó báo hiệu điềm gở xảy ra. Dường như cảm nhận được điều đó qua thái độ của vợ, Nhĩ nhận ra mình sắp từ giã cuộc đời, anh phải đối diện với thực tế đau buồn, bi đát và không lối thoát này. Một chút xót xa, tiếc nuối, đau đớn trong lòng.

Phải chăng cái gì ta đang có thì ít khi nhận ra giá trị của nó, còn cái gì ta sắp mất ta mới cảm nhận nó quý giá vô cùng. Điều đó càng đúng hơn với trường hợp của Nhĩ. Cô gái chít khăn nâu mỏ quạ mới hôm nào theo anh về nhà sống đoan trang, nết na, chu toàn bổn phận, anh ít khi quan tâm cái vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của chị. Đến hôm nay, nằm trên giường bệnh được chị chăm sóc tận tụy, hi sinh cả chuyện áo quần để chồng có chén thuốc chữa bệnh, cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng chu đáo, lời nói ân cần… là tất cả kho báu của đời anh. Thế mà mãi đến bây giờ chân lí ấy mới sáng tỏ. Anh nhận ra cô gái chân quê ấy trở thành chỗ dựa tinh thần, là mái ấm của anh trong những ngày cuối đời. Có muộn màng lắm không đối với Nhĩ và cả với Liên?

Nhĩ chợt nghĩ ra một sáng kiến: anh nhờ con trai thực hiện nguyện vọng cuối cùng của mình là đặt chân sang bờ bãi bên kia sống Hồng, lòng mong con hiểu được ý định của mình và càng mong có được những cảm nhận và rung động của mình khi sang bến bờ bên kia. Nhưng cuộc đời đâu đơn giản như thế, không phải điều gì muốn là được toại nguyện. Thật ra, khát khao được sang bãi bồi bên kia sống đâu phải là chuyện lớn lao, khó khăn. Nhưng cái đó đối với Nhĩ thì không thể thực hiện được. Còn đứa con trai không hiểu ý bố. Nó vô tư dừng lại bên đường sa vào phá cờ thế để lỡ chuyến đò ngang, chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhĩ không trách con, chỉ ngẫm nghĩ và tự trách mình. Con trai anh đã bỏ lỡ cơ hội này nhưng nó còn nhiều cơ hội khác còn anh thì đã để mất tất cả, kể cả cơ hội cuối cùng. Anh gửi gắm ước mơ, nguyện vọng nơi con trai – máu mủ của mình – mà nó vẫn không hiểu bố. Hai thế hệ khó hiểu nhau và cảm thông nhau cũng là điều đáng buồn.

Ở cuối truyện Nhĩ có một hành động có vẻ kì quặc nhưng ta có thể hiểu được anh đang muốn gì. Anh hối hả giục anh con trai đang mải xem cờ thế, nhanh chân cho kịp chuyến đò. Nhưng cũng có thể hiểu rộng hơn nhà văn muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích,đừng la cà, chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.

Nhà văn sáng tạo ra những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Trong “Bến quê”, hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất. Dù có ý nghĩa biểu tượng nhưng trước hết nó vẫn có giá trị tả thực. Đó là hình ảnh bãi bồi bên sống, hoa bằng lăng cuối mùa, những tảng đất lở ở bờ sông, đứa con trai mải chơi phá cờ thế, Nhĩ khoát khoát tay… tất cả đều có ý nghĩa biểu tượng nhưng vẫn giàu sức gợi tả và biểu cảm.

Giọng kể ở ngôi thứ ba của một người ngoài cuộc nhưng lại rất đồng cảm với nhân vật Nhĩ vì được kể từ tầm nhìn của Nhĩ. Cách xây dựng tâm lí nhân vật phù hợp với tình huống và diễn biến câu chuyện. Những đoạn miêu tả rất sinh động bằng đường nét, màu sắc tạo hình, gợi cảm. Tình huống truyện đơn giản mà bất ngờ và nghịch lí.

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nói chung và “Bến quê” nói riêng, chúng ta đều có chung một cảm nhận: hay và sâu sắc. Nhà văn đã len lỏi vào lâu đài nội tâm của con người để khai thác và thể hiện. Tính nhân văn và triết lí rất cao. Nếu không có những trải nghiệm thực tế, nếu không có những tìm tòi công phu chắc hẳn Nguyễn Minh Châu khó có được những thành công như hôm nay.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê – mẫu 13

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã tạo nên trong con người khao khát được khám phá những gì mới mẻ, lạ lẫm. Bởi vậy, nhiều khi con người cứ dấn thân và mơ ước đến được một miền đất xa xôi nào đó mà quên đi những giá trị gần gũi, thân thương. Như một bài học nhẹ nhàng nhưng thấm thía về tình người, tình đời, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân vật Nhĩ - một con người của “mọi chân trời” nhưng tới cuối đời vẫn chưa đến được bãi bồi đối diện mình – nơi thuộc về quê hương, xứ sở.

Toàn bộ cốt truyện của Bến Quê xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giường bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoa: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông… Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh.

Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”.

Nhĩ – con người của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của Bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả người vợ suốt một đời yêu thương và tận tụy. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm”.

Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hấp dẫn bên kia sông đâu”.

Ở cuối truyện, khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Và dường như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững!

Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm.

Những dòng cuối cùng của Bến quê khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan tỏa đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở. Tác giả tạo ra hoàn cảnh đối nghịch: nhân vật Nhĩ là người từng trải từng đi khắp thế giới nhưng cuối đời lại bị bó buộc nơi giường bệnh trong khoảng thời gian đó, anh đã nhìn ngắm được những vẻ đẹp mà không nơi nào khác trên thế gian mà anh cảm thấy được đó chính là quê hương anh với những bông hoa bằng lăng tím nhợt nhạt, những bãi bồi phù sa, những con người thôn quê chân chất thật thà giàu lòng nhân ái, gia đình thân yêu với người vợ sớm hôm tần tảo vì chồng, đứa con trai ngoan hiền hiếu thảo, những cô cậu bé ngây thơ tốt bụng, và đặc biệt là cái bến quê quá đỗi thân thuộc mà anh chưa bao giờ đặt chân đến trong cuộc sống đừng nên vì những thứ vật chất xa vời mà bỏ quên những giá trị tinh thần hết sức giản dị nhưng ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Đó chính là lời khuyên chân thành tác giả muốn nhắn nhủ với các độc giả. Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của Bến quê, nhận ra cái quý nhất trong cuộc đời mình chính là gia đình. Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà anh đã nghĩ: “Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hy sinh từ bao đời xưa” và Nhĩ cũng rất yêu quí con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp.

Nhĩ không muốn sau này con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu. Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái Bến quê bình dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên trái đất nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tình yêu anh dành cho quê hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giúp nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng: “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

Bến quê là một nốt lặng trầm tư về việc nhận ra giá trị đích thực của những thứ tưởng chừng đơn giản xung quanh ta. Đó là bài học mà nhà văn họ Nguyễn đã dùi mài suốt bao nhiêu năm sống thăng trầm của mình. Hãy biết trân trọng những gì gần gũi nhất nơi quê hương, xóm làng. Vì có nó cuộc đời mỗi người mới có ý nghĩa thực sự.

Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện Bến quê – mẫu 1

Truyện ngắn Bến quê là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, được viết vào năm 1985. Tác phẩm sử dụng rất nhiều những hình ảnh mang tính ẩn dụ, đa nghĩa, và một trong số ấy là cảnh thiên nhiên với những bông hoa bằng lăng tím - cảnh miêu tả thiên nhiên ở đầu tác phẩm.

Đoạn văn được mở đầu tác Bến quê là đoạn miêu tả những bông hoa bằng lăng. Những bông hoa ấy được tác giả miêu tả với sắc tím - nhưng không phải là màu tím mộng mơ của xứ Huế, mà lại là màu tím nhợt nhạt, với những bông hoa cuối mùa màu "như trở nên đậm sắc hơn”. Thêm nữa là “thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết dã rút đi đâu từ bao giờ”. Những hình ảnh và màu sắc ấy đã gợi cho người đọc biết bao suy ngẫm. Đó là một màu tím thẫm như bóng tối. Đâu phải là màu sắc tươi tắn mà dấu hiệu của sự tàn phai, tiêu biến. Còn ánh sáng rực rỡ của mặt trời cũng biến đi mất, thay thế bằng bầu trời dần trở nên xám xịt khi tiết trời chuyển sang đông. Cái tàn lụi đó bỗng trở nên gấp gáp, nhẫn tâm khi nó gắn với tâm trạng và cảnh ngộ của Nhĩ. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, đối lập để tạo nên sự khác biệt giữa bờ bên này và bờ bãi bên kia sông Hồng. Nếu bên này bờ, nơi Nhĩ đanh đau đớn vì sự hành hạ của căn bện quái ác, mang màu sắc nhợt nhạt, ảm đạm của sự héo úa, lụi tàn, như sắp bị bóng tôi bao trùm và nuốt chửng, thì ở bên bãi bồi bên kia sông Hồng lại hiện lên với vẻ vô cùng rực rỡ. Trong đôi mắt của Nhĩ, bờ bãi sông hồng hiện lên với những hình ảnh “tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ...”. Bờ bãi sông Hồng khoác lên mình một màu sắc tươi non, của phù sa, của màu vàng lúa chín, màu xanh non của cỏ cây - những thứ màu sắc đặc trưng chỉ thuộc về sức sống. Mà trong tâm thức của Nhĩ, đó là thứ “màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Sức sống như đang trỗi dậy mạnh mẽ trên dòng nước mênh mông khi mặt sống lấp lánh trở nên rộng thêm ra. Cảnh hiện lên càng đẹp bao nhiêu thì nỗi day dứt, xót xa trong lòng Nhĩ lại càng hiện hình rõ nét bấy nhiêu, để rồi anh nhận ra một nghịch lí trong cuộc đời mình “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”. Có ai đã đi khắp thế gian mà lại chưa bao giờ đặt chân tới vùng đất ngay gần nhà? Ấy vậy mà Nhĩ chưa bao giờ đặt chân sang bãi bồi bên kia sông, vì chưa bao giờ anh nghĩ đó là một cảnh đẹp có gì đáng để thăm thú và ngắm nhìn. Nhưng vào những ngày cuối đời nằm liệt trên giường bệnh, anh lại nhận ra điều ngược lại.

Top 3 bài Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện Bến quê 2022 hay nhất (ảnh 2)

Truyện của Nguyễn Minh Châu hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và tính triết lí. Ông đã tạo dựng những tình huống đặc biệt, những đối lập và nghịch lí để nhân vật chiêm nghiệm ra cái triết lí nhân sinh – đời người. Ông xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng. Hầu hết những hình ảnh trong truyện đều mang hai nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất, khiến cho các hình ảnh không bị mất đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm. Ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực và được đặt trong hệ quy chiếu của chủ đề tác phẩm. Và hình ảnh bãi bồi ven sông trong cái nhìn so sánh, đối lập với căn gác xép chập hẹp, nóng hầm hập của Nhĩ chính là một ẩn dụ cho cuộc đời con người, luôn bó hẹp mình trong những tính toán, trong những chuyến đi xa, mà quên mất rằng, hạnh phúc không ở cách quá xa, mà nó hiện hữu ở ngay đây, ngay trong những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Hạnh phúc đối với Nhĩ những giây phút cuối đời, chỉ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng. Nhưng nó lại là ước muốn quá đỗi xa vời với anh.

Có thể nói, thiên nhiên hiện lên trong đoạn văn được đặt trong cái nhìn đối lập giữa sự nhợt nhạt đến đáng thương của những bông bằng lăng tím với sắc hồng hồng quyến rũ đầy sức sống của bãi bồi bên kia sông. Qua đó, Nguyễn Minh Châu cũng gửi gắm những quan niệm, triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người.

Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện Bến quê – mẫu 2

Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hay “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn “Bến quê”, thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. 

Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết – một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như “những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm mầu hơn – một màu tím thẫm như bóng tối”. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ . Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câu hỏi anh hỏi vợ : “Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không ?” ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình ảnh cánh buồm nâu cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu thương và xót xa của Nhĩ. Mảnh vá trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên…. Đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Hình ảnh quê hương trong văn học Việt Nam vốn hiện lên với nét đẹp rất thơ mộng… Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu thì khác hẳn, quê hương vất vả tiêu điều, trong sự tần tảo sớm hôm. Đằng sau sự gắn bó với quê hương, với bờ bãi bên kia sông gần gũi mà xa lắc, ẩn dưới nó là nỗi niềm day dứt gần như xót xa. Cái nhìn thiên nhiên của Nhĩ là một cái nhìn rất hiện thực, rất đời, rất tỉnh táo mà chan chứa tình yêu thương da diết.

Video bài văn mẫu Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện Bến quê 

Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa.

 Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn Bến quê – mẫu 1

Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như: Bức tranh, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng…Đây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng. “Bến quê” là một tác phẩm tiêu biểu của ông với đặc điểm nổi bật là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng tinh tế.

Ngòi bút miêu tả tinh tế trong viêc phát hiện những biến đổi tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : “Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ?” và “Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ?”. nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh. Nó còn là tâm lí của   người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của tác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ. Và cuối cùng cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả.

Có thể nói truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời. Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trong những vẻ đẹp bình dị nhưng thiêng liêng bền vững của cuộc sống, của quê hương gia đình. Bên cạnh đó tác giả rất thành cồn ở cách xây dựng tình huống, nhân vật đặc sắc hấp dẫn.Ông như một ngôi sao vút qua bâu trời sáng lòa rồi tan biến vào cõi vĩnh hằng.Nhưng với di sản văn học của ông để lại cho đời, đặc biệt là truyện ngắn trên cũng đáng cho chúng ta tự hào.

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn Bến quê – mẫu 2

Bến quê là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời. Những năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu đã trải qua nhiều tháng ngày đau ốm. Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật chân thành. Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Tất cả được thể hiện qua một ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật thấm đượm tinh thần nhân đạo.

Top 3 bài Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn Bến quê 2022 hay nhất (ảnh 3)

Truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Nếu như để xây dựng lên một tính huống truyện độc đáo các tác giả khác xây dựng nhân vật nhân vật rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo để từ đó khát vọng sống sẽ trỗi dậy nhưng Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Ông đã xây dựng lên nhân vật trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy có suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mặt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường - còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo

Bến quê thức tỉnh mọi người ở sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị; gần gũi của gia đình và của quê hương. Rút ra bài học cuộc sống từ nhân vật Nhĩ, ta hãy sống cho thật ý nghĩa, đừng láng phí thời gian, đừng lãng phí tuổi trẻ. Hãy sống và cống hiến, sống có mục đích, có lí tưởng tốt đẹp.

Cảm nhận Bến quê – mẫu 1

     Truyện Bến quê thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nặng, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ; có lúc anh phải “thu hết tàn lực" mới “lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy “như mình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất". Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét".

      Truyện Bến quê ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và mơ ước, những mối quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh, qua 4 cảnh: Nhĩ được Liên săn sóc; Nhĩ sai thằng Tuấn đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ (Huệ, Vân, Tam, Hùng...) đến nương nhẹ, lót chăn, kê gối cho anh; ông giáo Khuyến chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ.

      Cốt truyện của Bến quê rất bình dị, “bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời", Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.

      Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: “Suốt đời Nhĩ đã  từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất"; “anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ... mới 2 năm trước đây, anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thường thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.

      Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở “màu sắc đã nhạt nhạt". Vòm trời và con sông Hồng, bờ bãi, bến đò... có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ, khi nhà anh ở gần dòng sông ấy. Sớm nay, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: Anh cảm thấy hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn”. Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ". Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn".

      Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình, Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây, anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? Hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, Nguyễn Minh Châu muốn nhắc khẽ mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì những cái đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý. Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày, được vợ con săn sóc, trong lòng anh nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đàm thắm, sâu nặng, thiết tha. Nghe Liên nói: “Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn  kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được", thì Nhĩ “lân đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá". Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh làm cho Nhĩ cảm động, thoáng ân hận về sự vô tình của mình: “Suốt đời anh chi làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh”.

      Chưa bao giờ mà Nhĩ nghe rõ thế, những tiếng bình dị thân thương: tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con..., Liên hãm nước thuốc và tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà, “tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của người vợ hiền thảo trên “những bậu gỗ mòn lõm". Đó là tiếng lòng, tiếng thân thương, không phải lúc nào Nhĩ cũng nghe được, Nhĩ cũng cảm được!

      Tuấn là đứa con trai thứ hai của vợ chồng Nhĩ và Liên. Một năm nay vắng nhà. Tuấn đi học xa, tận một thành phố phía Nam và vừa mới trở về đêm qua. Bố ốm nặng, Tuấn về thăm bố, thăm mẹ và thăm nhà? Nằm trên giường bệnh ngắm con Nhĩ xúc động "thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh”. Nhĩ sai con đi sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi  loanh quanh, một lát rồi về". Với Tuấn thì đó là “cái việc gì lạ thế” mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Đứa con trai chưa hiểu được “cái điều ham muốn cuối cùng” của đời bố, mà Nhĩ muốn nói ra. Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông, để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen, bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên.

      Qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ dõi theo hình bóng đứa con đội cái mũ cói vành rộng, mặc chiếc áo sơ mi màu trứng sáo, cắp cuốn sách bên nách “đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố". Cái say mê của con bây giờ cũng giống như cái say mê của bố ngày xưa: “Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được". Nhĩ trầm ngâm suy nghĩ, lo lắng vẩn vơ “Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất một chuyến đò trong ngày". Những trò chơi phá cờ thế, những việc làm vô vị nhạt nhẽo sẽ làm tốn mất bao thời gian, bao tâm trí, bao sức lực... Những trò chơi ấy, viêc làm ấy sẽ làm cho tuổi trẻ của nhiều người “trễ mất chuyến đò trong ngày", sẽ làm chậm bước, làm lỡ nhịp một thời trai trẻ. Bằng kinh nghiệm xương máu của mình, “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, và lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?". Ý  nghĩ ấy mang hàm nghĩa một triết lí nhân sinh sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống. Người xưa có nói: “Thế lộ nan" (Lý Bạch), "người ta đi mãi mà thành đường" (Lỗ Tấn) v.v... Con đường trong tâm thức của Nhĩ là “vòng vèo", là “chùng chình", vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí, hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn, sống thiếu lí tưởng, không có mục tiêu tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tin thấy cái “hấp dẫn" ở phía trước trên đường đời.

      Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp rất đáng yêu, đó là “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp", thậm chí cả “những nét tiêu sơ", nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá, mới có thể phát hiện, mới tìm thấy. Và còn  phải có một tấm lòng gắn bó yêu thương. Có người do tài trí, thời cơ, vận may mà thành đạt. Có người sớm phát hiện ra sự lạc hướng, lạc đường mà điều chỉnh, mà khắc phục. Có nhiều người, rất nhiều người đi suốt hành trình cuộc đời mới nhận ra cái vòng vèo, cái chùng chình, sự lạc đường, lạc hướng của mình, nhưng quỹ thời gian đã vung phí, đã gần đất xa trời... Đời người đầy bi kịch, vì thế, một con người như Nhĩ "đã từng in gót chân khắp mọi chân trời", mãi đến lúc nằm liệt trên giường bệnh, trong những “điều riêng mới khám phá" anh cảm thấy “như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn" mà “lời lẽ không bao giờ giải thích hết". Cuộc đời là một ẩn số, đường đời là một bài toán khó, nên “không bao giờ giải thích hết". Thế lộ nan, hành lộ nan là như vậy. Vì thế, phải có trí tuệ, có chí khí, giàu lòng kiên nhẫn, sống có lí tưởng đẹp, mới bớt được rủi ro, mới tránh được vòng vèo, chùng chình, thất bại.

      Những cảm nhận, những suy nghĩ của Nhĩ về Liên thật sâu sắc, đầy ân tình ân nghĩa. Từ một cô gái chân quê “mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ” rồi thành “một người đàn bà thị thành”. Thế nhưng “tâm  hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa”. Nhĩ đã trải qua những ngày tháng “bôn tẩu, tìm kiếm", nếm trải bao ngọt bùi, cay đắng, Nhĩ “đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình", là vợ con mình. Với Nhĩ, gia đình là bến đậu, bến tình thương, bến hạnh phúc.

      Cảnh những đứa trẻ (Huệ, Vân, Tam, Hùng) xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi, chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại “toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với". Hạnh phúc đâu phải cái gì cao siêu, mà rất bình dị, rất nho nhỏ, có khi chỉ là một ánh mắt, một nụ cười trẻ thơ, một bàn tay nhỏ bé “chua lòm mùi nước dưa",...

      Hình ảnh ông cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khỏe, một lời an ủi, động viên ân cần: "Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?". Còn gì cao quý hơn, ấm áp hơn, tình nghĩa hơn? Được sống trong tình yêu thương của đồng loại mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý vị trong cuộc đời mỗi chúng ta, là "bến quê"của tâm hồn mỗi chúng ta.

      Cụ Khuyến hốt hoảng khi phát hiện ra mặt mũi Nhĩ “đỏ rựng một cách khác thường", hai mắt thì “long lanh chứa một mê say đầy đau khổ", và mười đầu ngón tay Nhĩ “đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa  run lẩy bẩy",... Đó là “chút sức lực cuối cùng còn sót lại..." của Nhĩ. Nhĩ sắp ra đi. Con đò chở khách trên sông Hồng cập bến, mang ý nghĩa biểu tượng, con đò sẽ đưa Nhi tới cõi hư không của một kiếp người...

      Bến quê là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời. Những năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu đã trải qua nhiều tháng ngày đau ốm. Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật chân thành. Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, thân thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu.

Cảm nhận Bến quê – mẫu 2

Cũng như nhiều tác phẩm của mình, trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã khai thác rất thành công tình huống truyện mang đầy nghịch lí. Có lẽ những nghịch lí ấy, dưới ngòi bút tài hoa là thứ công cụ đắc lực nhất, thể hiện một chiều sâu triết lí, tư tưởng.

       Mở đầu trang truyện, hình ảnh Nhĩ - nhân vật chính — hiện lên trong hoàn cảnh thật đáng thương. Suốt cuộc đời, Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Vậy mà, gần một năm nay căn bệnh quái ác đã cột chặt lấy anh vào giường bệnh. Liệt toàn thân, tự nhích người di chuyển vài chục phân trên tấm nệm khó bằng bay nửa vòng trái đất, sinh hoạt chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của Liên. Anh giờ đây đâụ có khác một đứa trẻ là mấy. Chiếc giường bệnh dường như là chiếc nôi, còn đôi bàn tay người vợ tần tảo dường như là đôi bàn tay người mẹ thủa nào, vẫn hiện về trong miền kí ức. Đã có lần anh nhận ra trong một dòng suy nghĩ hài hước cái hoàn cảnh không biết phải gọi là bi kịch hay hài kịch của bản thân: Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một đứa bé mới đẻ đang toe toét cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với.

       Đó là nghịch lí hay số mệnh? Đã là số mệnh sao lại phũ phàng đến thế? Có lẽ nào nghịch lí cuộc đời đã nhiều lần bắt anh day dứt thế chăng? Trong những ngày như thế, anh có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc đời trong những ngày tháng đã qua. Và số mệnh lại một lần nữa cất cao tiếng nói, vẫn là nghịch lí, nhưng là một nghịch lí con người đã quên bẵng bấy lâu. Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của cái bãi bồi bên kia sông Hồng, ngay trước khung cửa sổ. Cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng, lúc này đang phô ra trước cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non Những sắc màu quen thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.

       Có ngờ đâu cả cuộc đời Nhĩ đã từng in gót khắp năm châu mà chưa từng một lần đặt chân lên cái bờ sông trước mặt mình. Như một định mệnh, miền đất cuộc đời anh mãi mãi chẳng thế đặt chân lên. Nghịch lí cuộc đời, bất chấp lời khẩn khoản tha thiết nhất của Nhĩ, vẫn sắp đặt một định mệnh để Tuấn - con anh sa vào đám cờ phá thế ven đường và mơ ước cháy bỏng đến cuối cuộc đời anh mới chiêm nghiệm ra tắt vụt trong vô vọng. Đó có lẽ cũng là một nhận thức về cuộc đời mà nhà văn lặng lẽ gửi vào tình huống mang nghịch lí phũ phàng với cái tâm hồn khắc khoải trong nhửng ngày tháng cuối cuộc sống và số phận con người chứa đầy những ngẫu nhiên, những nghịch lí vượt khỏi dự định, ước muốn, sự hiểu biết và cả toan tính của con người. Bằng suy ngẫm, bằng tổng kết qua biết bao trải nghiệm con người mới nhận ra triết lí mà cuộc đời nào rồi cũng phải đón nhận: Con người ta, bước trên đường đời khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình cuộc sống - giăng ra trước lối. Chỉ có những vẻ đẹp gần gũi thiêng liêng là có thể cho ta chỗ dựa, nâng cho ta tiếp bước trên đường đời. Với Nhĩ, đó là cái bãi bồi bên kia sông, là người vợ tần tảo giàu đức hi sinh, đến lúc này anh mới thấm thía.

       Bến quê được viết theo cách nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, nó mang màu sắc và chiều sâu nội tâm rất chủ quan của các nhân vật trữ tình. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ khi xây dựng nhân vật Nhĩ mang những tình cảm, suy ngẫm sâu sắc, chan chứa trải nghiệm, triết lí về đời người, về ý nghĩa của những điều ta chiêm nghiệm được từ cuộc sống và cuộc đời mỗi con người. Những ngày cuối cuộc đời, trong cái dòng chảy của suy ngẫm và tình cảm mới xuất hiện nơi Nhĩ, thiên nhiên như đẹp hơn, chiếu vào cuộc đời Nhĩ cái nhìn gần gũi, trìu mến hơn tất cả những gì anh đã từng đươc biết. Sáng đầu thu hiện lên trong không gian gần xa như một bức tranh lên cái thần của cảnh sắc. Đó là những bông hoa bằng lăng nở muộn sắc đang phai giữa không gian vời vợi trong vắt của bầu trời. Nắng soi lên dòng sông uốn lượn mềm mại. đỏ nhàn nhạt màu nước phù sa, soi lên cái chiều rộng, chiều sâu của bãi bồi ngay trước khung cửa sổ. Nó là tâm điểm cũng là cái thần sắc của bức tranh... Nhĩ say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp đến kì lạ ấy, chiêm ngưỡng trong sự bất ngờ, ngạc nhiên đến thích thú. Cũng phải thôi, sau bao ngày in gót khắp năm châu, đây là những phút cuối cùng anh được sống thanh thản giữa quê hương, giữa những cảnh vật, con người đã ngàn lần phô ra trước mắt. Anh thấy nó đẹp đến kì lạ, bởi vì đó là lần đầu tiên anh say sưa chiêm ngưỡng nó, say sưa khám phá cái ẩn mình bên trong lớp vỏ gần gũi, hiền lành đã quen thuộc bấy lâu.

       Có lẽ anh đã yêu, yêu tha thiết sự giàu có, đơn sơ, gần gũi mà vô cùng mới mẻ của thiên nhiên. Nhưng khi tình yêu ấy chớm nở, cũng là lúc con người Nhĩ nhận ra nó đã nhen lên trong vô vọng. Anh có thời gian để ngắm nhìn nó nhưng số phận đã cướp đoạt khỏi tay anh. Cay đắng nào bằng khi nhận ra cảnh vật kia, dù chỉ cách đôi bờ ngầu đỏ của con sông quen thuộc mãi mãi là miền đất xa lắc. Đến với nó chỉ là giấc mơ xa vời tầm tay. Nếu thiên nhiên khiến Nhĩ say mê và thất vọng thì những người thân gợi lên trong anh nỗi buồn xen lần những mặc cảm, xót xa tê tái. Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, đó cũng là lần đầu tiên nỗi buồn về gia đình quặn lên trong anh. Cái nghèo khó của gia đình không giấu được qua mảnh vá trên chiếc áo Liên đang mặc, trên đôi tay gầy gò. Nhĩ đã thấu hiểu sự vất vả, hi sinh thầm lặng của người vợ hiền thảo. Trong câu nói của anh với Liên có sự bỏ lửng như sự tắc nghẹn của tâm hồn, của trái tim: Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh, Nhĩ không nói mà cũng không dám nói. Cái ngắt quãng ấy là bao vất vả, khó khăn Liên lặng lẽ gánh vác để lo cho gia đình. Nó âm thầm như cái âm điệu câm lặng của dấu ba chấm. Trong đó dường như còn chứa chan cả mồ hôi, nước mắt đắng cay Liên đã nuốt thầm, đã chịu đựng. Nhĩ không dám nói điều đó, vì nó là lưỡi dao cứa vào lòng anh, cứa cả vào lòng vợ. Anh là trụ cột của gia đình mà chưa một lần anh làm cho gia đình ấy được sung sướng. Cuộc đời Liên từ khi sống với anh cũng đâu có khác trước.

       Qua những lời dịu dàng của Liên anh đã hiểu tình yêu Liên dành cho mình nhưng điều đó càng khiến anh day dứt vì trách nhiệm của người chồng, người cha chưa bao giờ trọn vẹn, ở nơi anh trào dâng bao xúc cảm. Đó là sự thương cảm với cuộc đời tần tảo, lặng lẽ của vợ, Một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm. Đó là sự xúc động khi anh tìm được cho mình nơi nương tựa là gia đình, là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, mãi mãi vẹn nguyên phẩm chất: Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa. Vào cái buổi sáng đầu thu ấy, khi đã nhận ra vẻ đẹp rất đỗi bình dị gần gũi của cảnh vật, trong tâm hồn Nhĩ cháy lên một cái gì đó mơ hồ như một dự cảm, một cái gi đó cháy bỏng như một khát khao. Dường như bằng trực giác Nhĩ đã nhận ra thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa. Câu hỏi anh bất chợt hỏi vợ như một sự tính toán thời gian về cái ngày anh biết chắc sẽ đến nay mai. Nhà văn Giắc Lân đơn từng viết: Thiên nhiên có nhiều cái nhắc nhở con người về cái chết.

       Với Nhĩ có lẽ cũng vậy thôi. Có lẽ anh cùng hiểu rằng màu sắc của những chùm bằng lăng bỗng trở nên đậm sắc hơn, những tảng đất đỏ oà vào giấc ngủ, chúng cũng như cuộc đời anh, tàn tạ, héo hắt dần, chuẩn bị cho sự đứt lìa khỏi cuộc sống. Cảm giác về cái chết treo lơ lửng dường như thôi thúc cái khát khao trong anh cháy bỏng hơn, gấp gáp hơn trước khi những đốm tàn của ngọn lửa sự sống tắt lịm hẳn. Những ngày cuổì cùng này anh chỉ có một khát khao duy nhất: được đặt chân lên bờ đất phía bên kia sông. Mới đây thôi anh đã khám phá ra cái vẻ đẹp diệu kì của cái bãi bồi bên kia sông. Một miền đất của trù phú và mơ ước. Cái tưởng chừng dễ dàng nhất người ta thường hay bỏ qua và rồi sau này lại phải hối tiếc về điều đó. Rất nhiều, rất nhiều nơi xa xăm Nhĩ đã bước chân qua vậy mà, cái bãi bồi ngay bên kia thôi chưa một lần anh đặt bàn chân tới. Đến khi khát khao thì anh không thể cất bước đó tiến về miền đất ấy nữa. Anh như một nhà thám hiểm, thèm khát khám phá chân trời mới nhưng con tàu đi tới thì đã mãi mãi ở lại với biển khơi. Mơ ước rồi cũng là vô vọng. Tuy khoảng trời kia chỉ cách ô cửa sổ của Nhĩ thôi nhưng dường như mãi mãi xa vô cùng tận.

       Có lẽ trong những lần khắc khoải hướng ánh mắt sang bãi bồi bên kia sông, không ít lần Nhĩ mang trong lòng những suy ngẫm, những trải nghiệm về chính bản thân. Cái bờ bên kia không dừng lại ở ý nghĩa hiện thực nữa, nó hàm chứa những giá trị biểu tương vô cùng thiêng liêng. Bến bờ ấy cũng có thể là cuộc đời chưa đi tới, phần cuộc mà mồi con người đều muốn khám phá dù biết rằng nó là không giới hạn, bến bờ ấy cũng có thể là bến đậu quê hương, bến đậu cuộc đời, bến đậu của những giá trị tinh thần gần gũi mà ý nghĩa. Bãi bồi, bến sông, con đò như một phần của cuộc sống, đơn sơ, giản dị gắn bó như chính giạ đình, như chính quê hương. Khao khát tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực trong cuộc sống, nơi quê hương mà con người bồng bột với nhiều ham muốn thời trai trẻ đã bỏ qua. Nó là một sự thức tỉnh có xen niềm ân hận và nỗi xót xa. Niềm ân hận và xót xa khi con người đã nhận thức được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời. Cánh buồm chỉ một lần duy nhất qua sông. Đường đời cũng như thế, chỉ có ai không do dự, không chậm chạp dềnh dàng mới có thể bước vững vàng đi tới phía trước. Nhĩ không thể đặt chân lên con đò đưa đến khát khao. Anh đành gửi gắm tất cả tình cảm, tất cả niềm tin vào Tuấn, nhờ Tuấn giúp anh đặt chân lên cái bên kia sông ước mơ. Tiếng nện dép ra bờ xa dần mang theo bao háo hức của tâm hồn người cha tội nghiệp.

       Nhĩ đã hi vọng, đã tưởng tượng thấy Tuấn, như một nhà thám hiểm chậm rãi bước khoan thai trên cái bãi bồi trước khung cửa sổ. Nhưng ở đời người ta khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Tuấn đâu có thể hiểu được ý nghĩa thiêng liêng chứa trong ước muốn của cha. Cậu sà vào ván cờ phá thế trên đường tự nhiên như cách con người vướng phải những cám dỗ trong cuộc sống. Nhĩ không trách Tuấn. Anh đã từng một thời như Tuấn, anh hiểu ở cái tuổi như Tuấn, người ta chưa đủ chín chắn đế nhận ra vẻ đẹp thực sự, vẻ đẹp vẹn nguyên cả trong những nét tiêu sơ của cuộc đời. Chỉ có anh, đã từng trải, đã đi qua rất nhiều phương trời, đã nếm trải rất nhiều tình cảm, cảm xúc mới thấy yêu thấy quý những giá trị bình dị giản đơn kia. Chỉ có anh mới hiểu nó ý nghĩa đến nhường nào với mỗi con người trong cuộc sống. Đó cũng là chân lí cuộc đời. Nhĩ đã phát hiện chân lí ấy để rồi hồi hộp và say mê chờ đợi được khám phá nó trong tấm gương cuộc đời. Với anh, đó phải chăng là niềm hạnh phúc cuối cùng anh có thể hướng tới trước khi nhắm mắt xuôi tay, một niềm hạnh phúc giản đơn chiêm nghiệm từ cả cuộc đời. Anh giữ trọn trong tâm hồn khao khát và ước mơ.

       Thu hết mọi sức tàn, Nhĩ bấu chặt cả mười đầu ngón tay vào cái bậu cửa , vừa run lẩy bẩy, anh dường như đang níu giữ cho mình một cái gì đó? Có thể là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà tha thiết kia chăng? Hay đó còn là một lẽ sống, một giá trị tinh thần thiêng liêng anh đã rút ra trong những ngày cuối cùng trước khi giã từ cuộc sống. Nhưng kia, Nhĩ đang đu mình ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó. Hành động cuối cùng của giấc mơ. Ngay khi đó con đò ước mơ cập bến. Nhĩ đã cố hết sức để thúc giục đứa con giúp anh hoàn thành nốt cái khát khao còn dang dở. Nhĩ đã cố hết sức để gửi đến mọi người lời nhắn nhủ thức tỉnh, thoát khỏi sự vòng vèo, chùng chình chúng ta sa vào để hướng đến những giá trị đích thực mà gần gũi trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ của Nhĩ cũng có thể là lời cuối cùng của cuộc đời anh. Nó thiêng liêng như cô đúc cả cuộc đời con người vậy. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Minh Châu hóa thân vào nhân vật để nhắn nhủ những lời tha thiết chân thành đến như thế. Nó chứa trong biểu tượng nhưng cũng đẹp, cũng gần gũi như chính cuộc đời.

       Có lẽ qua Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy ngẫm và trải nghiệm của cả cuộc đời. Bằng trái tim đầy xúc cảm của một nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trải nghiệm ấy đến cả cuộc đới, đến tất cả mọi người như để thức tỉnh, như để nhắc nhở con người về tình cảm đẹp đẽ nhất. Đáng quý trọng biết bao một trái tim như thế, một trái tim chỉ biết tìm cái đẹp, cái hay tô điểm cho cuộc đời chung của chúng ta. Tại sao chúng ta không thể sống đẹp hơn nữa, để tô điểm thêm cho cuộc đời mỗi chúng ta, cuộc đời chung và đáp lại những cống hiến to lớn như thê?

Phân tích Bến quê – mẫu 1

Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như: Bức tranh, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng…Đây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng.Nhưng khi đất nước hòa bình, anh đã rất nhạy cảm và nhìn ra được những thay đổi của con người, những cuộc đời trĩu nặng đau thương nhưng nồng nàn khắc khoải với cuộc sống. Đọc “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.

Tác phẩm được tạo nên bởi cốt truyện thật đơn giản nhưng cũng rất đặc biệt. Tác giả đặt nhân vật của mình vào một căn bệnh hiểm nghèo – đó là bị liệt toàn thân, không thể di chuyển được dù chỉ là nhích người trên giường bệnh. Và anh làm một công việc để có điều kiện đi khắp nơi trên trái đất không xót một xó xỉnh nào. Một cách xây dựng rất tinh tế, ngay mở đầu câu chuyện đã thu hút bạn đọc phải tò mò đọc tiếp những tình huống, chi tiết của truyện.

Nhưng đâu chỉ dừng lại là tình huống trớ trêu ấy mà nhà văn xây dựng lên tình huống khác cũng đầy nghịch lý. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng mình sẽ không bao giờ được đặt chân lên mảnh đất ấy cho dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại xa vào một đám chơi cờ trên hè phố và làm lỡ chuyến đò sang sông duy nhất trong ngày. Tạo ra một chuỗi những nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đi đến nhận thức về cuộc đời : đời người chứa nhiều những bất thường, những nghịch lý rất ngẫu nhiên, không ai nói trước và khó tránh được sự vòng vèo đó.

Truyện mở đầu với hình ảnh, Nhĩ từ khung cửa sống của căn phòng đã nhìn thấy những cảnh vật vô cùng tươi đẹp và tràn trề sức sống. Từ gần tới xa Nhĩ nhận thấy: bông hoa bằng lăng tím, con sông Hồng như rộng ra, vòm trời như cao hơn, bãi bồi bên kia sông sao mà gần gũi thế…Một sự cảm nhận bình dị nhưng qua con mắt của một người đã từng đi khắp nơi nay bị bệnh thì lại khác.Phải chăng, có như vậy tác phẩm mới diễn tả hết được những triết lý của cuộc đời và làm hiện lên một không gian có chiều sâu và chiều rộng. Không gian vẫn như xưa mà Nhĩ cảm thấy mới mẻ và giàu đẹp vô cùng. Qua đó tác phẩm muốn rút ra một triết lý cho cuộc đời : quê hương là máu thịt, là tâm hồn của chúng ta, hãy đừng vô tình mà phải biết gắn bó và trân trọng.

Trong mỗi chúng ta ai cũng biết rằng: gia đình, người thân là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất của cuộc đời ta. Đặc biệt đối với nhân vật Nhĩ thì Liên vợ anh là người chăm sóc, quan tâm đến anh nhiều nhất.Nhìn vợ bước xuống cầu thang anh đã xót xa “suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm”, nhớ đến vợ anh thời con gái còn mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ nay đã là một phụ nữa thị thành mà cuộc đời nào có khấm khá gì. Cái nghèo đã không che giấu được của cả gia đình, khi Nhĩ nhìn thấy “Liên đang mặc áo vá”, cảm nhận “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai”. Và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu, sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Chính trong những ngày cuối đời, nhân vật mới thực sự thấu hiểu lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình “cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi phới bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời nay và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm…Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.

Sang được bờ bên kia sông với Nhĩ vừa là ước mơ vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến. Nhĩ đã nhờ đứa con trai – niềm hy vọng của vợ chồng anh thực hiện ước mơ ấy. Nhưng đứa con trai đã không hiểu được khát khao của người cha, nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị thu hút vào trò chơi hấp dẫn ngay bên hè đường “sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè”, để rồi làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi là chính nhân vật. Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người “con người ta trên con đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình”. Nên anh cũng không trách đứa con trai của mình. Còn với đám trẻ con và ông giáo Khuyến, Nhĩ cũng đã nhận ra tình làng nghĩa xóm vô cùng ấm áp và cần thiết cho con người.

Miền đất bãi bồi bên kia sông cũng gợi trong Nhĩ bao suy ngẫm về cuộc đời thực. Cuộc đời thực ấy đối lập với sự cầu kỳ mà cần đến sự giản dị.Nhưng để hiểu được ý nghĩa của cuộc đời, người ta phải có “con mắt xanh”, phải “in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”. Cái nghịch lý ấy không triết luận dài dòng mà nằm ngay trong tâm trạng giày vò “mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết giữa say mê và ân hận đau đớn”. Nhưng chặng đường đến với cuộc đời mỗi người lại chọn cho mình một cách riêng, và chặng đường ấy như cuộc chạy tiếp sức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có thể nói truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời. Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trong những vẻ đẹp bình dị nhưng thiêng liêng bền vững của cuộc sống, của quê hương gia đình. Bên cạnh đó tác giả rất thành cồn ở cách xây dựng tình huống, nhân vật đặc sắc hấp dẫn. Ông như một ngôi sao vút qua bâu trời sáng lòa rồi tan biến vào cõi vĩnh hằng.Nhưng với di sản văn học của ông để lại cho đời, đặc biệt là truyện ngắn trên cũng đáng cho chúng ta tự hào.

Phân tích Bến quê – mẫu 2

“Cây đa, bến nước, mái đình

Nghìn năm sâu đậm nghĩa tình quê hương”

Câu ca dao gợi tình cảm quê hương, gợi nhớ những bến quê quen thuộc, nơi có những xóm chài với dăm ba mảnh thuyền giăng lưới, nơi có cái xóm lẻ với những rặng tre xanh, vài cây sung chín rụng. Và cái bến quê ấy đã đi vào sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Bến quê. Qua tác phẩm, tác giả không chỉ tả thực cái bến quê nào đó mà còn muốn gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của mình trước cuộc đời, thức tỉnh mọi người về những vẻ đẹp và giá trị cao quý của những điều bình dị gần gũi quanh ta.

Năm 1980, Việt Nam có nhiều biến động về an ninh quốc phòng, về kinh tế, văn hóa tư tưởng… Với Nguyễn Minh Châu, nó còn là thời điểm, một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông bởi ông có nhiều tìm tòi đổi mới về đề tài và phong cách sáng tác. Có thể kể đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, cỏ lau… và một Bến quê với dấu ấn khó quên có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.

Bến quê được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên, là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn để lại nhiều dư ba tốt đẹp. Qua một cốt truyện giản dị, một tình huống nghịch lí nhưng cũng rất đời thường, nhà văn đã phát hiện ra những chiều sâu mới của đời sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đó của xã hội và của chính tác giả. Triết lí trong Bến quê góp phần chứng minh cuộc đời thường đa sự, con người đa đoan và cuộc đời Con người chẳng giản đơn chút nào.

Cốt truyện được xây dựng trên một tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Nhân vật chính là anh Nhĩ, người đã từng đi khắp đó đây, biết nhiều hiểu rộng, thế giới với anh là không xa lạ nhưng cuối đời anh lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo. Cái trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ đó, khi có thể Nhĩ đã không làm cái điều anh nên làm; còn khi nhận ra cái mình phải thực hiện, anh lại không thể làm được. Cuộc đời con người là xâu chuỗi những nghịch lí.

Nằm trên cái giường đặt cạnh cửa sổ, Nhĩ có thể quan sát được toàn cảnh. Nhưng nhất cử nhất động phải, nhờ vào mọi người. Những ngày tháng nằm trên giường bệnh toàn thân bại liệt như thế, Nhĩ đã có những suy nghĩ gì? Tình huống nghịch lí thứ hai lại xuất hiện không kém phần kịch tính: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ vào một buổi sáng chớm thu mà bình thường anh đã vô tình không nhận ra dù nó ở quanh anh, rất gần. Nhĩ đã nhờ con trai giúp mình thực hiện khát khao đó, nhưng rồi cậu ta mải chơi và để lỡ chuyên đò ngang.

Tạo ra một xâu chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn người đọc suy nghĩ về một vấn đề của cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định, ước muốn. Qua đó tác giả nêu lên một triết lí mang tính tổng kết về con người và cuộc đời: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình…”.

Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ “Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn…” đến những “dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm”, “vòm trời như cao hơn”, “Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non,..”. Cảm nhận của tác giả về một buổi sáng chớm thu thật tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

Nhĩ hỏi vợ đến hai câu về không gian (Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?) và về thời gian (Hôm nay là ngày mấy?), nhưng đều nhận được thái độ im lặng khác thường của vợ. Liên – vợ anh – né tránh câu trả lời bởi nó báo hiệu điềm gở xảy ra. Dường như cảm nhận được điều đó qua thái độ của vợ, Nhĩ nhận ra mình sắp từ giã cuộc đời, anh phải đối diện với thực tế đau buồn, bi đát và không lối thoát này. Một chút xót xa, tiếc nuối, đau đớn trong lòng.

Phải chăng cái gì ta đang có thì ít khi nhận ra giá trị của nó, còn cái gì ta sắp mất ta mới cảm nhận nó quý giá vô cùng. Điều đó càng đúng hơn với trường hợp của Nhĩ. Anh ít khi quan tâm đến vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của cô gái chít khăn nâu mỏ quạ mới hôm nào theo anh về nhà làm vợ. Đến hôm nay, nằm trên giường bệnh được chị chăm sóc tận tụy, hi sinh cả chuyện áo quần để chồng có chén thuốc chữa bệnh, anh mới nhận ra cô gái chân quê ấy chính là chỗ dựa tinh thần, là mái ấm của anh trong những ngày cuối đời. Có muộn màng lắm không đối với Nhĩ và cả với Liên?

Nhĩ chợt nghĩ ra một sáng kiến: anh nhờ con trai thực hiện nguyện vọng cuối cùng của mình là đặt chân sang bờ bãi bên kia sông Hồng, lòng mong con hiểu được ý định của mình và càng mong có được những cảm nhận và rung động của mình khi sang bến bờ bên kia. Nhưng cuộc đời đâu đơn giản như thế, không phải điều gì muốn là được toại nguyện. Thật ra, khát khao được sang bãi bồi bên kia sông đâu phải là chuyện lớn lao, khó khăn.

Nhưng cái đó đối với Nhĩ thì không thể thực hiện được. Còn đứa con trai không hiểu ý bố. Nó vô tư dừng lại bên đường sa vào phá cờ thế nên để lỡ chuyến đò ngang, chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhĩ không trách con, chỉ ngẫm nghĩ và tự trách mình. Con trai anh đã bỏ lỡ Cơ hội này nhưng nó còn nhiều cơ hội khác, còn anh thì đã để mất tất cả, kể cả cơ hội cuối cùng. Anh gửi gắm ước mơ, nguyện vọng nơi con trai – máu mủ của mình – nhưng nó không hiểu ý bố.

Trong Bến quế, hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thông nhất. Dù mang ý nghĩa biểu tượng nhưng trước hết nó vẫn có giá trị tả thực. Đó là hình ảnh bãi bồi bên sông, hoa bằng lăng cuối mùa, những tảng đất lở ở bờ sông, đứa con trai sa vào đám chơi phá cờ thế, Nhĩ khoát khoát tay… tất cả đều có ý nghĩa biểu tượng nhưng vẫn giàu sức gợi tả và biểu cảm.

Câu chuyện được kể lại ở ngôi thứ ba với giọng kể của một người ngoài cuộc nhưng lại rất đồng cảm với nhân vật Nhĩ vĩ được kể từ tầm nhìn của Nhĩ. Cách xây dựng tâm lí nhân vật phù hợp với tình huống và diễn biến câu chuyện. Những đoạn miêu tả rất sinh động bằng đường nét, màu sắc tạo hình, gợi cảm. Tình huống truyện đơn giản mà bất ngờ và nghịch lí.

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nói chung và Bến quê nói riêng, chúng ta đều có chung một cảm nhận: hay và sâu sắc. Nhà văn đã len lỏi vào lâu đài nội tâm của con người để khai thác và thể hiện. Tính nhân văn và triết lí rất cao. Nếu không có những trải- nghiệm thực tế, nếu không có những tìm tòi công phu chắc hẳn Nguyễn Minh Châu khó có được những thành công như hôm nay. Bến quê đưa ta về một không gian đầy kỉ niệm và cảm xúc mà khó ai quên được:

“Quà sông nhớ mãi con đò

Chiều quê nặng hạt, cánh cò nhẹ tênh

Mây xanh dăm vệt bồng bềnh

Cánh diều ai thả chông chênh cuối làng" 

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

- Quê quán: làng Văn Thai (tên nôm là làng Thơi), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung

   + Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh sau đó gia nhập quân đội, học trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn

   + Năm 1961 ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn

   + Năm 1962 ông về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội

   +Năm 1972 ông đã được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam

Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu chân người lính, Bến quê…

- Phong cách sáng tác:

   + Ra khỏi cuộc chiến tranh, Nguyễn Minh Châu vẫn phát huy tính chiến đấu của ngòi bút, viết về những âm vang chiến trận, bao quát cả những vấn đề dân sự qua cảm hứng của một người lính đầy trải nghiệm.

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Bến quê in trong truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu

2. Tóm tắt

Nhĩ - nhân vật chính của truyện từng đi khắp mọi nơi trên Trái đất, cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh vì căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự dịch chuyển đến vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê cạnh cửa sổ. Vào buổi sáng mùa thu ấy, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và quyến rũ của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà mình mà anh chưa một lần đặt chân tới. Cũng đến lúc nằm liệt giường, anh nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh khao khát được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông, nhưng không thể. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình mơ ước ấy nhưng cậu ta không hiểu ý bố, đã sa vào đám chơi phá cờ thế ven đường và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người. Khi con đò sắp chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tâm lực đu mình ra ngòi cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát- y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó.

3. Giá trị nội dung

- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh mang tính biểu tượng.

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống