Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa một quần thể sinh vật.
  • Lấy được ví dụ minh họa cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

2/ Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
  • Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
  • Phát triển tư duy lôgic.

3/ Thái độ: Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên:

  • Tranh vẽ về quần thể thực vật, động vật.
  • Tranh phóng to hình 47 SGK.

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre... " chúng được gọi là quần thể.

- Yêu cầu HS kể thêm một số quần thể khác mà em biết " cho HS phát biểu khái niệm quần thể.

-GV giảng giải thêm a, c, d không phải quần thể

- HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 47.1, tìm một vài ví dụ khác

-Đại diện trả lời đáp án. HS khác bổ sung.

- HS so sánh với kết quả của mình (sửa sai nếu cần).

- HS kể thêm như: đàn ong, đàn chim hải âu...

*KL

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1/ Tỉ lệ giới tính:

- Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ.

- Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào? (Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp).

2/ Thành phần nhóm tuổi:

- Cho HS quan sát hình 47 SGK/141" So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần thảo luận của HS.

- Trong quần thể có những nhóm tuổi      nào? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?

3/ Mật độ quần thể:

- Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?

 

* Liên hệ:

- Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp?

- HS tự nghiên cứu SGK/140 " cá nhân trả lời " nhận xét bổ sung.

Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm cùng đưa ra đáp án đúng

 

 

- Cá nhân HS quan sát hình: thảo luận nhóm " thống nhất câu trả lời.

*Yêu cầu nêu được:

+ Hình A: Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh.

+ Hình B: Tỉ lệ sinh ổn định, số lượng cá thể ổn định .

+ Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm.

- Đại diện nhóm trình bày " nhóm khác bổ sung.

* Kết luận: Bảng 47.2 SGK/140.

 

- HS nghiên cứu SGK " thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi " HS khác bổ sung

 

- HS dựa vào thông tin từ sách báo phim ảnh trả lời:

+ Trồng dày hợp lí. Loại bỏ cá thể yếu trong đàn.

+ Cung cấp thức ăn.

 

KL:

Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

  1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái.

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.

b.Thành phần nhóm tuổi

-Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh làm tăng kích thước và khối lượng quần thể

-Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể

-Nhóm tuổi sau sinh sản:không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

2. Mật độ quần thể

- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị điện tích hay thể tích.

- Mật độ quần thể phụ thuộc vào:

+ Chu kì sống của sinh vật  .

+Nguồn thức ăn của quần thể.

+Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt

Hoạt động 3

Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để trả lời câu hỏi trong mục s SGK/141

- GV đặt câu hỏi: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần    thể?

 

- Liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi.

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi " nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra đáp án đúng:

+ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều.

+ Mùa mưa ếch nhái tăng.

+ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều.

+ Ví dụ: chẳng hạn nêu sự biến đổi về số lượng cua hoặc của bọ cánh cứng hoặc thạch sùng hoặc số lượng ve sầu.

- HS suy nghỉ trả lời:

+ Trồng dày hợp lí.

+ Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích.

KL:

3.Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.

4.Củng cố:

  • HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK .
  1. Dặn dò:
  • Học bài, trả lời câu hỏi 3 SGK.
  • Tìm hiểu vấn đề: Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông, nhà ở.
Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống