Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất

Tải xuống 205 383 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch Sử 11 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch Sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án Lịch Sử 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn: 01/9/2020

Ngày dạy:

PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

CHUYÊN ĐỀ : SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000)

TIẾT 1 – HỘI NGHỊ IANTA VÀ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức  

- Giúp học sinh nhận thức một cách khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành, hai siêu cường Xô – Mỹ đối đầu nhau (CNXH >< CNTB)

- Trật tự hai cực Ianta trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các mối quan hệ quốc tế và nền chính trị của thế giới nửa sau thế kỷ XX.

2. Phẩm chất

- Hai hệ thống xã hội đối lập nhau, chuyển sang đối đầu quyết liệt, gây căng thẳng trong QH quốc tế.

- Nước ta cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, nhân dân ta tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới, chịu tác động của cuộc  “chiến tranh lạnh”.

3. Năng lực

Rèn luyện phương pháp tư duy , khái quát  để đi đến nhận định , đánh giá về những sự kiện lớn của thế giới

II – THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG – TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị

- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Bản đồ thế giới và bản đồ châu Á trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Tranh ảnh tư  liệu về Hội nghị Ianta và sự thành lập tổ chức LHQ…

2. HS chuẩn bị

- HS: SGK, vở ghi.

III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Giáo viên giới thiệu chương trình Lịch sử lớp 12 và những điều cần lưu ý.

3. Bài mới( 41 phút)

3.1 Hoạt động tạo tình huống(3 phút)

a. Mục tiêu: Kích thích sự hứng thú cho học sinh để các em sẵn sang tiếp thi kiến thức mới.

b. Phương pháp: thông qua kênh hình, tranh ảnh, đoạn phim: Giáo viên cho HS xem đoạn phim Mĩ thả bom nguyên tử và đặt câu hỏi: Qua đoạn phim em suy nghĩ gì?

c. Dự kiến sản phẩm:

- Nắm được sự ra đời của trật tự hai cực Ianta

- Những nét chính về tổ chức Liên hợp quốc.

          3.2.Hoạt động hình thành kiến thức(33 phút).

Phương pháp dạy học

Kiến thức cần đạt

Thời gian

*Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân

Trước hết GV giúp HS làm rõ khái niệm “quan hệ quốc  tế”, “trật tự thế giới” là gì? (có thể đặt câu hỏi gợi mở   cho HS tìm hiểu khái niệm)

 

GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, rút ra những vấn đề cơ bản:

?Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào

GV gọi cá nhân HS trình bày từng vấn đề. GV nhận xét, chốt ý

GV sử dụng H1 SGK: Thủ tướng Anh - Sơcxin, Tổng thống Mĩ - Ph.Rudơven, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô - I.Xtalin tại hội nghị Ianta.

? Theo em, từ hoàn cảnh LS trên việc giải quyết những yêu cầu đó được thưc hiện như thế nào ?

GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý.

GV sử dụng bản đồ TG để chỉ các khu vực đóng quân, phạm vi thế lực của LX, Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á.(Có thể gọi 1 em HS trình bày trên bản đồ)

GV liên hệ với tình hình CM VN thời kì này sau khi CM tháng Tám thành công

GV: có thể đặt thêm câu hỏi: Vì sao lại có thể phân chia như vậy? Căn cứ vào đâu?

Gọi HS trình bày quan điểm của mình và GV chốt ý: Căn cứ vào vị trí, sức mạnh và sự đóng góp của mỗi bên trong cuộc chiến.

GV: Căn cứ vào nội dung trên của Hội nghị, em hãy cho biết thực chất của hội nghị Ianta là gì? Ý nghĩa của hội nghị đó?

Thế nào là trật tự hai cực Ianta?

GV gọi đại diện nhóm trình bày vấn đề, nhóm khác bổ sung, sau đó GV nhận xét và chốt ý: Đó là sự sắp xếp, cân bằng quyền lực giữa những nước lớn(cụ thể là 2 nước: Liên Xô và Mĩ) trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị Ianta

*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:

GV dẫn dắt vấn đề: Trong những thoả thuận đó, có 1 nội dung hết sức quan trọng đó chính là phải thành lập 1 tổ chức mang tầm quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới - tổ chức Liên hợp quốc ra đời

 

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các vấn đề thứ tự như sau:

? Sự thành lập tổ chức LHQ?

? Mục đích?

? Nguyên tắc hoạt động?

? Các cơ quan chính của LHQ?

GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

 

Sau khi các HS trình bày xong GV bổ sung và chốt từng vấn đề rồi cho các em ghi và có thể hỏi thêm:

 

GV sử dụng H2 SGK: Lễ kí Hiến chương LHQ tại Xanphranxixcô.

HS có thể đọc ở SGK.

GV sử dụng sơ đồ tổ chức LHQ

? Tổ chức LHQ có những vai trò gì mà em biết qua sách, báo, đài…? Hãy liên hệ với thực tế?

 

? Hiện nay LHQ có những tổ chức nào trên thế giới?

HS  liệt  kê:  WHO,  UNESCO,  UNICEF,

FAO, vv…

? Mối quan hệ giữa Việt Nam và LHQ thể hiện như thế nào?

-GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý.

- Liên hệ tình hình Việt Nam tháng 5/2014 (giàn khoan 981…)

 

I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc

- Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế họp ở Ianta (Liên Xô cũ) gồm I.Xtalin (Liên Xô), Ph.Rudơven (Mĩ), U.Sớcsin (Anh).

- Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

+ Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở châu Âu và châu Á.

=> trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc

- Từ  25/4 - 26/6/1945 Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ.

- 24/10/1945 Hiến chương chính thức có hiệu lực.   

- Mục đích: Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

- Nguyên tắc hoạt động:5 nguyên tắc SGK

- có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư ký…

- Vai trò: Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    16’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 17’

3.3. Hoạt động luyện tập (3 phút): Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết nhiệm vụ sau:

-  Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

- Việt Nam phải làm những gì để giữ vững độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút)

Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức của Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam

IV. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

Ngày soạn: 01/09/2020

Ngày dạy:

 

CHUYÊN ĐỀ : SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) (tiếp theo)

TIẾT 2 – NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG SỰ KIỆN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH LẠNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận thức được những nét chính trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành hai khối TBCN & XHCN đối đầu nhau.

2. Phẩm chất

GD học sinh nhận thức được tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế gây hậu quả không tốt cho nhân dân thế giới.

3. Năng lực

Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp các vấn đề lớn…

II – THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG, TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị

- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Bản đồ thế giới và bản đồ các châu lục, tranh ảnh minh họa.

2. HS chuẩn bị

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):

- Trình bày sự ra đời của Trật tự hai cực Ianta.

- Nêu những nét chính về tổ chức Liên hợp quốc.

          3. Bài mới( 40 phút)

3.1 Hoạt động tạo tình huống(5 phút)

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới; tạo hứng thú và tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài mới.

b. Phương pháp: GV cho HS xem một đoạn phim về sự chia cắt vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên; tranh ảnh….

c. Dự kiến sản phẩm:

- Nắm được Nguồn gốc và biểu hiện của mâu thuẫn Đông – Tây.

         3.2. Hoạt động hình thành kiến thức(25 phút).

 

Phương pháp dạy học

Kiến thức cần đạt

Thời gian

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV: Giải thích “Quan hệ quốc tế” Treo bản đồ Quan hệ quốc tế

 

-GV: Cho HS nhắc  lại khái niệm Đông Âu - Tây Âu ?

-GV: Nhận xét - Sử dụng bản đồ thế giới chỉ rõ hai khối.

 

-GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế có gì thay đổi?

-HS: trả lời câu hỏi

-GV: giải thích ,bổ sung

Từ  Mỹ-  Liên  Xô,mở  rộng  =>  mâu  thuẩn Đông -Tây.

-GV: +Mâu thuẩn Đông - Tây bắt nguồn từ đâu?

+Mục tiêu của Liên Xô -Mỹ có gì khác nhau ?

-HS: trả lời câu hỏi

-GV:nhận xét, bổ sung

* Hoạt đông 2: Cá nhân, cả lớp

-GV: Để vươn lên bá chủ toàn cầu Mỹ có những hoạt động gì?

- Để đối phó với Mỹ, Liên Xô đã làm gì?

-HS: trả lời, GV bổ sung, chốt

 

-Giáo viên nói thêm về hai tổ chức của Liên Xô

 

 

-GV: Với những họat động của Mỹ và Liên Xô đã dẫn đên quan hệ quốc tế như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi , GV bổ sung kết luận.

 

- GV: Hãy nêu và phân tích những sự kiện tiêu biểu mở đầu cho “Chiến tranh lạnh” ?

- HS đọc SGK trả lời.

- GV nhận xét, phân tích 3 sự kiện:

+  Học thuyết Truman (3/1947)

+ Kế hoạch Macsan (6/1947)

+ Khối Nato (4/1949)

=>3 sự kiện trên đánh dấu sự hình thành giới tuyến phân chia và sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa 2 phe TBCN và XHCN

 

 

? Vậy em hiểu chiến tranh lạnh là gì?

 

I. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh

1.Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây:

- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ sau chiến tranh: Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản.

- Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam,… đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang châu Á " khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH.

 

 

 

 

 

 

2. Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh:

+ Ngày 12/3/1947, Mĩ đưa ra Học thuyết Tơruman, mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN.

+ Tháng 6/1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch Mácsan, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỉ USD để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhằm lôi kéo họ về phía mình.

+ Năm 1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

+ Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối chính trị - quân sự Vácsava " Sự ra đời của hai khối quân sự NATO và Vác sava đã xác lập rõ rệt cục diện hai phe, từ đó Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.

 

   

 

 10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 15’

          3.3. Hoạt động luyện tập (5 phút):

Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết nhiệm vụ sau:

-  Thế nào là Chiến tranh lạnh? Biểu hiện của Chiến tranh lạnh.

- Việt Nam phải làm những gì để giữ vững độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

        3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút)

Việt Nam có chịu tác động từ Chiến tranh lạnh ko? Vì sao. 

IV. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

 

Ngày soạn:08/9/2020

Ngày dạy:

 

CHUYÊN ĐỀ : SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000) (tiếp theo)

TIẾT 3: XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận thức được những nét chính trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành hai khối TBCN & XHCN đối đầu nhau.

- Nắm được các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh kết thúc.

2. Phẩm chất

- Về hoà bình thế giới vẫn được duy trì, nhưng tình hình thế giới vẫn căng thẳng, trong thực tế nhiều cuộc chiến tranh khu vực bùng nổ, nhất là ở Đông Nam Á và Trung Đông.

- Từ đó thấy được cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội còn đầy khó khăn và phức tạp. Ta tự hào đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu lớn của thời đại qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

3. Năng lực

Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp các vấn đề lớn…

II – THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG, TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị

- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Bản đồ thế giới và bản đồ các châu lục, tranh ảnh minh họa.

2. HS chuẩn bị

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):

- Trình bày nguồn gốc và biểu hiện

          3. Bài mới( 40 phút)

3.1 Hoạt động tạo tình huống(3 phút)

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới; tạo hứng thú và tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài mới.

b. Phương pháp: GV cho HS xem một đoạn phim về sự chia cắt vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên; tranh ảnh….

c. Dự kiến sản phẩm:

- Nắm được xu thế hòa hoãn Đông – Tây và kết thúc Chiến tranh lạnh.

- Xu thế phát triển của thế giới từ 1991- nay.

          3.2. Hoạt động hình thành kiến thứ (30 phút).

Phương pháp dạy học

Kiến thức cần đạt

Thời gian

Hoạt động 1:  Cả lớp, cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông-Tây từ đầu những năm 1970?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, phân tích, chốt ý.

 

 

 

 

- GV giới thiệu hình 24 – SGK: Goocbachop và Rigân kí hiệp định hạn  chế vũ khí tiến công chiến lược.

 

 

 

? Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh lạnh chấm dứt?

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Vì sao Xô - Mỹ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh" ?

- Học sinh dựa vào sgk để trả lời, giáo viên phân tích thêm ý:

+ Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật

=> Các nước cần có 1 cục diện hoà bình ổn định để phát triển tức là không thể “đối đầu” và chạy theo vũ trang

- Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”có tác động thế nào đến quan hệ quốc tế ?

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Tình hình và xu thế phát triển của TG sau “Chiến tranh lạnh”?

- HS dựa vào SGK nêu 3 vấn đề về tình hình và 4 xu thế phát triển

- Liên hệ:

+ Cuộc chiến giữa Ixraen và Paletxtin về vấn đề lãnh thổ tôn giáo.

+ Xung đột ở Bancăng, châu Phi

- Xu thế phát triển hiện nay của thế giới là gì?

II – Xu thế hòa hoãn Đông -Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

* Xu thế hòa hoãn Đông –Tây

- Đầu những năm 70 hai siêu cường Xô- Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao.

- 11/1972, Đông Đức và Tây Đức đã kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở của QH giữa 2 miền.

- 1972, Liên xô và Mĩ ký hiệp ước về việc Hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT 1)

- Tháng 8/1975, Định ước Henxinhki * Chiến tranh lạnh chấm dứt

- 12/1989 tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Goóc- ba-chốp và Bu-sơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh,

- Hai cường quốc Xô - Mĩ  tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vì:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỉ đã làm cho cả 2 nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều lĩnh vực.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu… đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với Mĩ. Còn Liên Xô KT ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

 

III - Thế giới sau chiến tranh lạnh

-Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm bá chủ thế giới,

 

    18’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 12’

       

        3.3. Hoạt động luyện tập (4 phút):

   Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừahọc để giải quyết nhiệm vụ sau:

-Vì sao chiến tranh lạnh chấm dứt? Biểu hiện TG sau chiến tranh lạnh.

- Những xu thế phát triển của thế giới hiện nay.

       3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút)

Việt Nam có chịu tác động từ Chiến tranh lạnh ko? Vì sao.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

 

Ngày soạn:8/9/2020

Ngày dạy:

                  CHƯƠNG II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)

LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

TIẾT 4 - BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)

LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) (Tiết 1)

 I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nắm những vấn đề cơ bản về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 đến 1991, và khái quát những nét lớn về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay.

- Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và quá trình xây dựng CNXH ở đây từ 1950 -1991.

- Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước Chủ nghĩa xã hội khác.

2. Phẩm chất

- Thấy được những thành quả trong lao động sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong xây dựng CNXH.

- Phê phán những sai lầm của một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính phủ ở Liên Xô và Đông Âu, từ đó rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

3. Năng lực

- Rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá cho học sinh trong nhận thức đúng về Chủ nghĩa xã hội.

- Hình thành một số khái niệm mới: Cải cách, đổi mới, đa nguyên, quan liêu, bao cấp…

II – THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG – TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị

          - GV: SGK, giáo án.             

          - Lược đồ châu Âu và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai.

          - Phim ảnh tư liệu về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000).

2. HS chuẩn bị

- HS: SGK, vở ghi.

III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):

Nêu những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông Tây và nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh?

3. Bài mới( 40 phút)

3.1 Hoạt động tạo tình huống(3 phút)

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới; tạo hứng thú và tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài mới.

b. Phương pháp: GV cho HS xem một đoạn phim về công cuộc xay dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; tranh ảnh….

c. Dự kiến sản phẩm:

- Nắm được thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ 1945 đến nửa đầu những năm 70.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thứ (30 phút).

 

Phương pháp dạy học

Kiến thức cần đạt

Thời gian

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

GV: nhắc lại hoặc mời HS nêu lại kiến thức LS 11 về Liên bang CHXHCN Xô Viết: thành lập 1922, gồm 13  bang:  Nga, Ucraina, Bêla rút,

…(lLS 11 trang 56)

GV giúp HS nhớ lại vai trò của LX trong CTTG II

GV khái quát về  cuộc chiến tranh thế giới thứ hai , đặc biệt là cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô viết sau đó nêu câu hỏi:

- Tại sao sau chiến tranh Liên xô phải tiến hành khôi phục kinh tế? Kết quả đạt được có ý nghĩa như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV

nhật xét và chốt ý.

 

 

*Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi: Sau khi khôi phục kinh tế , Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đạt được những thành như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét rồi chốt ý.

+ Công nghiệp : LX trở thành nước công nghiệp đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong các nghành công nghiệp mới( vũ trụ , điện hạt nhân).

+ Nông nghiệp: Tuy còn khó khăn nhưng sản lượng hàng năm tăng 16%.

+ KHKT: năm1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961 phóng tàu vũ trụ có người lái bay quanh trái đất.

- GV giới thiệu hinh 3 – SGK.

? Theo em,những thành tựu LX đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH có ý nghĩa như thế nào?

-            Đối với trong nước?

-            Đối với quốc tế?

HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung ý kiến và kết

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70

1. Liên xô

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)

- Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề

 - Với tinh thần tự lực tự cường nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 -1950) trước thời hạn 9 tháng.

 - Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73% và sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

- Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

 

b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)

- Kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ,

- Khoa học – kỹ thuật:

+ 1957 Liên Xô  là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

+ 1961 phóng con tàu đưa nhà vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất

- Xã hội: Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao

- Đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.

- Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã cũng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết…

 

 

 

 

 

12’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18’

3.3.Hoạt động luyện tập(4 phút): Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể

GV nhấn mạnh lại vấn đề đã học hôm nay:

Câu 1: Cho biết những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô? Tác dụng trong nước quốc tế?

Câu 2: VN học tập được gì để giành độc lập và XD phát triển đất nước?

HS: suy nghĩ trả lời: 2 ý:

- Giành độc lập thời kì chống Pháp, Mĩ (1945-1975): viện trợ vũ khí hiện đại: xe tăng, máy bay, tên lửa Sam1,2 bắn hạ B52…

3.4.Hoạt động vận dụng, mở rộng(3 phút):

- Sưu tầm một số tranh ảnh, phim về sự giúp đở của LX đối với VN: thời kì chống Pháp, Mĩ (1945-1975) và XD phát triển đất nước (1975-1991)

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Xem thêm
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Lịch Sử 11 chuẩn nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 205 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống