143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12

Tải xuống 47 3.6 K 75

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12, tài liệu bao gồm 47 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

NHÂN ĐÔI ADN 
Câu 1(Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) 
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với ở sinh vật nhân sơ ở những điểm nào?
(1) chiều nhân đôi (2) hệ enzim tham gia nhân đôi ADN
(3) nguyên liệu của sự nhân đôi (4) số lượng đơn vị nhân đôi
(5) nguyên tắc sử dụng trong cơ chế nhân đôi
A. (1) và (3) B. (1) và (5) C. (2) và (4) D. (2) và (3)
Câu 2: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) 
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Enzym ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’→5’.
B. Enzym ADN polimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C.Chỉ một trong 2 mạch ADN làm mạch gố để tổng hợp nên mạch mới.
D. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo bảo tồn.
Câu 3 (Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016) 
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit của phân tử mARN.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp. 
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A.2 B.1 C.4 D.3
Câu 4: (Đề thi thử của trường THPT Yên Thế năm 2016) 
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
B. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)
C. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
Câu 5: (Đề thi thử trường THPT Đào Duy Từ năm 2016) 
Khi nói về quá trình nhân đôi AND, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của AND tách nhau dần tạo ra chạc chữ Y.
B. Quá trình nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Enzim AND polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’-> 5’.
D. Enzim Ligaza nối các đoạn okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
Câu 6: (Đề thi thử trường THPT Diệu Hiền năm 2016) 
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế:
A. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
B. Phiên mã và dịch mã.
C. Nhân đôi ADN và phiên mã.
D. Nhân đôi ADN và dịch mã.
Câu 7 (Đề thi thử trường THPT Lương Ngọc Quyến năm 2016) 
Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
 (1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
 (2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
 (3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
 (4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
 (5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Nhận xét đúng là
A.(2), (4), (5). B.(1), (2), (3). C.(3), (4), (5). D.(2), (3), (4).
Câu 8: (Đề thi thử trường THPT Nghi Lộc năm 2016) 
Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi của ADN
A. Thảo xoắn phân tử ADN
B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử AND
D. Thảo xoắn AND, bẻ gãy các liên kết hidro giữa các mạch ADN. 
Câu 9(Đề thi thử trường THPT Đa Phúc năm 2016) 
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? 
1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki; 
2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới; 
3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản; 
4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn; 
5. Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN; 
6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.
Phương án đúng là:

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 10: (Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016) 
Enzim bẻ gãy các liên kết hiđrô trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. Ligaza 
B. Amylaza 
C. Helicaza 
D. AND polimeraza
Câu 12(Đề thi thử trường THPT Quảng Xương năm 2016) 
Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ có các đặc điểm:
1. Diễn ra nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn 
2. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
3. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 3→5
4. Khi phân tử ADN tự nhân đôi cả 2 mạch mới đều phát triển dần với sự hoạt động của các chạc chữ Y trên các đơn vị tái bản;
5. Qua một số lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con có cấu trúc giống nhau và giống với ADN mẹ.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14(Đề thi thử trường THPT Yên Lạc năm 2016) 
Trong chu kỳ tế bào, ở kỳ trung gian, nhân đôi ADN diễn ra ở pha
A. G1. B. S. C. G2. D. N.
Câu 15: (Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016) 
Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A.Tháo xoắn phân tử ADN.
B. Bẻ gẫy liên kết hidro giữa 2 mạch ADN.
C.Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D.Cả A, B và C
Câu 16: (Đề thi thử trường THPT Ngô Sỹ Liên năm 2016) 
Cơ chế di truyền nào sau đây không phải là cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Nguyên phân. B. Điều hòa hoạt động của gen. C. Nhân đôi ADN D. Dịch mã
Câu 17: (Đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên năm 2016) 
Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, xét các phátbiểu sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các pha khác nhau.
(2) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
(3) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(4) Có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau

(5) Có cấu trúc mạchthẳng.
Số phát biểu đúnglà
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 18: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016) 
Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’còn ở sinh vật nhân sơ là 3’– 5’.
Phương án đúng là
A. 1,2 B. 1, 2,3,4 C. 1,2,3 D. 2,3
Câu 19: (Đề thi thử của trường THPT Lý Thái Tổ năm 2016) 
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5'-3'
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6.Ở sinh vật nhân thực qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có chiều dài bằng ADN mẹ.
7. Ở sinh vật nhân thực enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới
8 . Quá trình tự nhân đôi là cơ sở dẫn tới hiện tượng nhân bản gen trong ống nghiệm
9. Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chép
Số Phương án đúng là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 21: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Bình Thuận năm 2016) 
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ARN pôlymeraza có vai trò
A. nối các đoạn Okazaki với nhau.
B. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
C. tổng hợp đoạn mồi.
D. tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 22: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Hải Phòng năm 2016) 
Quá trình tự nhân đôi ADN có các đặc điểm:
(1) Diễn ra chủ yếu ở trong nhân, tại kỳ trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’→ 3’.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số câu đúng là:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 23: (Đề thi thử sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh năm 2016) 
Quá trình tự nhân đôi của AND trong nhân có đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo toàn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’ -> 3’
(5) Khi một phân tử AND tự nhân đôi, 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống AND mẹ.
(7) Enzim nối ligaza chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 7 B. 1, 2, 3, 4, 6. C. 1, 2, 4, 5, 6, 7. D. 1, 3, 4, 5, 6
Câu 24: (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016) 
So sánh về quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, người ta rút ra một số nhận xét. 
1. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra trên nhiều chạc ba sao chép (chạc chữ Y), còn sinh vật nhân sơ diễn ra trên một chạc ba sao chép.
2. Ở sinh vật nhân thực, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
3. Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều theo chiều 5’- 3’ .
4. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
5. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian, sự sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở trong tế bào chất, tại pha S của kỳ trung gian.
Hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 25(Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016) 
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A-T , G-X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tao ra nhiều đơn vị nhân đôi.
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 26: : (Đề thi thử trường chuyên Bến Tre năm 2016) 
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. 
B. Enzim ARN pôlimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. 
C. Chỉ một trong hai mạch của ADN làm mạch gốc để tổng hợp nên mạch mới. 
D. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 
Câu 27: (Đề thi thử trường chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2016) 
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
B. Enzim ligaza (enzim nổi) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C.Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ →5’
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chữ Y

Xem thêm
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 1)
Trang 1
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 2)
Trang 2
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 3)
Trang 3
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 4)
Trang 4
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 5)
Trang 5
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 6)
Trang 6
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 7)
Trang 7
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 8)
Trang 8
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 9)
Trang 9
143 câu hỏi Trắc nghiệm chuyên đề có đáp án 2023: Cơ chế Di truyền biến dị cấp độ phân tử môn Sinh lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 47 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống