40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học

Tải xuống 9 3.1 K 34

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Ôn tập chương 3 - Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12: Ôn tập chương 3, 4 - Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học:Trắc nghiệm Sinh học 12: Ôn tập chương 3, 4 - Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (ảnh 1)

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12
ÔN TẬP CHƯƠNG 3, 4 - DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ ỨNG DỤNG DI
TRUYỀN HỌC
 

Câu 1: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

  1. Quần thể.
  2. Quần xã.
  3. Hệ sinh thái.
  4. Cá thể.

Đáp án:

Đơn vị bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh là hệ sinh thái.

Trong đó nhân tố vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh) và nhân tố hữu sinh là quần xã sinh vật (gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Hệ sinh thái là gì?

  1. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  2. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  3. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
  4. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Đáp án:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.

(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Số phát biểu sai là:

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

Đáp án:

Các phát biểu sai là: (1),(2),(4)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

(1) Một số loài động vật được xếp vào nhóm động vật phân giải.

(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Số phát biểu đúng là:

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (1), (3).

( 2) Sai, vì thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật tiêu th.

( 4) Sai, vì chỉ một số loài được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
  2. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
  3. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn
  4. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ

Đáp án:

Phát biểu đúng là: D: nấm là sinh vật dị dưỡng hấp thụ

A sai vì: một số động vật nguyên sinh, vi khuẩn cũng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B sai vì: một số vi sinh vật còn là sinh vật sản xuất. (vi sinh vật tự dưỡng)

C sai vì: sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Thực vật, một số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
  2. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
  3. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
  4. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ

Đáp án:

Phát biểu sai là: B vì: một số vi sinh vật còn là sinh vật sản xuất. (vi sinh vật tự dưỡng)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Xét các sinh vật sau:

1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh

4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

  1. 5
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Các loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất: (4), (5), (6).

Những sinh vật này có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.

(1), (2), (3) là các sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Xét các sinh vật sau:

1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.

4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật phân giải?

  1. 5
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Các loài thuộc nhóm sinh vật phân giải: (1), (2), (3)

Các loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất: (4), (5), (6).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất:

  1. Vùng nước khơi đại dương
  2. Hệ Cửa sông
  3. Đồng cỏ nhiệt đới
  4. Rừng lá kim phương Bắc

Đáp án:

Hệ sinh thái có sức sản xuất thấp nhất là: vùng nước khơi đại dương

Do đây là vùng nước mặn, có độ sâu lớn nên có ít loài sinh vật sản xuất, ở đây sinh vật sản xuất chủ yếu là các loại tảo và thực vật bậc thấp, có số lượng nhỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất cao nhất:

  1. Rừng ngập mặn ven biển
  2. Rừng nhiệt đới ẩm
  3. Đồng cỏ nhiệt đới
  4. Rừng lá kim phương Bắc

Đáp án:

Hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất là: Rừng nhiệt đới ẩm

Do đây là vùng có điều kiện vô sinh thuận lợi, có sự đa dạng về thành phần loài lớn nên có nhiều loài sinh vật sản xuất, ở đây sinh vật sản xuất chủ yếu là các loại thực vật có hạt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.

3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.

4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Xét các nhận xét:

1. Đúng, trong chuỗi thức ăn A→D→C→G→H, có 5 bậc dinh dưỡng.

2. Đúng, có các chuỗi thức ăn: ABEH, ACEH, ACH, ADGH, ADCH, ADCGH, ADCEH, ACGH.

3. Sai, khi kích thước loài E giảm, thì loài B, C tăng. Mà C tăng thì D giảm.

4. Đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

  1. Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
  2. Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
  3. Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
  4. Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).

Đáp án:

Xét các phương án:

A. Các loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 là: H, G, E → A đúng.

B. Loài C tham gia vào các chuỗi thức ăn: A→C→H; A→D→G→H; A→C→E→H ; A→C→G→H, A→D→C→G→H; A→D→C→H. → B sai.

C. Sai, loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn, loài E tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.

D. Sai, có 8 chuỗi thức ăn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?

  1. A →B → C → D.
  2. E → D → A → C.
  3. E → D → C → B.
  4. C → A → D → E.

Đáp án:

Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên

→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)

Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra?

  1. C → B → D → E.
  2. C → A → B → D.
  3. C → B → D.
  4. C → A → D → E.

Đáp án:

Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên

→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)

Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E; C → B → D → E; C → B → D

Không thể xảy ra C → A → B → D.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:

  1. Mầm bệnh
  2. Loài chủ chốt.
  3. Động vật ăn cỏ.
  4. Sinh vật cộng sinh.

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa

→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Trong hồ thủy triều, có 15 loài động vật không xương sống, sau khi một loài đã được loại bỏ, các loài còn lại phát triển mạnh mẽ. Loài được loại bỏ có thể là:

  1. Mầm bệnh
  2. Loài chủ chốt.
  3. Sinh vật sản xuất.
  4. Sinh vật cộng sinh.

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể đã phát triển mạnh mẽ hơn.→ Loài này là mầm bệnh, là 1 mắt xích tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các quần thể khác, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

  1. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp
  2. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
  3. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí
  4. Thực vật, nấm

Đáp án:

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

  1. Châu chấu.
  2. Nhái.
  3. Gà.
  4. Cáo

Đáp án:

Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

  1. Bậc dinh dưỡng thứ 2
  2. Bậc dinh dưỡng thứ 4
  3. Bậc dinh dưỡng thứ nhất
  4. Bậc dinh dưỡng thứ 3

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

  1. Bậc dinh dưỡng thứ ba
  2. Bậc dinh dưỡng thứ tư.
  3. Bậc dinh dưỡng thứ năm.
  4. Bậc dinh dưỡng thứ hai.

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm.

Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi  → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

  1. 9% và 10%.
  2. 12% và 10%
  3. 10% và 12%
  4. 12% và 9%.

Đáp án:

Hiệu suất sinh thái giữa

bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là : 180 000 : 1 500 000 = 12%

bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 là : 18 000 : 180 000 = 10

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:

Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

  1. 0,57%
  2. 0,92%
  3. 0,0052%
  4. 45,5%

Đáp án:

Hiệu suất giữa sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật sản xuất là:DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI×100%=0,57%

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là

  1. 10% và 10%. 
  2. 10% và 14,9%. 
  3. 1% và 10%.
  4. 1% và 14,9%.

Đáp án:

SVSX:×10%×3,5%=3500

SVTT1:35kcal

SVTT2:3,5kcalS

VTT3:0,52 kcalS 

→ Hiệu suất sinh thái bậc 2/ bậc 1 =DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI×100=1%

Hiệu suất sinh thái bậc 4/ bậc ba:DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI×100%=14,9%

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng  lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây..), R là năng lượng mất đi do hô hấp và p là năng lượng sản xuất được.

Các loài

I

A

F

R

p

Ngô

100

40

60

35

5

Châu chấu

100

34

60

24

10

100

90

10

88

2

Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thải nói trên là?

  1. 0,02%
  2. 0,01%.
  3. 10%.
  4. 5%.

Đáp án:

Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % giữa năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng bất kỳ trước đó.

Theo bảng: trong 100% năng lượng tiêu thụ của ngô chỉ có 5% được sử dụng cho châu chấu

→ Hiệu suất sinh thái (châu chấu/ngô): 5%

→ Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn (gà/ngô): 2% x 10% x 5% = 0,01%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:

DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận không đúng

(1). Có 87% năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1

(2). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng 12%

(3). Tỉ lệ tích luỹ năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 bằng 9%

(4). Nếu chuỗi thức ăn trên đã sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hoá được thì sản lượng quang hợp của cỏ là 8,6.109 kcal

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Ta có hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: (1.29 x 107 : 1.075 x 108) x 100 = 12 % → 2 đúng

% Năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là : 100 – 12 = 88 % → 1 sai

Tỉ lệ tích lũy năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 chính là hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc ba là:

(1,161 x 106 : 1.29 x 107) x100 = 9 % → 3 đúng

Nếu chuỗi thức ăn trên sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hóa thì sản lượng quang hợp của cỏ vẫn là 8,6 x 108 vì cỏ chính là sinh vật sản xuất → 4 sai

Vậy có 1, 4 sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal / m2/ ngày.

+ Chi có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp

+ Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%.

+ Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal.

Kết luận nào sau đây không chính xác?

  1. Sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật là 2,5. 103 kcal
  2. Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%
  3. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5 . 104 kcal
  4. Hiệu suất sinh thái ờ sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%.

Đáp án:

Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là

 (2,5 x 106 ): 100  = 2,5 x 104 → C đúng.

Thực tế 90% năng lượng  mất đi do hô hấp nên sản lượng thức tế là 

 0.1 x 2,5 x 104   = 2,5 x 103 →  A đúng.

Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 (tức là sinh vật tiêu thụ bậc 2; bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất) là: (2,5 : 25) x 100 = 10% → B sai

Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: (25 : 25) x 100 = 1% → D đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh?

  1. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp
  2. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn
  3. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
  4. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp

Đáp án:

A sai vì những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh cao nhất.

B sai vì: Tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn cao hơn HST dưới nước.

D cũng sai: các hoang mạc, vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp có sức sản xuất thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

  1. Những hệ sinh thái có sức sản xuất thấp nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là ở các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
  2. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh cao do có sức sản xuất cao.
  3. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
  4. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô cộng với phần hô hấp của thực vật.

Đáp án:

Phát biểu C đúng. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. → D sai.

A, B sai vì những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh cao nhất do có sức sản xuất thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:

  1. năng lượng gió
  2. năng lượng điện
  3. năng lượng nhiệt
  4. năng lượng mặt trời

Đáp án:

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là năng lượng mặt trời.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

  1. Sinh vật sản xuất.
  2. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  3. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
  4. Sinh vật phân giải.

Đáp án:

Nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật là sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng tự dưỡng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(3) Tăng cường trồng rừng.

(4) Tránh bỏ đất hoang, chống xói mòn và đắp đê ngăn mặn.

(5) Tăng cường khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sống du canh du cư.

Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

  1. 5
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững là : (1) (2) (3) (4)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên:

(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.   

(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước.

(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.

(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.

(6) Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là : 1,3,4,6

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?

1. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.

2. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.

3. Bón phân đạm hóa học.

4. Bón phân hữu cơ.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Cả 4 biện pháp trên đều bổ sung hàm lượng đạm trong đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp cải tạo đất nông nghiệp?

1. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.

2. Bón phân vi sinh.

3. Khử chua, khử mặn.

4. Bón phân hữu cơ.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Cả 4 biện pháp trên đều bổ sung hàm lượng đạm trong đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển?

(1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật

(2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao

(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như : rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều

(4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu…

  1. 3
  2. 2
  3. 4
  4. 1

Đáp án:

Ý sai là (2)

Vậy có 3 ý đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển?

(1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật

(2) Bảo mệ môi trường sống của các loài sinh vật biển quý hiếm

(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như : rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều

(4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu…

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Đáp án:

Biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển: (1), (2), (3), (4).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
  2. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
  3. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
  4. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.

Đáp án:

Tài nguyên tại sinh hoặc tài nguyên không tái sinh cần phải khai thác  một cách hợp lí , khai thác một tài nguyên nào đó cách triệt để sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó và nó không phù hợp với nội dung phát triển bền vững

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Khi nói về vai trò của con người trong quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Con người cần phải bảo vệ môi trường sống của các loài trên Trái Đất.
  2. Con người cần phải khai thác hạn chế tài nguyên không tái sinh, còn các tài nguyên tái sinh thì khai
  3. Con người có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học
  4. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.

Đáp án:

Tài nguyên tai sinh hoặc tài nguyên không tái sinh cần phải khai thác  một cách hợp lí , khai thác một tài nguyên nào đó cách triệt để sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó và nó không phù hợp với nội dung phát triển bền vững

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

1. Cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

2. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

3. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.

4. Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường.

5. Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Cả 5 ý trên đều được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

1. Cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

2. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

3. Sử dụng thoải mái nguồn nước vì nước là tài nguyên tái sinh.

4. Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường.

5. Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Ý (1), (2), (4), (5) được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

(3),sai vì tài nguyên tái sinh hoặc tài nguyên không tái sinh cần phải khai thác  một cách hợp lí , khai thác một tài nguyên nào đó cách triệt để sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó và nó không phù hợp với nội dung phát triển bền vững

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 1)
Trang 1
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 2)
Trang 2
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 3)
Trang 3
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 4)
Trang 4
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 5)
Trang 5
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 6)
Trang 6
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 7)
Trang 7
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 8)
Trang 8
40 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền học (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống