Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch Sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch Sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chương IV : VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 -1975

TIẾT 36-  BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ

QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)

(Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vo 1954.

- Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960)

2. Năng lực

- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình; năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá.

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá tình hình nước ta sau Hiệp đinh Gio-ne-vo 1954..

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III

- Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về phong trào Đồng khởi, Ấp chiến lược, cuộc đấu tranh tại các đô thị Sài Gòn.

- Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà.

- Sưu tầm tư liệu về Ngô Đình Diệm, phong trào Đồng khởi, cải cách ruộng đất...

III.  Tiến trình dạy học:

* Ổn định tổ chức lớp

* Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm (5 phút)

*Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

Đây là bài học đầu tiên của Chương IV, giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn trong phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày",  học sinh nhớ lại một giai đoạn lịch sử anh hùng của dân tộc: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở nội dung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 b. Nội dung

Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày"  (trong thời gian 5 phút).

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

1. Đoạn phim tư liệu phản ánh giai đoạn nào của lịch sử dân tộc?

2. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về giai đoạn lịch sử đó?

c. Sản phẩm

- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.

- Những điều cần biết:

+ Vì sao Mĩ can thiệp vào Việt Nam.

+ Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo

+ Những thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.

Giáo viên lựa chọn 1 sản phẩm để kết nối bài học.

            PV: Chỉ ra điểm hạn chế của Hiệp định Gionevo?

=> Học sinh suy nghĩ trả lời.

=> Hạn chế:

+ Hiệp định không phản ánh hết thắng lợi của ta trên chiến trường, vùng giải phóng bị thu hẹp

+ Thời gian chia cắt tại Việt Nam dài

 + Mĩ không kí hiệp định.

Giáo viên thuyết trình: Theo qui định của Hiệp định Gionevo, Việt Nam tạm chia cắt thành 2 miền lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến, thời gian là 300 ngày. Nhưng trên thực tế liệu sau 300 ngày sau đắt nước ta có được thống nhất hay không? Trong thời gian đó các thế lực phản động sẽ là gì để chống phá cách mạng nước ta? Cách mạng nước ta sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào?  Những nội dung đó sẽ được là sáng tỏ trong bài 21.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử

dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

- Kết luận, nhận định: Giáo viên yêu cầu 2- 3 

học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ

khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm

tình huống kết nối vào bài mới.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu

biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ,

trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản

phẩm để trình bày

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ

sung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954

a. Mục tiêu

- Đặc điểm nổi bật của nước ta sau Hiệp đinh Gionevo năm 1954

- Nét độc đáo của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954.

b. Nội dung

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I, sgk trang 157,158 và thảo luận

1. Quá trình các bên thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đã tác động như thế nào đến tình hình nước ta.

2. Nhiệm  vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gio-ne-vo 1954.

c. Sản phẩm

- Tại miền Bắc. Sau Hiệp định Gionevo, ta nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản của hiệp định:

+ Thực hiện việc chuyển quân, tập kết chuyển giao khu vực

+Ngày 10/10/1954, bộ đội ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.

+ Ngày 1/1/1955, Hồ Chí minh, Trung ương Đảng về Hà Nội.

+ Trước khi rút khỏi miền Bắc Pháp phá cơ sở vật chất của ta.

+ Ngày 16/5/1955, toán lính cuối cùng của Pháp rút khỏi miền Bắc.

- Tại miền Nam:

+ Giữa T5/1956 Pháp rút khỏi miền Bắc rũ bỏ trách nhiệm của một bên thi hành hiệp định Giơnevo.

+ Những hành động của Pháp tạo điều kiện cho mĩ can thiệp vào miền Nam:

Mĩ dưng lên chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm cầm đầu.

Viện trợ cho Diệm, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối quân sự SEATO.

=> Điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954 đất nước bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ khác nhau:

Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn

Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của mĩ.

- Nhiệm vụ cách mạng của nước ta sau Hiệp định Gionevo:

+ Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc là hậu phương lớn của cách mạng cả  nước.

+ Miền Nam thực hiện nhiệm vu cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân, miền Nam là tiền tuyến.

+ Cả nước thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân - Kháng chiến chống mĩ cứu nước.

+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền là hậu phương và tiền tuyến.

=> Nét độc đáo của các mạng nước ta là một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời chia cắt thành 2 miền thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng khác nhau.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp 

tác, nhóm sử dụng kĩ thuật chia sẻ 

nhóm đôi:

- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, 

giá về thái độ, quá trình làm việc, kết

quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của 

mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các

nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960) (HS tự đọc)

3. Đấu tranh chống Mĩ-Diệm,giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam (1954-1959) (HS tự đọc)

4. Phong trào Đồng khởi (1959-1960) :

a. Mục tiêu:

- Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm tiến tới Đồng khởi

- Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi

b. Nội dung

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 162,163,164 thảo luận theo nhóm:

+ Nhóm 1, 2 tìm hiểu âm mưu và hành động của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam

+ Nhóm 3, 4 tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi

c. Sản phẩm

- Nguyên nhân

+ Từ năm 1957-1959, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện chính sách tố cộng- diệt cộng gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Yêu cầu đặt ra cần có phương pháp đấu tranh quyết liệt hơn.

+ T1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã họp, quyết định để miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền mĩ- Diệm.

+ Bản thân các lực lượng các mạng miền  Nam có bước phát triển.

- Diễn biến:

+ T2-T8/1959, diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa như Bắc Ái, Trà Bồng, Vĩnh Thạch.

+ 17/1/1960, nhân dân 3 xã điểm: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp (mỏ Cày- Bến Tre) đồng loạt khởi nghĩa giành chính quyền.

+ Từ Bến Tre, phong trào đấu tranh lan rộng ra khắp miền Nam các tỉnh Nam Trung bộ.

- Kết quả:

+ Đồng khởi đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch tại các thôn, xã trên toàn miền Nam.

+ Từ trong không khí Đồng khởi mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập.

- Ý nghĩa:

+ Đồng khởi đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

+ Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào Chính quyền Sài Gòn.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử 

dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:

+ Nhóm 1

+ Nhóm 2

+ Nhóm 3

+ Nhóm 4

- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, 

đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình

trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm 

trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước

lớp( 5-7p)

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b. Nội dung

Câu 1. Em đánh giá như thế nào về quyết định của Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 1-1959?

A. Ra đời muộn so với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

B. Ra đời sớm so với tình hình cách mạng miền Nam.

C. Ra đời đúng thời điểm so với tình hình cách mạng miền Nam.

D. Ra đời khi cách mạng miền Nam đang phát triển mạnh.

Câu 2. Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào “Đồng khởi”.                                 

B. Phong trào “Phá ấp chiến lược”.

C. Phong trào “Phá thế kìm kẹp” của Mĩ.            

D. Phong trào “Vì hòa bình”.

Câu 3: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào ?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

C. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.

D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Câu 4: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là gì?

A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thống nhất nước nhà.

B. Tiếp tục làm cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Hàn gắn vết thương chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Khôi phục kinh tế và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 5: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)?

A. Mĩ thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh thực dân mới ở miền Nam.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công

D. Giáng đòn nặng vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

c. Sản phẩm

Câu 1: C                      Câu 2: A                      Câu 3: B                      Câu 4: A              Câu 5: A.

d. Cách thức thực hiện

Giáo viên giao nhiệm vụ: học sinh hoạt động cá nhân.Trong quá trình hoạt động học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu

Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

b. Nội dung:

- Tại sao sau Hiệp định Giơnevơ, mỗi miền nước ta lại có nhiệm vụ khác nhau?

- Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng khởi là gì?

c. Sản phẩm:

- Sau Hiệp định Giơnevơ, mỗi miền nước ta lại có nhiệm vụ khác nhau vì đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau...

- Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng khởi là chuyển cách mạng nước ta từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác

nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh

giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả 

hoạt động và chốt kiến thức.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của

mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các

nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Đọc trước nội dung phần IV. Miền Bắcxây dựng bước đầu cơ sở vật chất –kĩ thuật của CNXH

- Sưu tầm tư liệu về Đại hội Đảng lần thứ ba.

. IV. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

Chương IV : VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 -1975

TIẾT 37-  BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN MIỀN NAM (1954 - 1965)

(Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: - Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Đại hội Đảng lần thứ ba (1960)

2. Năng lực

- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình; năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá.

- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh về nhiệm vụ và những thắng lợi của cách mạng hai miền Nam - Bắc

- Biết sử dụng SGK, tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu,… để nhận thức lịch sử.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu kiến thức về di tích lịch sử để học Lịch sử.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III

- Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về Đại hội Đảng, thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

- Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà.

- Sưu tầm tư liệu về Đại hội Đảng, thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

III.  Tiến trình dạy học:

* Ổn định tổ chức lớp

* Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm (6 phút)

* Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 số hình ảnh về đại hội Đảng lần thứ ba và các tranh ảnh công cuộc xay dựng CNXH ở miền Bắc.Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở nội dung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 b. Nội dung

Giáo viên cung cấp cho học sinh ảnh về Đại hội Đảng laàn thứ ba,Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

1. Hình ảnh trên cho ta biết sự kiện nào của lịch sử dân tộc?

2. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về sự kiện lịch sử đó?

c. Sản phẩm

- Đại hội Đảng lần thứ ba.

- Những điều cần biết:

+ Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra đại hội

+ Nội dung và ý nghĩa của đại hội

Giáo viên lựa chọn 1 sản phẩm để kết nối bài học.

=> Học sinh suy nghĩ trả lời.

Giáo viên thuyết trình: Một nôi dung quan trọng của cách mạng VN 1954-1965 là diễn ra đại hội Đảng lần thứ ba để đề ra nhiệm vụ cách mạng cho cả nước và mỗi miền, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về sự kiện này.

d. Cách thức thực hiện

Học sinh hoạt động cá nhân trong khoảng 2 phút.  Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9/1960)

a. Mục tiêu

- Hoàn cảnh,nội dung , ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III .

b. Nội dung

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục IV, V sgk từ trang 165-172, học sinh thảo luận theo nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về  hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của Đại hội đảng lần thứ ba.

c. Sản phẩm

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Đến năm 1960, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều nhiều thay đổi ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.

+ Trên thế giới: Chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển, phong trào cách mạng thế giới ngày càng phát triển, nhưng chủ nghĩa đế quốc tăng cường đàn áp cách mạng.

+ Tại Việt Nam cách mạng hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi bước đầu.

+ T9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã diễn ra tại Hà Nội.

- Nội dung :

+ Đại hội đã xác định rõ nhiệm vụ cách mạng nước ta:

Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất đến thắng lợi cách mạng

Miền Nam thực hiện nhiệm vu cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân, miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đến cách mạng.

Cả nước thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân - Kháng chiến chống mĩ cứu nước.

Mối quan hệ của cách mạng hai miền là hậu phương và tiền tuyến.

+ Đại hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất  miền Bắc (1961-1965)

+ Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn bầu là Bí thư thứ nhất.

- Ý nghĩa: Đại hội đã đưa ra những nghị quyết đúng đắn để phát triển cách ạng hai miền Nam- Bắc, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống mĩ phát triển.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, sử dụng

kĩ thuật khăn phủ bàn:

+ Nhóm 1

+ Nhóm 2

- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, 

đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,

kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình

trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm 

trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước

lớp( 5-7p)

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965): Khuyến khích học sinh tự đọc

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b. Nội dung

Câu 1. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Quan trọng nhất.                                           

B. Cơ bản nhất.

C. Quyết định trực tiếp.                                    

D. Quyết định nhất.

Câu 2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định vai trò của cách mạng miền Bắc như thế nào?

A. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

B. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

C. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

D. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự thắng lợi của cách mạng miền Nam.

Câu 3.Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết là

A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà

C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc

D. Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc.

Câu 4. Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì?

A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

B. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.

C. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

D. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.

Câu 5. Đại hội chỉ rõ vai trò cách mang của từng miền sau kháng chiến chống Pháp là

A. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).

B. Hội nghị Gio-ne-vơ (21/7/1954).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960).

c. Sản phẩm

Câu 1: C                      Câu 2: C                      Câu 3: C                      Câu 4: C              Câu 5: D.

d. Cách thức thực hiện

Giáo viên giao nhiệm vụ: học sinh hoạt động cá nhân.Trong quá trình hoạt động học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu

Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

- Giáo viên cung cấp cho học sinh nội dung của Đại hội đảng lần thứ ba

- Nhiệm vụ: giải thích tại sao đây là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà?

c. Sản phẩm:- Đại hội đã nêu được nhiệm vụ của miền Bác là tiến hành xây dựng CNXH, là hậu phương lớn cho miền Nam và đã đề ra nhiệm vụ của miền Nam là tiếp tục cách mạng DTDCND để giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác

nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, 

đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết

quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

- Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của

mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các

nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

- Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Đọc trước nội dung V. Miền Nam chiến đấu chống chién lược Chiến tranh đặc biệt của MĨ

- Sưu tầm tư liệu về chiến lược " Chiến tranh đặc biệt", của Mĩ

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Xem thêm
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Lịch Sử 12 học kì 2 mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 40 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống