36 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 có đáp án 2023: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - Phần 3

Tải xuống 19 2.4 K 37

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - Phần 3 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 19 trang gồm 36 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 19 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 36 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - Phần 3:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

Câu 1: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu
vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt
Nam là
A. Vĩ tuyến 13
B. Vĩ tuyến 14
C. Vĩ tuyến 16
D. Vĩ tuyến 17
Lời giải:
Theo quy định của hiệp định Giơnevơ, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và
quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến
quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyến
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần
một thế kỉ ở Việt Nam
B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Lời giải:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp (1945-1954) mới giải phóng được một
nửa đất nước. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là ý nghĩa của cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất
C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ
D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương
Lời giải:
Tinh thần đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất toàn dân, toàn quân
ta không phải là nguyên nhân khách quan mà là nguyên nhân chủ quan đưa đến thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc?
A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên
thế giới
C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên
thế giới
D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
Lời giải:
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp
đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được ghi
nhận trong văn bản pháp lý quốc tế nào?
A. Hiệp định Ianta 1945
B. Hiệp định Sơ bộ 1946
C. Hiệp định Giơnevơ 1954
D. Hiệp định Paris năm 1973
Lời giải:
- Hiêp định Sơ bộ được kí kết (6-3-1946), Pháp mới công nhận Việt Nam là một
quốc gia tự do.
- Phải đến Hiệp định Giơnevơ, Pháp mới công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ
bản của Việt Nam bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945-1954) là
A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất
C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc
thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh
D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt
Lời giải:
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối
kháng chiến đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Vì đây chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh bại kẻ thù xâm lược.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đâu không phải là luận điểm để chứng minh hiệp định Giơnevơ năm
1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?
A. Là văn bản pháp lý quốc tế nên có tính đảm bảo hơn
B. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
C. Quyền dân tộc cơ bản được công nhận ở một nửa đất nước
D. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Lời giải:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ
bộ ngày 6-3-1946 ở chỗ: nó là một văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền
dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
được các cường quốc và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng. Trong khi đó
hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 mới chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam nằm
trong khối liên hiệp Pháp và không có tính ràng buộc nên thực dân Pháp có thể dễ
dàng phá hoại hiệp định.
Đáp án C: quyền dân tộc cơ bản mới chỉ được công nhận ở miền Bắc không phải
luận điểm chứng minh cho sự tiến bộ của Hiệp định Giơnevơ (1954) so với Hiệp
định Sơ bộ (6-3-1946).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài
B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài
C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn
D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước
Lời giải:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền,
quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá
trình thực thi hiệp định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm: Cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách
mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận
B. Những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa xã hội đã được gây dựng
C. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế được nâng cao trên trường
quốc tế
D. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải
phóng hoàn toàn miền Nam
Lời giải:
Hai thành quả mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được đó là độc lập
dân tộc và chính quyền nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vẫn chưa trọn vẹn vì mới giải phóng
được miền Bắc, miền Nam vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám
(1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Lời giải:
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều có diểm chung là đều có sự lãnh
đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh; nhân dân ta có lòng yêu nước,
truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất; ta có hậu phương vững chắc cùng với
sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực và vật lực và khối đoàn kết toàn dân.
=> Điểm khác biệt: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có
tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương cùng chống 1 kẻ thù
chung là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không
thể phủ định được quan điểm: “Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2
quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17”?
A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được công nhận
B. Quy định về vấn đề tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
C. Quy định về sự có mặt của quân đội nước ngoài ở Đông Dương
D. Quy định về vấn đề thống nhất đất nước
Lời giải:
“Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ
tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:
- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó
có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân
chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc
tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh
viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong
hiệp định Giơnevơ là gì?
A. Các nước tham gia ký hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
B. Các nước Đông Dương cam kết không tham gia khối liên minh quân sự nào,
không để nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
C. Pháp bồi thường chiến tranh và cam kết khắc phục hậu quả của chiến tranh.
D. Pháp rút hết quân khỏi Đông Dương.
Lời giải:
Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong hiệp định
Giơnevơ là: Các nước tham gia ký hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ (các quyền dân tộc cơ bản) của 3 nước Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm
A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ
D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Lời giải:
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền
nào cho các nước Đông Dương?
A. Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.
B. Quyền được hưởng độc lập tự do.
C. Các quyền dân tộc cơ bản.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo dõi tuyến quân sự tạm thời.
Lời giải: 
Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản
của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự Hội nghị cam
kết tôn trọng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Sự kiện nào đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Việt Nam (1945-1954)?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954
C. Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam năm 1955
D. Hiệp thương thống nhất hai miền
Lời giải:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng
được miền Bắc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt
Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì
A. Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam
B. Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam
C. Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
D. Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực
Lời giải:
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến
tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào
tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ?
A. Do tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông
Dương.
B. Toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong
lao động sản xuất.
C. Do có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Lời giải:
- A, C, D là những nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta: do tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của
nhân dân ba nước Đông Dương; có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài
người tiến bộ; có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh
em.
- B: là nguyên nhân chủ quan.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là
A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường
lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động
sản xuất.
C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống
nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được
củng cố.
D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng
hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài
người tiến bộ,…
Lời giải:
Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi quy định bởi nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan thuận lợi, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là do cách mạng có sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng
chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Từ việc hòa Tưởng đánh Pháp trước 6/3/1946 đến việc hòa Pháp để đuổi Tường
sau 6/3/1946 đến trước 19-12-1946.
- Khi quân Pháp có những hãnh động khiêu khích quá đáng, Đảng ta đã nhanh chóng
ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tổ chức cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ
tuyến 16 đẻ giam chân địch trong thành phố đến viêc tổ chức phản công Pháp trong
chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của
Pháp, và giành lấy thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ sau chiến dịch Biên giới
(1950).
- Đảng cũng tập trung xây dựng hâu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh
tế, văn hóa – giáo dục, đê ra phương châm của cuốc kháng chiến để thực hiện sao
cho đúng.
- Cuối cùng, Đảng ta đã quyết định mở chiến dich Điện Biên Phủ nhằm phá tan hoàn
toàn kế hoạch Nava của Pháp với phương hướng ban đầu là “đánh nhanh thắng
nhanh” sau chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thất bại tại chiến dịch Điện Biên
Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân
dân ta là sự kết hợp giữa mặt trận
A. Kinh tế với chính trị.
B. Quân sự với kinh tế.
C. Kinh tế với ngoại giao.
D. Quân sự với chính trị.
Lời giải:
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) giành thắng lợi là do có sự kết hợp
giữa mặt trận quân sự và chính trị:
- Mặt trận quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava
của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giành
thắng lợi.
- Mặt trận chính trị: ta kí với Pháp Hiêp định Giơnevơ (1954), đánh dấu cuộc kháng
chiến chống Pháp thắng lợi, phản ánh thắng lợi trên mặt trận quân sự.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định
Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
Lời giải: 
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-
3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền
quốc gia.
- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực
lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa
với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm
chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam
cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều
khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình
đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào
vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên
tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí
kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Có ý kiến cho rằng: “Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia
Việt Nam thành hai quốc gia, đường biên giới là vĩ tuyến 17”. Ý kiến đó là
A. sai, vì sau Hiệp định, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ.
B. sai, vì Việt Nam chỉ bị chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân
sự tạm thời.
C. đúng, vì Mỹ đã dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
D. đúng, vì sau Hiệp định ở Việt Nam tồn tại hai chính quyền với hai thể chế khác
nhau.
Lời giải:
“Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia,
đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:
- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó
có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân
chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia.
- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc
tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 - tức là phủ định sự tồn tại vĩnh
viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là
A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông
Dương.
Lời giải:
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là các nước tham dự
cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Đây là mục
tiêu hàng đầu của cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị
Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là
A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định
B. Không để thời gian thực thi hiệp định quá dài
C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ
D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định
Lời giải:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho
các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự
quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ
năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải
quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên
những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà
xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Bài học quan trọng được rút ra từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển
hiện nay là
A. Đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại.
B. Đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc các nước lớn.
C. Tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực.
D. Tranh thủ các nước lớn để đấu tranh.
Lời giải:
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc.
Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế,
chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi
ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong quá trình
hội nhập và phát triển hiện nay cần thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng
cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và
phát triển. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình đã
trở thành xu thế của thế giới. Thực tế vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng đang
trong tiến trình giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954) để lại bài học kinh
nghiệm gì cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay?
A. Kiên trì dựa vào sự giúp đỡ của các nước lớn trong đấu tranh ngoại giao.
B. Căn cứ vào tình hình quốc tế để có đường lối đấu tranh ngoại giao phù hợp.
C. Hòa bình của dân tộc Việt Nam phải được đưa ra giải quyết ở một hội nghị quốc
tế.
D. Phải tăng cường thực lực để tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.
Lời giải:
- Đáp án A loại vì nếu dựa vào các nước lớn thì ta không có tiếng nói, kết quả ngoại
giao sẽ bị chi phối hoàn toàn và phục vụ cho lợi ích của các nước lớn chứ không
phải vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.
- Đáp án B loại vì tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, hoạt động đối ngoại ở bất kì
thời kì nào cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc chung là giữ vững quyền dân tộc cơ
bản của dân tộc.
- Đáp án C loại vì phải căn cứ vào tình hình thực tế và luật pháp quốc tế. Một hội
nghị quốc tế có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhất là quan hệ lợi ích đan xen chồng
chéo giữa các nước lớn nên chỉ đưa ra 1 hội nghị quốc tế là chưa phù hợp.
- Đáp án D lựa chọn vì chỉ có tăng cường thực lực thì ta mới có cơ sở vững chắc cho
hoạt động đối ngoại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng
Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện
nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự.
B. Đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C. Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa.
D. Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Lời giải:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là cuộc chiến tranh thể hiện rõ tư
tưởng chiến tranh nhân dân, nghĩa là có sự đoàn kết của toàn dân chống Pháp. Sức
mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, giành thắng lợi hoàn toàn
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngày nay, trong bất cứ chính sách, chủ trương nào của nhà nước nếu không có sự
đoàn kết toàn dân thì khó có thể thực hiện có kết quả. Đặc biệt, khi vấn đề chủ quyển
biển Đông đang đặt ra cấp bách, chúng ta cần đoàn kết toàn dân để nâng cao sức
mạnh của toàn dân tộc, đánh bại âm mưu của “kẻ thù”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại
cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời
sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay?
A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
D. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
Lời giải:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ là cuộc chiến tranh thể hiện rõ tư
tưởng chiến tranh nhân dân, nghĩa là có sự đoàn kết của toàn dân chống Pháp. Sức 
mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, giành thắng lợi hoàn toàn
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngày nay, trong bất cứ chính sách, chủ trương nào của nhà nước nếu không có sự
đoàn kết toàn dân thì khó có thể thực hiện có kết quả. Đặc biệt, khi vấn đề chủ quyển
biển Đông đang đặt ra cấp bách, chúng ta cần đoàn kết toàn dân để nâng cao sức
mạnh của toàn dân tộc, đánh bại âm mưu của “kẻ thù”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28: Hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống
Pháp 1945 - 1954 là
A. Giải phóng dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày.
B. Kháng chiến và kiến quốc.
C. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
D. Dựng nước và giữ nước.
Lời giải:
Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1954:
- Kháng chiến: chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1950 là chống sự can thiệp
của Mĩ. Ta lần lượt giành những thắng lợi quan trọng: Chiến dịch Việt Bắc (1947),
Chiến dịch Biên giới (1950), Cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954, Chiến dịch
Điện Biên Phủ (1954) đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954), kết thúc cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Kiến quốc: nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến,
phục vụ dân sinh, nhằm tạo điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh
kết thúc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Hiệp định Gionever 1954 về Đông Dương quy định lực lượng kháng
chiến Lào tập trung ở hai tỉnh
A. Xiêng Khoảng và Thà Khẹt
B. Tha khẹt và Phongxai
C. Phongxali và Sầm Nưa
D. Sầm Nưa và Xiêng Khoảng
Lời giải: 
Hiệp định Giơnevơ quy định lực lượng kháng chiến ở Lào tập kết ở hai tỉnh Sầm
Nưa và Phongxalì.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn
vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?
A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước
Đông Dương.
B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3
nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả
nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956.
D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam
- Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
Lời giải:
Trong hiệp định Giơnevơ có điều khoản: “Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội
viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự
tạm thời” => Mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền
Nam vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó cũng
chính là hoàn thành nốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
=> Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi chưa trọn vẹn vì sự nghiệp cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ
thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông
Dương
A. Hiệp định Pari được ký kết
B. Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết
Lời giải:
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết
quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến
tranh xâm lược Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược (1945 –1954) là
A. Xây dựng lực lượng vũ trang
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang
C. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
D. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lời giải:
- Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của quần chúng trong
chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại.
- Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ động
trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi tiếng
mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của công cuộc giải
phóng: "Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của
bản thân anh em."
- Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang
ba thứ quân làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu và động
lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh nhân dân
của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn dân, động
viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang toàn dân đi đôi với việc xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và mọi nguồn
lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế... Với hệ thống các quan điểm đó,
dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống
thực dân Pháp phát triển mạnh.
=> Chiến tranh nhân dân thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:
+ Phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến trường kì.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Ý nào sau đây không nằm trong bài học kinh nghiệm quan trọng rút
ra từ Hội nghị Giơnevơ?
A. Chiến thắng quân sự có vai trò quyết định đến chiến thắng trên bàn hội nghị.
B. Hội nghị nhất định do các bên liên quan trực tiếp chủ động mở.
C. Không thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi tương quan lực lượng quá
chênh lệch.
D. Các bên phải chủ động hợp tác giải quyết các vấn đề quan trọng, tránh để xảy ra
xung đột.
Lời giải:
Bài học kinh nghiệm rút ra từ Hội nghị Giơnevơ:
- Chiến thắng quân sự có vai trò quyết định đến chiến thắng trên bàn hội nghị.
- Hội nghị nhất định do các bên liên quan trực tiếp chủ động mở.
- Không thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi tương quan lực lượng quá
chênh lệch.
Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 19 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống