54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN

Tải xuống 27 5.5 K 109

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1: Quá trình nhân đôi ADN chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 27 trang gồm 54 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12 Bài 1: Quá trình nhân đôi ADN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12

Bài giảng Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

BÀI 1: QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1: Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?

  1. ADN → ARN. 
  2. ADN → ADN.
  3. ADN → Prôtêin .
  4. ARN→ ADN. 

Đáp án:

Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nhân đôi của ADN là quá trình tạo ra phân tử?

  1. ARN.       
  2. ADN.
  3. Prôtêin .
  4. Enzim. 

Đáp án:

Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở

  1. Lục lạp, nhân, trung thể.      
  2. Ti thể, nhân, lục lạp.
  3. Nhân, trung thể.
  4. Nhân, ti thể. 

Đáp án:

Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở nhân và ti thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:

  1. Kì trước    
  2. Pha G1 
  3. Pha S            
  4. Pha G2

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở Pha S của tế bào, trước khi tế bào phân chia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở

  1. kỳ giữa. 
  2. kỳ đầu.  
  3. kỳ trung gian.  
  4. kỳ sau.

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở kỳ trung gian.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

  1. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
  2. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
  3. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
  4. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

Đáp án:

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn  được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:

  1. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
  2. Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẽ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
  3. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.
  4. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.

Đáp án:

Nguyên tắc bán bảo tồn  được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc

  1. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp
  2. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ
  3. bổ sung; bán bảo toàn
  4. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn

Đáp án:

Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc là: bổ sung và bán bảo toàn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:

  1. Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.
  2. Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
  3. Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
  4. Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.

Đáp án:

Gyraza - enzym tháo xoắn

ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi

ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi

Ligaza – enzym nối

Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:

  1. ADN polimeraza → gyraza → ligaza → ARN polimeraza.
  2. Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
  3. Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
  4. ARN polimeraza → gyraza → ligaza → ADN polimeraza.

Đáp án:

Gyraza - enzym tháo xoắn

ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi

ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi

Ligaza – enzym nối

Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là

  1. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
  2. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
  3. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
  4. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Đáp án:

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?

  1. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
  2. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
  3. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
  4. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc

Đáp án:

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN

Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Enzim chính tham gia nhân đôi ADN gây ra hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch thứ hai được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki là:

  1. Enzim ARN pôlimeraza
  2. Enzim gyraza
  3. Enzim ADN pôlimeraza
  4. Enzim ligaza

Đáp án:

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN liên tục ở một mạch và gián đoạn ở mạch kia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chọn nội dung đúng khi nói về vai trò của enzim ADN- polimeraza trong nhân đôi ADN ?

  1. Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục
  2. Enzim ADN- polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y
  3. Enzim ADN- polimeraza có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới
  4. Enzim ADN- polimeraza chỉ  tổng hợp mạch mới theo chiều 3'-5' nên trên mạch khuôn 5'- 3' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục

Đáp án:

Vai trò của enzyme DNA-polimerase trong nhân đôi DNA là enzyme DNA-polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.

B sai, tháo xoắn phân tử ADN là enzyme DNA-helicase, protein gắn với chuỗi đơn (SSB), DNA gyrase

C sai, enzyme nối các đoạn Okazaki lại với nhau là DNA-ligase

D sai về chiều tổng hợp mạch mới

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng

  1. nối các đoạn Okazaki với nhau
  2. tháo xoắn phân tử ADN
  3. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi
  4. tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' - OH tự do

Đáp án:

Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' - OH tự do.

Vì ADN polimerase chỉ lắp ráp các nuclêôtit vào đầu 3’OH nên cần có đoạn mồi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều:

  1. cùng chiều tháo xoắn của ADN
  2. 3' đến 5'
  3. 5' đến 3'
  4. cùng chiều với mạch khuôn

Đáp án:

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:

  1. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.
  2. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh
  3. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.
  4. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’—>5’ của gen.

Đáp án:

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza nối các đoạn nào lại với nhau?

  1. Exon
  2. Okazaki
  3. Intron
  4. Mồi

Đáp án:

Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau bằng enzyme nối ADN ligase

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

  1. ADN ligaza
  2. ADN giraza
  3. ADN pôlimeraza
  4. Hêlicaza

Đáp án:

Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzimADN ligaza.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Trong các enzim được tế bào sử dụng trong cơ chế di truyền ở cấp phân tử, loại enzim nào sau đây có khả năng liên kết 2 đoạn polinuclêôtit lại với nhau?

  1. Enzim tháo xoắn
  2. ARN polimeraza
  3. ADN polimeraza
  4. Ligaza

Đáp án:

Enzim nối 2 đoạn polynuclêôtit là enzim ligaza.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trong nhân đôi ADN, enzim có vai trò nối các đoạn okazaki với nhau là

  1. Helicaza  
  2. ADN pôlimeraza
  3. ARN pôlimeraza
  4. Ligaza

Đáp án:

Trong nhân đôi ADN, enzim có vai trò nối các đoạn okazaki với nhau là ligaza.

ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza là enzyme tổng hợp mạch mới và đoạn mồi.

Helicaza là enzyme tháo xoắn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Cho các đặc điểm

1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.

2. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.

3. Gen được mã hóa liên tục.

4. Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (2), (4)

(1) Sai vì ADN polimerase tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ nhưng không kết hợp với đầu 5’

(3) Sai vì gen được mã hóa không liên tục các đoạn intron xen kẽ exon.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Cho các đặc điểm sau:

(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.

(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'

(3) Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới.

(4) Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Có bao nhiêu ý đúng với quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ?

  1. 3
  2. 2
  3. 5
  4. 4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5)

(4) Sai vì Trong một chạc chữ Y sao chép, một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Khi nói về quá trình nhân dôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

(1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.

(2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3* của mạch mới.

(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.

(4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.

(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 6

Đáp án:

Các kết luận đúng là: (1) (2) (4) (6)

(3) Sai, trong quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ, chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép

(5) Sai, khởi đầu tổng hợp mạch mới cần có các phức hợp mở đầu: ở E.Coli, theo Kornberg, phức hợp mở đầu gồm: DNA protein (52kD) + ATP + protein HU.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tê bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:

(1) Enzim ADN polimerase không tham gia tháo xoắn phân tử ADN

(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục

(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại

(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (tái bản)

(5) Diễn ra ở pha S của chu kỳ tế bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. 4
  2. 2
  3. 5
  4. 3

Đáp án:

Các phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tê bào nhân thực là: (1),(3),4),(5)

Ý (2) sai vì enzyme ligaza chỉ có có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục, không có tác dụng kéo dài mạch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
  2. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
  3. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
  4. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi

Đáp án:

Phát biểu sai là B

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới. Do trong một đơn vị tái bản, có 2 enzyme tháo xoắn tháo về 2 hướng, tạo ra 2 chạc ba. Do đó trên một mạch, xuất phát từ 1 điểm tổng hợp ra 2 hướng sẽ tạo ra 2 phần: 1 liên tục, 1 gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?

  1. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn
  2. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại
  3. Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
  4. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn)

Đáp án:

Enzim ADN – polimeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3' – 5', tổng hợp mạch mới có chiều 5' – 3'.

=> Mạch khuôn 3' – 5': mạch mới được tổng hợp liên tục.

 Mạch khuôn 5' – 3': mạch mới được tổng hợp gián đoạn thành những Okazaki rồi được các ligaza nối lại thành mạch liên tục.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki.

(2) Sử dụng 8 loại nuclêôtít làm nguyên liệu trong quá trình nhân đôi.

(3) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.

(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(5) Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

Phương án đúng là

  1. (1), (4)
  2. (3), (5)
  3. (2), (3), (4)
  4. (1), (2), (4)

Đáp án:

Đặc điểm không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực là (3), (5).

3 sai, trên mỗi ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

5 sai, enzyme làm nhiệm vụ tháo xoắn là ADN helicase và ADN gyrase.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
  2. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
  3. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn
  4. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể

Đáp án:

Ý sai là A: vì enzyme ADN  polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực?

I. Phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản. II. Diễn ra theo nguyên tắc bộ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. III. Enzym ADN polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.IV. Trên chạc chữ Y mạch mới 5’ → 3’ được tổng hợp liên tục còn mạch 3’ → 5’ được tổng hợp gián đoạn.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Đáp án:

Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực là: I, II

Ý III sai, ADN pol không có nhiệm vụ tháo xoắn.

Ý IV sai, mạch mới luôn có chiều 5’ -3’; trên mạch gốc 3’-5’ được tổng hợp liên tục; mạch gốc 5’-3’ tổng hợp gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình nhân đôi của ADN ở vi khuẩn?

  1. Hai mạch đều được tổng hợp liên tục.
  2. Diễn ra theo hai chạc ba ngược chiều nhau.
  3. AND polimeraza vừa tháo xoắn vừa hình thành mạch mới.
  4. Enzim ligaza chỉ tác động trên một mạch.

Đáp án:

Nhận xét đúng về quá trình nhân đôi của ADN ở vi khuẩn là B, vì ở VK chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép →1 đơn vị tái bản

A sai, trên mạch có chiều 5’ -3’ vẫn tổng hợp gián đoạn

C sai, ADN pol không có chức năng tháo xoắn

D sai, ligaza tác động trên 2 mạch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
  2. Sự nhân đôi ADN diễn ra nhiều lần trong 1 chu kì tế bào.
  3. Enzim ADN polimeraza tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
  4. Enzim ADN polimeraza tổng hợp các mạch mới theo chiều 3’→5’

Đáp án:

Phát biểu đúng về quá trình nhân đôi ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực là: A

B sai, nhân đôi ADN chỉ diễn ra 1 lần trong chu kỳ tế bào

C sai, ADN pol không tham gia tháo xoắn

D sai, ADN pol tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN ở E. coli là:

1. Chiều tái bản ;                    

2. Hệ enzim tái bản;

3. Nguyên liệu tái bản;           

4. Số lượng đơn vị tái bản;

5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

  1. 1, 2
  2. 2,3
  3. 2, 4
  4. 3, 5

Đáp án:

Các câu trả lời đúng là 2, 4

1, 3, 5 sai vì đây là các đặc điểm giống nhau trong tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực

2 đúng vì ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ

4 đúng vì SVNT có nhiều đơn vị tái bản, SVNS chỉ có 1 đơn vị tái bản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực giống với nhân đôi ADN ở E. coli ở các đặc điểm nào:

1. Chiều tái bản ;

2. Hệ enzim tái bản;

3. Nguyên liệu tái bản;

4. Số lượng đơn vị tái bản;

5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

  1. 1, 2, 5
  2. 1, 2,3
  3. 1, 2, 4
  4. 1, 3, 5

Đáp án:

Các câu trả lời đúng là 1, 3, 5

2 Sai vì ở SVNT có enzim ADN polimerase tham gia tái bản còn SVNS thì không có.

4 Sai vì SVNT có nhiều đơn vị tái bản, SVNS chỉ có 1 đơn vị tái bản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?

54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án: Quá trình nhân đôi ADN (ảnh 1)

  1. I và III.
  2. I và II.
  3. II và III.
  4. I và IV

Đáp án:

Tính từ điểm khởi đầu là O và đi về 2 phía thì I và IV là đoạn mạch tổng hợp gián đoạn vì chúng có chiều 5'-3'.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục?

54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án: Quá trình nhân đôi ADN (ảnh 2)

  1. I và III.
  2. I và II.
  3. II và III.
  4. I và IV

Đáp án:

Mạch khuôn ADN (3'-5') có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục.

Mạch khuôn (5'-3') có mạch đơn mới được tổng hợp ngắt quãng tạo thành các đoạn Okazaki (gián đoạn)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?

  1. Một ADN con chứa phóng xạ, nhưng ADN con kia không có phóng xạ.
  2. Cả hai ADN con đều không có phóng xạ.
  3. Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.
  4. Cả hai ADN con sẽ chứa phóng xạ.

Đáp án:

Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.

→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung ađênin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?

  1. Một ADN con chứa ađênin phóng xạ, nhưng ADN con kia chứa timin phóng xạ.
  2. Cả hai ADN con sẽ chứa ađênin phóng xạ.
  3. Cả hai ADN con sẽ chứa timin phóng xạ.
  4. Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.

Đáp án:

Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.

→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ (ađênin)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?

  1. Enzim ADN pôlimeraza
  2. Enzim ligaza
  3. Các đoạn Okazaki  
  4. Các nuclêôtit

Đáp án:

Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit, các đoạn ngắn đó chính là các đoạn Okazaki → loại C, D.

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch bổ sung cho mạch gốc của gen.

Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành có đặc điểm:

  1. Chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc
  2. Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn
  3. Theo chiều 3’ đến 5’  
  4. Được nối lại với nhau nhờ enzim nối Hylaza

Đáp án:

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành không có đặc điểm:

  1. Liên kết bổ sung với mạch gốc
  2. Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn
  3. Theo chiều 3’ đến 5’
  4. Được nối lại với nhau nhờ enzim nối lygaza

Đáp án:

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?

  1. Vì trên gen có các đoạn Okazaki
  2. Vì gen không liên tục có các đoạn Exon và đoạn Intron xen kẽ nhau
  3. Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’
  4. Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’

Đáp án:

Trên mạch khuôn 5’-3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng do enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN:

  1. Trình tự nuclêôtit trên hai mạch đơn là khác nhau, do vậy sự tổng hợp phải xảy ra theo hai chiều ngược nhau mới đảm bảo sự sao chép chính xác.
  2. Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’.
  3. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn luôn được đảm bảo trong trong quá trình nhân đôi, do vậy trên hai mạch khuôn có sự khác nhau về cách thức tổng hợp mạch mới, một mạch tổng hợp gián đoạn, mạch kia tổng hợp liên tục.
  4. Nguyên tắc bổ sung khiến cho đoạn mạch đơn mới tổng hợp có trình tự đúng và chính xác và được đảm bảo về hai phía ngược nhau.

Đáp án:

Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử AND là do: Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

  1. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
  2. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’
  3. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’
  4. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’

Đáp án:

Nguyên nhân là do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch c có chiều 3’→5’, còn trên mạch 5’→ 3’ thì được tổng hợp gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 45: Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người chỉ khoảng 10 lần. Cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh nhanh như vậy?

  1. Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. Coli
  2. Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn
  3. Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép
  4. Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã như ở vi khuẩn E. coli.

Đáp án:

Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm khởi đầu này tạo ra nhiều đơn vị tái bản cùng thực hiện quá trình nhân đôi ADN cùng một lúc làm cho tốc độ sao chép hoàn chỉnh bộ gen người nhanh hơn rất nhiều. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 46: Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?

  1. Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm
  2. Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn ghen (tia X)
  3. Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.
  4. Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.

Đáp án:

Để xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào, người ta dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ trên các nuclêôtit và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận sau đây:

(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  1. 3
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4), (5).

(2) sai vì DNA polimerase chỉ làm nhiệm vụ kéo dài mạch.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 48: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai ?

1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn

2. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã

3. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3' → 5’.

4. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu

5. Enzyme ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn.

  1. (2)
  2. (2), (3)
  3. (2), (5)
  4. (2), (3), (5)

Đáp án:

Những phát biểu sai là:

(2) – quá trình nhân đôi chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi chu kì tế bào. Quá trình phiên mã xảy ra nhiều lần trong 1 chu kì tế bào

(3) ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3’→ 5’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3’

(5) Enzyme DNA polimerase chỉ tổng hợp và kéo dài 2 mạch mới bổ sung. Quá trình tổng hợp mạch mới cần nhiều enzyme khác hỗ trợ như: DNA primase tổng hợp đoạn RNA mồi, DNA ligase nối các đoạn Okazaki với nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 49: Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

  1. Nhờ enzim ADN polimeraza tháo xoắn nên hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn
  2. Quá trình nhân đôi ADN dựa vào nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
  3. Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn
  4. Enzim ADN– polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 – 3, nên trên mạch khuôn 3 – 5, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5 – 3, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn

Đáp án:

Nhận định sai là A

Enzyme ADN polimerase có tác dụng tổng hợp và kéo dài mạch polinuclêôtit mới.

Enzyme tháo xoắn trong nhân đôi DNA là enzyme Gyrase, Helicase.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 50: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
  2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
  3. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’
  4. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

Đáp án:

Phát biểu sai là C.

Enzyme ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ – 3’.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 51: Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.

(2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.

(3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.

(4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Đáp án:

Các phát biểu sai là: (1),(3).

Ý (1) sai vì: cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn.

Ý (3) sai vì: ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ – 3’.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 52: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’  → 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ 3’  → 5’
  2. Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligase
  3. Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn
  4. Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN-polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.

Đáp án:

Phát biểu không đúng là A

Vì ADN chỉ tổng hợp được theo chiều từ 5’- 3’nên cả hai mạch đều được tồng hợp theo chiều 5’ – 3’.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 53: Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm:

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự

phát triển của chạc chữ Y.

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. 

(7) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản

Phương án đúng là:

  1. 1, 2, 4, 5, 6, 7
  2. 1, 2, 3, 4, 6
  3. 1, 2, 3, 4, 7
  4. 1, 3, 4, 5, 6

Đáp án:

Các đáp án đúng: (1), (2), (3), (4), (6).

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân ở pha S của kỳ trung gian.

Hai mạch mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn (trong hai mạch mới được tổng hợp thì có một mạch của phân tử ADN ban đầu)

Mạch mới và các đoạn okazaki đều được tổng hợp theo chiều từ 5’ → 3’

Trong 2 mạch ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 54: Quá trình nhân đôi ADN không có thành phần nào sau đây tham gia?

  1. Các nuclêôtit tự do
  2. Enzyme ligaza
  3. Axit amin
  4. ADN polimeraza

Đáp án:

Trong quá trình nhan đôi ADN không có sự tham gia của axit amin

Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 1)
Trang 1
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 2)
Trang 2
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 3)
Trang 3
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 4)
Trang 4
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 5)
Trang 5
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 6)
Trang 6
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 7)
Trang 7
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 8)
Trang 8
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 9)
Trang 9
54 câu Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 1 có đáp án 2023: Quá trình nhân đôi ADN (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 27 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống