Giải SGK Tin học 7 Bài 2 (Cánh diều): Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

3.4 K

Lời giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 7 Bài 2 từ đó học tốt môn Tin 7.

Giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Video giải Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Cánh diều

Khởi động (trang 33)

Khởi động trang 33 Bài 2 Tin học lớp 7: Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:

1. Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gi?

2. Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội không?

Trả lời:

1. Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe, lâu ngày sẽ quen lối sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và thiếu kĩ năng thực tế tối thiểu.

2. Em không có nghiện game, nghiện mạng xã hội. Vì em dành rất ít thời gian để chơi game và sử dụng mạng xã hội. Em thường dành thời gian nhiều cho học tập, chơi thể dục, thể thao. Ngoài ra, em thích đọc sách và đi chụp ảnh.

2. Phòng tránh rủi ro từ Internet

Hoạt động trang 34 Tin học lớp 7: Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?

2. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nào?

3. Em sẽ làm gi khi bị đe doạ trên mạng?

Trả lời:

1. Dụ dỗ và bắt nạt trên mạng là hành vi lợi dụng trẻ em thường là lứa tuổi học sinh lôi kéo làm những việc làm sai trái hoặc lợi dụng xâm hại. Thường thì chúng sẽ làm quen qua mạng và tìm cách để tiếp cận. Sau khi có những hình ảnh, clip video, đoạn tin nhắn, … có nội dung kín đáo riêng tư, nếu bị công khai sẽ làm ảnh hưởng đến cá nhân. Kẻ xấu bắt nạt bằng cách đe dọa đăng hoặc phát tán lên mạng.

2. Phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt: Không nên gửi hình ảnh, clip video, tin nhắn, … nhạy cảm cho người lạ khi chưa thật sự tin tưởng. Không nên cho người lạ trên không gian mạng biết quá nhiều thông tin cá nhân của mình.

3. Khi bị đe doạ trên mạng: Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe doạ trên không gian mạng.

3. Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet

Luyện tập trang 35 Tin học lớp 7: Hãy nêu cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên.

Trả lời:

Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

Đừng vô tình "ăn cắp" trên không gian mạng.

Vận dụng 1 trang 35 Tin học lớp 7: Em cần làm gì khi bị đe doạ tung hình ảnh lên mạng Internet?

Trả lời:

Khi bị đe doạ tung hình ảnh lên mạng Internet: Dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe doạ trên không gian mạng.

Vận dụng 2 trang 35 Tin học lớp 7: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

Trả lời:

Khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet: Nên ghi gõ bản quyền, nơi đã tải hình ảnh, đoạn văn về máy.

Câu hỏi tự kiểm tra (trang 35)

Câu 1 trang 35 Tin học lớp 7: Internet có thể gây tác hại gì?

Trả lời:

Có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe, lâu ngày sẽ quen lối sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và kĩ năng thực tế tối thiểu.

Câu 2 trang 35 Tin học lớp 7: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?

Trả lời:

Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet:

- Nghiện game, nghiện mạng xã hội.

- Bị kẻ dụ dỗ và bắt nạt.

- Bị lợi dụng, tiếp tay cho kẻ bắt nạt làm những việc vi phạm pháp luật.

Câu 3 trang 35 Tin học lớp 7: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

Trả lời:

Những điều dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet:

- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi truỵ.

- Ăn cắp hình ảnh, đoạn văn, mật khẩu, … của người khác.

Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Bài 2: Làm quen với trang tính

Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Đánh giá

0

0 đánh giá