Giải SGK Công nghệ 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về trồng trọt

11.2 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Video giải Công nghệ 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Kết nối tri thức

Hoạt động mở đầu trang 6 Công nghệ lớp 7: Trồng trọt ra đời từ khi nào? Có những phương thức trồng trọt nào? Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Có những ngành nghề nào trong trồng trọt?

Phương pháp giải:

- Trồng trọt ra đời từ thời nguyên thủy.

- Có ba phương thức trồng trọt 

- Trồng trọt có vai trò cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người và hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu,…

- Có các ngành nghề trong trồng trọt gồm: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

Trả lời:

- Trồng trọt ra đời từ thời nguyên thủy với các hoạt động nông nghiệp sơ khai (từ khoảng 8.000 năm TCN đến 4.000 năm TCN). 

- Có ba phương thức trồng trọt là: trồng trọt tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và trồng trọt kết hợp.

- Trồng trọt có vai trò quan trọng đối với đời sống con người:

   + Cung cấp lương thực, thực phẩm. 

   + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

   + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

   + Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

   + Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

   + Tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động.

   + Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

- Các ngành nghề trong trồng trọt là:

   + Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.

   + Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

   + Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới.

I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

Trả lời:

Hình 1.1 thể hiện vai trò của trồng trọt là:

- Ảnh a: Cung cấp lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, rau, củ, quả,.. 

 (ảnh 2)

- Ảnh b: Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: thức ăn cho bò,.. 

 (ảnh 3)

- Ảnh c: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: như mía để làm đường,…

 (ảnh 4)

- Ảnh d: Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

 (ảnh 5)

Khám phá 2 trang 6 Công nghệ lớp 7: Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt.

Phương pháp giải:
 
Vai trò của trồng trọt:

- Cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả,...

- Hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu,…

Trả lời:

Kể thêm các vai trò của trồng trọt:

- Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

- Tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động.

- Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Khám phá trang 7 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục I.2 và nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam.

Phương pháp giải:

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển trồng trọt: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình), điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đường lối chính sách và thị trường).

Trả lời:

- Điều kiện tự nhiên:

   + Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm.

   + Đất đai: Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng.

   + Địa hình: Địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, cao nguyên, ven biển,…

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

   + Dân cư và nguồn lao động: Dân cư có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

   + Đường lối chính sách: Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

   + Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

   + Thị trường: Thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu không ngừng được mở rộng.

Khám phá trang 8 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 1.2, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào mục đích sử dụng, con người phân chia cây trồng thành nhiều nhóm khác nhau

Trả lời:

Các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng trong hình 1.2 là:

- Ảnh a: Cây lương thực (lúa, ngô).

 (ảnh 2)

- Ảnh b: Cây rau (súp lơ, su hào).

 (ảnh 3)

- Ảnh c: Cây ăn quả (cam, vải).

 (ảnh 4)

- Ảnh d: Cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu).

 (ảnh 5)

- Ảnh e: Cây thuốc (đinh lăng, diếp cá).

 (ảnh 6)

- Ảnh g: Cây hoa (đào, cúc).

 (ảnh 7)

II. Các nhóm cây trồng phổ biến

Kết nối năng lực trang 8 Công nghệ lớp 7: Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:
Dựa theo các bộ phận sử dụng, mỗi nhóm cây trồng đều có những mục đích sử dụng khác nhau như: làm lương thực, thực phẩm; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: làm thuốc chữa bệnh; làm gia vị; lấy gỗ;…
Trả lời:
 
 (ảnh 2)
 
III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
 

Khám phá trang 9 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục III.1, quan sát hình 1.3 và nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến mà mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. 

Trả lời:

- Ưu điểm: 

   + Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện.

   + Có thể thực hiện trên diện tích lớn.

   + Giá thành sản phẩm hạ.

- Nhược điểm:

   + Cây trồng dễ bị sâu, bệnh phá hoại.

   + Cây trồng dễ bị tác động bởi các điều kiện bất lợi của thời tiết như giá rét, khô hạn, bão, lụt.

   + Khả năng trồng trái vụ thấp.

Khám phá trang 9 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục III.2 và III.3, nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp.

Phương pháp giải:

Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc áp dụng với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt ngoài tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che. 

Trả lời:

* Phương thức trồng trọt trong nhà có mái che:

- Ưu điểm:

   + Cây ít bị sâu, bệnh.

   + Có thể tạo ra năng suất cao.

   + Chủ động trong việc chăm sóc.

   + Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

   + Giá thành sản phẩm cao.

- Nhược điểm:

   + Đòi hỏi phải đầu tư lớn.

   + Đòi hỏi kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên.

* Phương thức trồng trọt kết hợp:

- Ưu điểm:

   + Cây ít bị sâu, bệnh.

   + Có thể tạo ra năng suất cao.

   + Chủ động trong việc chăm sóc.

   + Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

- Nhược điểm:

   + Phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn.

   + Kĩ thuật cao.

   + Giá thành cao.

IV. Một số đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao

Khám phá trang 10 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục IV và nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

Phương pháp giải:

Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Trả lời:

- Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

- Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

V. Một số ngành nghề trong trồng trọt

Khám phá trang 11 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 1.6 và cho biết các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề nào trong trồng trọt.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Một số nghề trong ngành trồng trọt bao gồm: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

Trả lời:

Các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề trong trồng trọt là:

- Ảnh a: Kĩ sư trồng trọt.

 (ảnh 2)

- Ảnh b: Kĩ sư bảo vệ thực vật.

 (ảnh 3)

- Ảnh c: Kĩ sư chọn giống cây trồng.

 (ảnh 4)

Kết nối nghề nghiệp trang 11 Công nghệ lớp 7: Trồng trọt là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ ngày càng phát triển. Em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

Phương pháp giải:
 
Mỗi ngành nghề trong trồng trọt có những nhiệm vụ riêng và yêu cầu những phẩm chất khác nhau. Học sinh cần dựa vào sở thích, thế mạnh và sự phù hợp của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp trong lĩnh vực trồng trọt.
 
Trả lời:

Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 11 Công nghệ lớp 7: Địa phương em có những lợi thế gì để phát triển trồng trọt?

 
Phương pháp giải:
 
Các lợi thế để phát triển trồng trọt bao gồm: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình), điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đường lối chính sách và thị trường).
 
Trả lời:

Địa phương em là tỉnh Ninh Thuận có những lợi thế để phát triển trồng trọt như sau:

- Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm như nho, mía, neem, bông hạt. 

- Tiềm năng đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp còn lớn.

- Một số công trình thủy lợi lớn sẽ tiếp tục được đầu tư.

- Nguồn lao động dồi dào và có trình độ trong lĩnh vực trồng trọt.

Luyện tập 2 trang 11 Công nghệ lớp 7: Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

 
Phương pháp giải:

Các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em Ninh Thuận bao gồm: nho, mía, neem, bông hạt.

Trả lời:
Các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em:
 (ảnh 1)
 

Vận dụng trang 11 Công nghệ lớp 7: Tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên trường học/gia đình/nơi em sống,… và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

Phương pháp giải:
Học sinh tự tiến hành khảo sát, ghi chép tùy theo khuôn viên trường học/gia đình/ nơi em sống cà phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ.
Trả lời:
Tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên nơi em sống,... và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.
 
 (ảnh 1)
 
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá