TOP 79 bài Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa 2023 SIÊU HAY

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 1

Muốn biết ý nghĩa của Hòa Bình, hãy hỏi những người chiến binh vừa trở về từ nơi lửa đạn. Muốn biết giới hạn của thời gian, hãy lắng nghe niềm khao khát còn được nhìn thấy bình minh của những kẻ đang phải mang bệnh hiểm nghèo. Và để cảm nhận được tầm vóc của người phụ nữ Việt Nam, xin hãy nhìn vào sự hy sinh và những giọt nước mắt của những người phụ nữ ấy dành cho gia đình của mình. Và đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng trước là người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 2

Nguyễn Minh Châu người đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc Chiếc thuyền ngoài xa. Nơi mà tác giả gửi gắm những thông điệp đặc biệt mà mình đã trải nghiệm về cuộc sống, con người và đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 3

Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một cách hiển nhiên và cũng có những chân lý được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến những chân lý mà ông đã gửi gắm trong truyện Ngắn chiếc thuyền ngoài xa.(Vận dụng một cách linh hoạt mô típ trên để viết được nhiều mở bài khác)

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 4

Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn đậm tính triết luận thể hiện được sự suy tư, trăn trở của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc sống đói nghèo của hiện tại cũng như nỗi trăn trở về trách nhiệm, vai trò của nghệ thuật, người nghệ sĩ trước cuộc đời và con người. Thành công của truyện ngắn được tạo nên bởi chính những hình ảnh, chi tiết ấn tượng, giàu giá trị biểu đạt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 5

Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhà văn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy. Hình ảnh tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm đã khép lại tác phẩm nhưng đọng lại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: “Không những trong bộ lịch năm ấy hòa lẫn trong đám đông”. Không khó khăn mấy người đọc cũng nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh trong một khuôn hình.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 6

Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng được treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 7

Mỗi chi tiết đều đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Một tác phẩm hay không chỉ là một tác phẩm nêu bật được tư tưởng, mà còn viết được chi tiết khiến người đọc phải chú ý và cảm thấy gợi nhiều suy nghĩ. Trong đó có chi tiết bức ảnh của tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa do Nguyễn Minh Châu gửi tới bạn đọc.

Video bài văn mẫu: Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 8

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tài năng của mình Nguyễn Minh Châu đã viết Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này là một tác phẩm thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đặc biệt là giá trị mà nó mang lại cho chúng ta cho tới tận bây giờ.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 9

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Tác phẩm được xây dựng với nhiều nhân vật, nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc nhất là nhân vật người đàn bà hàng chài.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 10

Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đôi khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trong. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 11

Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 12

“Không thuộc số nhà văn lóe sáng từ tác phẩm đầu tiên, không sớm thành danh như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu giống như người tri ân, tri kỷ với độc giả nhưng phải cùng nhau vượt qua một cái dốc núi khá cheo leo. Cũng có thể ví von ông là một tác giả đã tặng ta một thứ rượu ngon, được chưng cất kỹ lưỡng khi uống phải chậm rãi, nhấm nháp và khi ngấm là say”. Ý kiến đánh giá này của Phan Sư Đệ đã khẳng định được vị trí và tầm vóc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trong số các tác phẩm làm nên tên tuổi của ông phải kể đến truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm đã gây được ấn tượng sâu sắc với người đọc qua hình tượng nhân vật “người đàn bà”.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 13

Chiếc thuyền ngoài xa đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh và lòng vị tha cao cả. Người phụ nữ bất hạnh ấy đã để lại cho người đọc một niềm cảm thông và trân trọng sâu sắc bởi những phẩm chất đáng quý của bà.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 14

Ai đó đã từng nói “ Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt” và Nguyễn Minh Châu với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trường hợp như vậy. Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với phong cách truyện đậm chất tự sự-triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà làng chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 15

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện giàu sức gợi như thế. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kỳ đổi mới.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 16

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Nhà nghiên cứu hàng đầu Nga Nikulin nhận xét: “Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước 1980 được Nguyễn Minh Châu tắm rửa sạch sẽ, được bao bọc trong bầu không khí vô trùng”. Ta có thể thấy điều ấy qua nhân vật Nguyệt trong “Trăng sáng”. Giai đoạn sau này, nổi bật là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang nhiều cảm hứng thế sự cùng những triết lý nhân sinh hơn. Nhưng quan điểm sáng tác của ông là “gắng đi tìm các hạt ngọc còn ẩn giấu trong bề rộng tâm hồn con người” thì không thay đổi. Nhân vật trung tâm của tình huống truyện nghịch lý trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là người đàn bà hàng chài. Từ nhân vật này, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo và gửi gắm những bức thông điệp về nghệ thuật và cuộc đời.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 17

Nguyễn Minh Châu là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 1975. Ông thành công với nhiều tác phẩm như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa…Nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh.

Bài giảng: Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 18

Người phụ nữ luôn là người cam chịu, luôn là người hi sinh và mang những đức hạnh tuyệt vời. Mà ở đây, ở nước Việt Nam, vai trò của một người phụ nữ trong gia đình càng quan trọng và cao cả đến nhường nào. Nguyễn Minh Châu, một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đã tái hiện hình ảnh một người mẹ, một người phụ nữ đầy tấm lòng yêu thương gia đình trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 19

Nếu các nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kì trước năm 1975 được nhìn nhận từ khía cạnh tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, sự cống hiến đối với đất nước thì sau năm 1975, ông nhìn nhận nhân vật của mình ở phương diện đời tư, thế sự. Nổi bật trong số đó là nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1987.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 20

Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu với rất nhiều các tác phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Như lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải " Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này". Ông đã để cho lớp người đi sau một tác phẩm rất đặc sắc mang tên " Chiếc thuyền ngoài xa" với nguồn cảm hứng vô tận và những bài học từ cuộc sống. Nhân vật trung tâm cho câu chuyện của ông chính là người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện đời.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 21

Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đôi khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trọng. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 22

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời hậu chiến. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò "người mở đường" của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài, qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lý trong cuộc sống của con người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 23

Bước qua khói lửa chiến tranh, những tưởng con người sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc, yên bình. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hậu chiến, những con người nhỏ bé, đáng thương vẫn phải "vật lộn" với những lo toan, mưu sinh, để rồi bao bi kịch, nghịch lý nảy sinh từ đói nghèo. Hiện thực cuộc sống với tất cả những phức tạp, đa diện ấy được Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện đầy tinh tế trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa". Truyện ngắn không chỉ thể hiện sự trăn trở, xót xa trước những nghịch cảnh, góc khuất của cuộc đời mà còn đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật cũng như điểm nhìn, tư tưởng của người nghệ sĩ: Nghệ thuật cần hướng đến cuộc đời, người nghệ sĩ cần gắn bó để đồng cảm với những nỗi đau của con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 24

Thông qua khắc họa bi kịch trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ phơi bày hiện thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lý, đau khổ thời hậu chiến mà còn gửi gắm rất nhiều những thông điệp về nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời cũng như với những sản phẩm tinh thần của con người: Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, người nghệ sĩ chân chính không thể nhìn cuộc đời, con người bằng ánh nhìn hời hợt như chiếc thuyền ngoài xa mà cần đi sâu khám phá để không chỉ thấy được những vẻ đẹp lung linh, đẹp đẽ. mà thấy cả những góc tối xù xì, những nghịch lí vẫn lẩn khuất trong cuộc sống con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 25

Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới, bằng sự thức thời, nhạy bén của người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không chỉ nhận ra nhu cầu đổi mới của nền văn học mà còn chủ động đi đầu trong công cuộc tìm kiếm những cách tân nghệ thuật ấy. Nếu trước năm 1975 Nguyễn Minh Châu thường viết về đề tài chiến tranh, người lính với cảm hứng sử thi lãng mạn đậm nét thì sau đổi mới ông lại tập trung bút lực để tìm kiếm, khám phá những vấn đề thế sự nổi cộm. Nguyễn Minh Châu khám phá con người trong cuộc sống mưu sinh thời hậu chiến, đồng cảm, thấu hiểu với hành trình tìm kiếm đầy nhọc nhằn của họ, từ đó phát hiện và trân trọng những hạt ngọc quý ẩn giấu trong tâm hồn con người. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau đổi mới là Chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 26

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc họa và khám phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiện đại.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 27

Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 28

Một trong những cái tên nổi tiếng của làng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới chính là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là người “mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Trước năm 1975, ông là một cây bút sử thi lãng mạn, viết nhiều về đề tài người lính. Tuy nhiên, sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề đạo đức, và triết lý chân thực. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là "Chiếc thuyền ngoài xa".

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 29

NIKULIN (Nga) từng nhận xét “Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng.” Quả đúng khi nói về những nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh. Sau năm 1975 như có làn gió mới thổi vào tâm hồn, ông cố gắng "tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người". Đáp lại cho cố gắng ấy là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 30

Nguyễn Văn Hạnh từng nhận xét “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng vai trò nào đáng kể, nhà văn thường tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật, đã huy động và đẩy tâm hồn của con người đa cảm rồi tạo ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống. Bút pháp chân tình và giọng văn đầy trầm ấm, ấm áp.” Quả đúng, từ sau năm 1975 mỗi tác phẩm của ông đã có sự thay đổi mạnh mẽ về quan niệm nghệ thuật, về con người và những đóng góp của ông trong công cuộc đổi mới với văn học nước nhà. Tất cả những băn khoăn được vẽ tràn trên trang sách, đặt trong từng câu văn dưới tác phẩm mang Chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 31

Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 32

Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được đánh giá mang tính chất tự sự và triết lí. Mỗi tác phẩm ông viết lên luôn nhằm khám phá, phát hiện ra muôn vàn vẻ đẹp của cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm xuất sắc của họ, được viết năm 1983, khắc họa cái lãng mạn của nghệ thuật và sự trần trụi của hiện thực đời thường.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 33

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, một vùng quê có truyền thống hiếu học lâu đời. Ông là một nhà văn rất có trách nhiệm với cuộc đời, luôn khát khao đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu bên trong mỗi con người. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng mà thấm đẫm những triết lý sâu sắc, đó cũng là nét nổi bật làm nên phong cách văn học của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm thành công và gây nhiều ấn tượng trong lòng đọc giả của ông.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 34

Ai đó từng nói “Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Quả đúng, cuộc sống luôn đi vào trang văn đa diện và đa chiều, đầy đủ và sâu sắc. Văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể chỉ có vị nghệ thuật mà nghệ thuật còn vị nhân sinh. Triết lí này càng đúng hơn với nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn mang tên Chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 35

Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn viết vào giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp nhà văn khám phá đời sống con người bao gồm cả quy luật tất yếu của đời sống cùng với những sự ngẫu nhiên xảy ra trong đời sống mà người ta gọi là sự may rủi. Những khám phá của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này là hiện tượng con người chấp nhận những nghịch lí của đời sống mà đáng lẽ người ta phải từ chối nó, là cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh của những cư dân làng chài lưới ven các đầm phá miền Trung mà không lối thoát, là tình thương của người mẹ thể hiện bằng sự cam chịu đang hủy hoại tâm hồn đứa con,... Những khám phá đó thể hiện sự trăn trở của một nhà văn không bằng lòng với hào quang quá khứ của mình mà luôn trăn trở để tìm tòi hướng sáng tạo mới bằng tất cả lòng yêu thương con người và trách nhiệm đối với xã hội của người cầm bút.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 36

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, như nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Sự tinh anh và tài năng của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua quá trình tư duy nghệ thuật ở những tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê”, “Bức tranh”, “Chiếc thuyền ngoài xa”…

Đặc biệt với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983 được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ đổi mới văn học. Đọc tác phẩm, bên cạnh những nhân vật như nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài… đã để lại trong lòng ta những ấn tượng đẹp thì phải kể đến một nhân vật nữa cũng làm ta day dứt không yên, đó là gã đàn ông hàng chài vũ phu, tàn độc.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 37

Nguyễn Minh Châu nhà văn có nhiều tác phẩm viết về cuộc sống con người trong giai đoạn đổi mới, với hình tượng người đàn ông đánh vợ trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa để lại nhiều suy nghĩ với người đọc. Đó là người đàn ông vì sự nghèo đói vất vả đã thay đổi tính nết.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 38

Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983, đây được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu. Đọc tác phẩm, bên cạnh những nhân vật như nghệ sĩ Phùng, người đàn bà hàng chài… đã để lại những ấn tượng trong lòng người đọc thì phải kể đến gã đàn ông hàng chài, một gã đàn ông vũ phu nhưng cũng đáng thương.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 39

Nhân vật người đàn ông xuất hiện không nhiều nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc. Cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh với bao nhiêu lo toan cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ lúc nào thấy khổ quá, bế tắc quá thì lão lại đánh vợ. Lão đánh như để giải tỏa uất ức, để trút cho sạch nỗi buồn phiền trong cuộc sống. Lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 40

Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 41

Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư, thế sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Tác phẩm thuộc kiểu truyện luận đề và nhân vật Phùng là người phát biểu các luận đề ấy. Qua nhân vật Phùng và các nhân vật khác nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 42

Nguyễn Minh Châu với tác phẩm tiêu biểu cho cả phong cách lẫn nghệ thuật là Chiếc thuyền ngoài xa”là thuộc trong số những nhà văn mở đường tài năng, tinh anh nhất cho văn học nước ta hiện nay. Quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự đời thường đã được thể hiện rõ ở. “Chiếc thuyền ngoài xa”. Ở tác phẩm này ông thật sự thành công với nghệ thuật miêu tả nhân vật, ông đã xây dựng được các nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và Phùng là một nhân vật như thế.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 43

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút viết truyện ngắn hàng đầu của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong số những tác phẩm của ông có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” in đậm phong cách tự sự – triết lý của ông. Với ngôn ngữ giản dị, đời thường truyện kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng với những chiêm nghiệm sâu sắc về thực tế nghệ thuật và cuộc sống của anh. Nhân vật Phùng trong tác phẩm điển hình cho kiểu xây dựng nhân vật độc đáo của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đó là kiểu nhân vật nhận thức với những cuộc đấu tranh tâm lý rất phức tạp.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 44

Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu thường là người chuyên chở tư tưởng, quan điểm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời. Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một nhân vật như vậy. Thông qua nhân vật này tác giả thể hiện rõ những quan niệm của mình về nghệ thuật cũng như cách nhìn cuộc sống của ông.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 45

Có người từng nói, đại ý, là một nhà văn cần phải có đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn đầy nghiêm khắc. Là một nhà văn dám và đặt ngòi bút đi sâu vào đời sống con người , Nguyễn Minh Châu đã viết lên một câu chuyện giàu tính nhân văn – Chiếc thuyền ngoài xa. Và gửi gắm vào đó chất hiện thực, nhân đạo sâu sắc.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 46

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng tiêu biểu, thế hiện những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn hiện thực. Đọc tác phẩm Nguyễn Minh châu có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như trăn trở, tìm tòi đổi mới cách tiếp cận cuộc sống là bút pháp sáng tạo với những đóng góp đáng trân trọng. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 47

Theo quan điểm của Nguyễn Văn Siêu một tác phẩm văn chương chân chính phải gắn bó chặt chẽ với đời sống con người, có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho “người gần người hơn”. Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn luôn trăn trở về cuộc sống nhân dân và thiên chức của người cầm bút. Chiếc thuyền ngoài xa là một sáng tác tiêu biểu của ông không chỉ bởi đề tài sáng tác mới mẻ mà còn bởi giá trị nhân đạo sâu sắc của nó.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 48

Sau khi thống nhất đất nước, nền văn học Việt Nam có nhiều đổi mới, các tác giả bắt đầu chú ý và chuyển sang viết về các đề tài đạo đức thế sự, nhân vật trung tâm không còn là những người hùng cách mạng, những con người lý tưởng mang vẻ đẹp của cộng đồng như Việt hay Tnú của Nguyễn Thi và Nguyên Ngọc. Mà nhân vật trung tâm trong các tác phẩm giai đoạn sau năm 75 lại là những con người đời thường, những con người không hoàn toàn lý tưởng mà trong họ có sự đan xen cả rồng phượng và rắn rết. Cũng từ đó tác giả chú tâm vào khai thác những diễn biến đời sống nội tâm của họ để mang đến cho người đọc những cách nhìn nhận mới mẻ trên cả phương diện nhân đạo lẫn hiện thực cuộc đời. Nguyễn Minh châu chính là một trong các tác giả như thế, ông được đánh giá là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa chính là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này, với một cách nhìn nhận và khai thác nhân vật mới mẻ, góc nhìn đi từ tình huống truyện độc đáo, tác giả đã đem đến cho người đọc những giá trị nhân đạo sâu sắc mà ông gửi gắm trong tác phẩm, trong từng nhân vật của mình.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 49

Chiếc thuyền ngoài xa là sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới sau 1975. Truyện ngắn này cũng rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo và toát lên tính triết lý sâu sắc về cuộc sống, về con người Việt Nam thời hậu chiến.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 50

Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 51

Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 52

Nguyễn Minh Châu (1930-1989), là một cây bút sử thi lãng mạn, trước năm 1975 các tác phẩm của ông chủ yếu viết nhiều về đề tài người lính. Tuy nhiên sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề đạo đức và triết lí chân thực. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy, nhắc đến tác phẩm người đọc sẽ không thể quên hình tượng chiếc thuyền. Một hình tượng xuyên suốt cả tác phẩm.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 53

Nam Cao có một quan điểm nghệ thuật rất hay: “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”, thấy được những quan niệm rất sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu đã nắm bắt trọn vẹn được quan điểm ấy thông qua hình tượng chiếc thuyền với vẻ đẹp nghệ thuật tinh tế vừa phản ánh cuộc sống đời thường nơi làng chài ven biển.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 54

Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 55

Nguyễn Minh Châu là nhà văn gắn với những sáng tác thể hiện niềm đam mê đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người Việt Nam. Trong đó, tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" là tiêu biểu cho quan điểm của ông rằng văn học phải gắn bó, gần gũi với cuộc sống. Nhân vật Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có niềm đam mê nghệ thuật, trong chuyến đi công tác của mình, anh đã có được hai phát hiện độc đáo về nghệ thuật và cuộc đời.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 56

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ sau 1975, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của thi sĩ. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” 1985, sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987. Dưới đây là hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng được Nguyễn Minh Châu bộc lộ rõ nét.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 57

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng với sức sáng tạo dồi dào, bằng cái tâm của người nghệ sĩ, ông luôn trăn trở trước những hiện thực của đời sống và đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ khi đứng trước thực tại đó. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu được sáng tác trong giai đoạn đổi mới văn học, đồng thời cũng là tác phẩm điển hình cho quá trình chuyển hướng từ cảm hứng sử thi lãng mạn huyền ảo sang tính triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Trong truyện, thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 58

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, đậm tính chiến đấu và thiên hướng trữ tình lãng mạn, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự cùng những vấn đề triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, qua đó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về vấn đề nghệ thuật và cuộc sống. Những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật tư tưởng của nhà văn.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 59

Nguyễn Minh Châu là nhà văn với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một câu chuyện giàu sức gợi cảm như thế.Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 60

Nguyễn Minh Châu là người “mở đường tinh anh nhất” của nền văn học thời kì đổi mới. Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông. Truyện được sáng tác vào tháng 8-1983. Không những thế tác phẩm này còn đánh dấu sự chuyển thể từ cảm hứng lãng mạn sang cảm hứng thế sự của nhà văn. Nguyễn Minh Châu thời kì này đã đi vào tìm kiếm những hạt ngọc ẩn sau trong tâm hồn con người và khám phá những nghịch lý của cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm thể hiện rõ nhất sự nghịch lý của cuộc đời mà Nguyễn Minh Châu đã khám phá và phát hiện ra.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 61

Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 62

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc học và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiên đại.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 63

Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 64

Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm đậm chất sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dấu chân người lính. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu lại là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được in năm 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của cuộc sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 65

Một trong những cái tên nổi tiếng của làng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới chính là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là người “mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Trước năm 1975, ông là một cây bút sử thi lãng mạn, viết nhiều về đề tài người lính. Tuy nhiên, sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề đạo đức, và triết lý chân thực. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là "Chiếc thuyền ngoài xa".

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 66

Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Cách đặt tên tác phẩm, tên nhân vật và xây dựng hình tượng trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của ông là một ví dụ. Và có lẽ hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 67

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời hậu chiến. "Chiếc thuyền ngoài xa" là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò "người mở đường" của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài, qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lí trong cuộc sống của con người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 68

Thông qua khắc họa bi kịch trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ phơi bày hiện thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lí, đau khổ thời hậu chiến mà còn gửi gắm rất nhiều thông điệp về nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời cũng như với những sản phẩm tinh thần của con người. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, nghệ sĩ chân chính không thể nhìn đời, nhìn người bằng ánh mắt hời hợt như chiếc thuyền ngoài xa mà cần đi sâu vào khám phá để không chỉ thấy được những vẻ đẹp lung linh, đẹp đẽ mà thấy cả những góc tối xù xì, những nghịch lí vẫn lẩn khuất trong cuộc sống con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 69

Ai đó từng nói: "Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra". Quả đúng, cuộc sống luôn đi vào trong văn đa diện và đa chiều, đầy đủ và sâu sắc. Văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể chỉ có vị nghệ thuật mà nghệ thuật còn có vị nhân sinh. Triết lí này càng đúng hơn với nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn mang tên "Chiếc thuyền ngoài xa".

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 70

Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ trực tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một "tuyên ngôn nghệ thuật" nào đấy. Ta từng bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,... Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết "Chiếc thuyền ngoài xa", nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 71

Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một cách hiển nhiên và cũng có những chân lý được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến những chân lý mà ông đã gửi gắm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 72

Nguyễn Minh Châu người đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc Chiếc thuyền ngoài xa. Nơi mà tác giả gửi gắm những thông điệp đặc biệt mà mình đã trải nghiệm về cuộc sống, con người và đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 73

Muốn biết ý nghĩa của hòa bình, hãy hỏi những người chiến binh vừa trở về từ nơi lửa đạn. Muốn biết giới hạn của thời gian, hãy lắng nghe niềm khao khát còn được nhìn thấy bình minh của những kẻ đang phải mang bệnh hiểm nghèo. Và để cảm nhận được tầm vóc của người phụ nữ Việt Nam, xin hãy nhìn vào sự hy sinh và những giọt nước mắt của những người phụ nữ ấy dành cho gia đình của mình. Và đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng trước là người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 74

Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ trực tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một “tuyên ngôn nghệ thuật” nào đấy. Ta từng bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 75

Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới, bằng sự thức thời, nhạy bén của người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không chỉ nhận ra nhu cầu đổi mới của nền văn học mà còn chủ động đi đầu trong công cuộc tìm kiếm những cách tân nghệ thuật ấy. Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu thường viết về đề tài chiến tranh, người lính với cảm hứng sử thi lãng mạn đậm nét thì sau đổi mới ôn lại tập trung bút lực để tìm kiếm, khám phá những vấn đề thế sự nổi cộm. Nguyễn Minh Châu khám phá con người trong cuộc sống mưu sinh thời hậu chiến, đồng cảm thấu hiểu với hành trình tìm kiếm đầy nhọc nhằn của họ, từ đó phát hiện và trân trọng những hạt ngọc quý ẩn giấu trong tâm hồn con người. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau đổi mới là "Chiếc thuyền ngoài xa".

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 76

Chân lí là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy chân lí sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một cách hiển nhiên và cũng có những chân lí được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy, Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến những chân lí mà ông đã gửi gắm trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa".

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 77

Bước qua khói lửa chiến tranh, những tưởng con người sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc yên bình. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hậu chiến, những con người nhỏ bé, đáng thương vẫn phải "vật lộn" với những lo toan, mưu sinh để rồi bao bi kịch, nghịch lí nảy sinh từ đói nghèo. Hiện thực cuộc sống với tất cả những phức tạp, đa diện ấy được Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện đầy tinh tế trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa". Truyện ngắn không chỉ thể hiện sự trăn trở, xót xa trước những nghịch cảnh, góc khuất của cuộc đời mà còn đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật cũng như điểm nhìn, tư tưởng của người nghệ sĩ: Nghệ thuật cần hướng đến cuộc đời, người nghệ sĩ cần gắn bó để đồng cảm với những nỗi đau của con người.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 78

Nikulin (Nga) từng nhận xét: "Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng". Quả đúng khi nói về những nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh. Sau năm 1975, như có làn gió mới thổi vào tâm hồn, ông cố gắng "tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bể sâu tâm hồn con người". Đáp lại cho cố gắng ấy là truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được viết năm 1983.

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 79

Ai đó đã từng nói: "Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn Vợ nhặt và Nguyễn Minh Châu với tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trường hợp như vậy. Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với phong cách truyện đậm chất tự sự - triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh hải (nay là Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội và theo học ở trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.

- Từ 1952 - 1958, ông công tác và chiến đầu tại Sư đoàn 320.

- Năm 1963, Nguyễn Minh Châu về Phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Lửa từ những ngôi nhà (1977)...
  • Tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1987)...
  • Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Đảo đá kỳ lạ (1985)...
  • Tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn (1994)

2. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được rút trong tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu (1987).

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

- Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài

- Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

3. Tóm tắt

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng anh đã từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, được trưởng phòng cử xuống vùng biển để chụp ảnh biển buổi sáng. Anh đã chụp được cảnh “đắt” trời cho. Nhưng ngay lúc ấy, Phùng phát hiện ra một bức tranh khác của cuộc sống. Một người chồng đã đánh đập vợ một cách dã man và đưa con vì bênh vực cho mẹ đã lao vào đánh bố. Oái ăm thay, sự thật nghiệt ngã đó lại xuất phát từ chiếc thuyền mà chỉ vài phút trước đây, là bức ảnh trong mơ của anh. Anh kể câu chuyện với Đẩu, bạn anh, chánh án tòa án huyện. Hai người đồng ý cách giải quyết của Đẩu: khuyên li hôn. Nhưng tại tòa án huyện, khi lắng nghe lời cầu xin không bỏ chồng và lời tâm sự của người đàn bà, anh và bạn anh hiểu rằng, không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng luật pháp. Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ, Phùng xuống chỗ thuyền gặp Phác. Sau đó, anh trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp in trong lốc lịch.

4. Phương thức biểu đạt: Tự sự

5. Thể loại: Truyện ngắn

6. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

7. Giá trị nội dung

- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.

- Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.

8. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

- Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Đánh giá

0

0 đánh giá