20 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2 (Cánh diều) có đáp án 2024: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Câu 1. Hành động nào sau đây là đúng?

A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ.

B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng.

C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực.

D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội.

Đáp án đúng là: B

Ta chỉ nên chia sẻ về những bài học hay, ý nghĩa trên mạng mà mình đọc được. Không nên: Chia sẻ những video bạo lực hay tung tin đồn sai sự thật, chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ, giả danh người khác, đăng thông tin không đúng về người khác…

Câu 2.Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.

B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.

C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

D. Mở video đó và xem.

Đáp án đúng là: C

Khi cảm thấy không an toàn trên mạng internet em nên báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

Câu 3. Em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam.

B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …

C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.

D. Khi nói chuyện với bất kì ai

Đáp án đúng là: B

Em chỉ nên chia sẻ hình ảnh của mình cho những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …

Câu 4. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được.

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.

D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

Đáp án đúng là: D

Không nên lan truyền những thông tin riêng tư, cá nhân của người khác. Cả người đăng và người lan truyền thông tin xấu đều vi phạm pháp luật.

Câu 5. Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.

C.Chia sẻ những video cho bạn.

D.Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.

Đáp án đúng là: D

Dùng tài khoản của người khác mà không được cho phép là “ăn cắp”, chia sẻ những video bạo lực đều là những hành vi không nên làm khi truy cập internet.

Câu 6.Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:

A.Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.

B.Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.

C.Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.

D.Tất cả các hành vi trên.

Đáp án đúng là: D

Nghiện game, sống ảo nhiều hơn là sống thực, trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game đều là những hành vi nghiện internet.

Câu 7. Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp bạn một video bạo lực. Em sẽ:

A.Chia sẻ giúp bạn.

B.Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.

C.Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè của em.

D.Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.

Đáp án đúng là: B

Không nên chia sẻ những video có tính bạo lực trên mạng xã hội.

Câu 8. Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu. Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.

B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.

C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.

D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.

Đáp án đúng là: A

Không nên xem các nội dung thiếu văn hóa bị cấm trên mạng. Cả người đăng và người lan truyền thông tin xấu đều vi phạm pháp luật.

Câu 9.Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng.

B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.

C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Đáp án đúng là: D

Hãy cảnh giác với những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet như: Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng, tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...

Câu 10. Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ:

A.Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh.

B.Coi như không biết.

C.Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.

D.Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh để Facebook khóa tài khoản mạo danh.

Đáp án đúng là: D

Nếu có người giả danh tài khoản của em trên mạng xã hội, em phải cảnh báo cho người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo với nhà cung cấp tài khoản để họ can thiệp.

Câu 11. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.

B. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

C. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.

D. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.

Đáp án đúng là: A

Khi em bị bắt nạt trên mạng em nên nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết. Em không nên tự mình giải quyết.

Câu 12. Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.

B. Không mở email từ địa chỉ lạ.

C. Không truy cập trang web không lành mạnh.

D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Đáp án đúng là: A

Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng → sẽ làm cho suy kiệt sức khỏe hoặc biến mình thành nô lệ của mạng xã hội và internet.

Câu 13.Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Tự nhận thấy dạo này bản thân thường thức rất khuya để vào mạng xã hội”.

A. Vẫn tiếp tục vào mạng xã hội như trước đó.

B. Rủ rê bạn bè cùng vào mạng xã hội để trò chuyện đêm khuya.

C. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời gian hợp lý hơn.

D. Xóa luôn mạng xã hội và không bao giờ sử dụng nữa.

Đáp án đúng là: C

Em nên tự điều chỉnh thời gian hợp lý khi sử dụng internet để tránh làm ảnh hưởng đến học tập.

Câu 14. Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy.

B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành.

C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo.

D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục.

Đáp án đúng là: B

Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game.

→ Nam bị nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành.

Câu 15. Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:

A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa.

B. Nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào.

C. Sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Khi bạn bè của em nghiện các trò chơi trên mạng, em nên khuyên bảo và nhờ đến sự giúp đỡ từ người lớn.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

1. Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội

Lời khuyên 1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ

- Nhiều người nghiện chơi game đến mức suy kiệt sức khỏe, chơi game liên tục nhiều ngày dẫn đến tử vong.

- Nhiều bạn trẻ tranh thủ mọi lúc để lên mạng xã hội, sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực dẫn đến sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.

 Hãy tuân theo quy định hạn chế của bố, mẹ hoặc đặt ra khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng.

2. Phòng tránh rủi ro từ Internet

Lời khuyên 2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt

- Tình huống: Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của tuổi trẻ, chúng rất hiểu tâm lí trẻ em, khéo giả bộ chăm sóc em. Tiếp theo chúng lôi kéo em làm những việc “thân mật” hơn qua webcam, hẹn gặp để tặng quà, tâm sự trực tiếp, … Sau đó sẽ dùng hình ảnh từ webcam để đe dọa, bắt nạt em.

- Hãy cảnh giác với “người quen trên mạng”.

- Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe dọa trên không gian mạng.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 2.1: Hãy cảnh giác với những dụ dỗ trên mạng

Lời khuyên 3. Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật

- Những hình ảnh, clip video, đoạn tin nhắn, email, … có nội dung kín đáo riêng tư, nếu bị công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân.

- Kẻ xấu có thể tung tin đồn thất thiệt hay trực tiếp xúc phạm, làm nhục, đe dọa, quấy rối nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn, viết trên mạng xã hội.

- Nếu em lan truyền những nội dung có tính bắt nạt kiểu như trên tức là em đã tiếp tay cho kẻ bắt nạt, do đó em đã vi phạm pháp luật.

3. Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet

Lời khuyên 4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy

- Các nội dung đồi trụy là phản văn hóa, bị cấm trên mạng theo pháp luật Việt Nam.

- Cả người đăng và người lan truyền thông tin xấu đều vi phạm pháp luật.

Lời khuyên 5. Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng

- Việc lấy trên mạng những hình ảnh đẹp, những bài văn hay của người khác, sau đó đem ra sử dụng nguyên gốc, coi như của mình thì nhẹ gọi là đạo văn, nặng là vi phạm luật bản quyền.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Trắc nghiệm Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Trắc nghiệm Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Trắc nghiệm Bài 2: Làm quen với trang tính

Trắc nghiệm Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Đánh giá

0

0 đánh giá