Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần viết

1.8 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần viết sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần viết

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Bài tập 1 trang 73 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Điền vào sơ đồ để xác dịnh các yêu cầu cần đảm bảo khi viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 74 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hoàn thiện sơ đồ tìm ý bài viết thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn quan tâm vào bảng bên dưới:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 74 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ sơ đồ tìm ý ở bài tập 2, triển khai dàn ý bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của hoạt động:

Mở đầu

- Nhan đề: ...

- Lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: ...

Phần chính

- Mục đích hoạt động: ...

- Bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động: ...

- Sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc: ...

- Trình bày các nội dung của quy tắc hay luật lệ: ...

+ Nội dung 1: ...

+ Nội dung 2: ...

+ Nội dung 3: ...

- Những lưu ý đặc biệt (nếu có): ...

Kết thúc

- Kết thúc của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: ...

- Khuyến nghị (nếu có): ...

Trả lời:

Mở đầu

- Nhan đề: Thuyết minh về luật lê khi chơi trò chơi kéo co.

- Lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: là trò chơi có thể chơi được nhiều người, thú vị và khá phổ biến.

Phần chính

- Mục đích hoạt động: trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội.

- Bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động: khoảng sân rộng.

- Sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc:

- Trình bày các nội dung của quy tắc hay luật lệ:

+ Nội dung 1: Giới thiệu trò chơi và dụng cụ chơi.

+ Nội dung 2: Luật chơi

+ Nội dung 3: Cách chơi

- Những lưu ý đặc biệt (nếu có): ...

Kết thúc

- Kết thúc của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: ý nghĩa của trò chơi

- Khuyến nghị (nếu có): cần có sức khỏe tốt, sức bền và tinh thần đoàn kết.

 

Bài tập 4 trang 76 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết bài văn thuyết minh (khoảng 1000 chữ) về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động đã lập dàn ý ở bài tập 3.

Trả lời:

Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.

I. Giới thiệu trò chơi kéo co

Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi dễ dàng mà kéo co được mọi người yêu thích, tổ chức.

II. Dụng cụ chơi kéo co

Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản, có thể tìm thấy ở bất cứ đâu như:

  • Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia.
  • Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng.
  • Bột: Dùng để giảm trầy xước, tăng độ bám dính cho tay.
  • Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.

III. Luật chơi kéo co

Luật chơi kéo co cũng đơn giản như tên gọi của nó. Tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có:

- 2 đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng.

- Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng.

- Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.

IV. Cách chơi Kéo Co

1. Sắp xếp đội hình

Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Tuỳ theo thể lực của đội bạn mà lựa chọn có thể: đứng so le (xen kẽ các bên) - nếu đội hình có chênh lệch nhiều giữa các thành viên, hoặc đứng sang cùng một bên - nếu đội hình của bạn có sức khoẻ tốt mạnh mẽ. Giữ một khoảng cách nhất định giữa các thành viên để tránh dẫm đạp, va chạm lẫn nhau.

2. Tư thế kéo co

Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Theo sự hướng dẫn của các vận động viên kéo co chuyên nghiệp, bạn nên kẹp dây kéo co vào nách, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay trái hãy đứng bên phải sợi dây, nếu bạn thuận tay phải thì đứng bên trái. Để tăng ma sát cho tay bạn có thể dùng một chút bột thoa lên tay giúp giảm mồ hôi không bị trơn. Bên cạnh đó có thể mang giày vải để tăng độ bám dính với mặt đất.

3. Nhịp điệu kéo

Kéo co cần một sự đồng điệu nhất định ở cá thể lực lẫn nhịp điệu. Bạn cần có người hô để tất cả mọi người cùng kéo khi đó sẽ tạo nên sự cân bằng cũng như lực kéo lớn nhất giúp bạn có thể nhanh chóng phục đối phương. Trong khi kéo co không nên chần chừ, trì trệ mà phải dứt khoát mạnh mẽ.

4. Giữ chặt tay và dây kéo

Trong quá trình thi đấu kéo co bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm mà sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.

5. Sử dụng người khỏe làm trụ

- Người đứng đầu cần là người có sức khoẻ mạnh nhất, vóc dáng to lớn, có sức trụ gánh vác đội.

- Người cuối cùng cũng nên là người có sức ghì tốt, đôi tay chắc khoẻ giúp cho dây không bị chệch hướng, tạo được sự cân bằng cho đội có sức kéo.

Đánh giá

0

0 đánh giá