20 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Nam châm điện

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Nam châm điện sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 21: Nam châm điện. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện

Câu 1: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

A. Tủ lạnh.

B. Máy lọc nước.

C. Chuông điện.

D. Bóng đèn điện.

Đáp án đúng là: C

Chuông điện sử dụng nam châm điện.

Câu 2: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.

B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.

C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.

D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.

Đáp án đúng là: C

Khi thay đổi độ lớn của dòng điện qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.

Khi thay đổi chiều dòng điện qua nam châm điện thì chiều lực từ của nam châm điện thay đổi.

Khi thay đổi số vòng dây của nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.

Câu 3: Cấu tạo nam châm điện bao gồm

A. ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.

B. ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.

C. một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.

D. một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.

Đáp án đúng là: A

Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.

Câu 4: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.

B. Từ trường xung quanh Trái Đất.

C. Từ trường xung quanh dòng điện.

D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Đáp án đúng là: C

Nam châm điện là ứng dụng của từ trường xung quanh dòng điện. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì xung quanh cuộn dây có từ trường làm cho lõi sắt non trở thành nam châm hút được sắt, thép,…

Câu 5: Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện

A. giảm.

B. tăng.

C. không thay đổi.

D. luôn phiên tăng giảm.

Đáp án đúng là: B

Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện tăng.

Câu 6: Trong các nam châm dưới đây nam châm nào có lực từ lớn nhất?

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 21 (có đáp án): Nam châm điện (ảnh 1)

A. Nam châm a.

B. Nam châm d.

C. Nam châm b.

D. Nam châm e

Đáp án đúng là: D

Độ lớn lực từ của nam châm phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nam châm và số vòng dây của nam châm. Cường độ dòng điện và số vòng dây của nam châm càng lớn thì lực từ của nam châm sinh ra càng lớn.

Vì nam châm e có cường độ dòng điện chạy qua nam châm lớn nhất và số vòng dây lớn nhất nên lực từ nam châm này sinh ra lớn nhất.

Câu 7: Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu nào sau đây?

A. Sắt.

B. Thép.

C. Đồng.

D. Niken.

Đáp án đúng là: C

Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện có khả năng hút các vật liệu: sắt, thép, niken,…nhưng không hút được đồng, nhôm,…

Câu 8: Lõi của nam châm điện được làm bằng

A. thép.

B. gang.

C. sắt non.

D. đồng.

Đáp án đúng là: C

Lõi của nam châm điện được làm bằng sắt non.

Câu 9: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

A. từ trường của nam châm điện đổi chiều.

B. từ trường của nam châm điện mạnh lên.

C. từ trường của nam châm điện yếu đi.

D. xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Đáp án đúng là: A

Khi ta đổi cực của nguồn điện nối với hai đầu cuộn dây của nam châm điện thì dòng điện chạy qua cuộn dây đổi chiều làm cho từ trường của nam châm điện đổi chiều.

Câu 10: Cách nào dưới đây có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện?

A. Dùng một dây dẫn to quấn ít vòng.

B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.

C. Tăng số vòng dây và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Đáp án đúng là: B

Để làm tăng lực từ của một nam châm điện ta sử dụng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng để tăng số vòng dây của nam châm.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện

1. Nam châm điện

Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, …

 

2. Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện

- Ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ trường của nam châm điện: Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ nam châm điện cũng tăng (giảm).

- Ảnh hưởng của chiều dòng điện đến từ trường của nam châm điện: Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.

- Một biện pháp khác để tăng lực từ của nam châm điện là tăng số vòng dây quấn quanh lõi sắt.

 

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện

Trắc nghiệm KTPL 7 Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Trắc nghiệm KTPL 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá