20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều 2024) có đáp án: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Câu 1: Bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ là

A. Peroxisome

B. Lysosome.

C. Ribosome.

D. Bộ máy Golgi.

Đáp án đúng là: C

Bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ là ribosome. Đây là bào quan không có màng bao bọc.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tế bào nhân sơ?

A. Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ khoảng 0,5 – 10 μm.

B. Vật chất di truyền là phân tử DNA không có màng bao bọc.

C. Tế bào chất có hệ thống nội màng và khung xương tế bào.

D. Tế bào chất không chứa các bào quan có màng bao bọc.

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Tế bào chất của tế bào nhân sơ chưa có hệ thống nội màng và khung xương tế bào.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmid ở tế bào vi khuẩn?

A. Plasmid là thành phần bắt buộc trong mọi tế bào vi khuẩn.

B. Tế bào vi khuẩn thường chỉ chứa duy nhất 1 phân tử plasmid.

C. Plasmid là phân tử DNA mạch thẳng, nhỏ, không liên kết với protein.

D. Plasmid chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn.

Đáp án đúng là: D

Plasmid là thành phần không bắt buộc của tế bào vi khuẩn. Ở nhiều tế bào vi khuẩn, thường có một hoặc một số plasmid. Plasmid là phân tử DNA vòng, nhỏ, không liên kết với protein; mang một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh.

Câu 4: Vai trò của vỏ nhầy ở tế bào vi khuẩn là

A. giúp tăng khả năng bám dính của tế bào trên các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh khỏi các tác nhân bên ngoài.

B. giúp tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

C. giúp dự trữ các chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào vi khuẩn.

D. giúp kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào đồng thởi đảm bảo khả năng sinh độc tố của tế bào.

Đáp án đúng là: A

Vỏ nhầy ở tế bào vi khuẩn giúp tăng khả năng bám dính của tế bào trên các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh khỏi các tác nhân bên ngoài.

Câu 5: Hai tế bào vi khuẩn A và B đều có hình cầu với đường kính lần lượt là 1 μm và 2 μm. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng trao đổi chất của hai tế bào này?

A. Vi khuẩn A có khả năng trao đổi chất nhanh hơn.

B. Vi khuẩn B có khả năng trao đổi chất nhanh hơn.

C. Chỉ vi khuẩn A là có khả năng trao đổi chất.

D. Chỉ vi khuẩn B là có khả năng trao đổi chất.

Đáp án đúng là: A

Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V của tế bào sẽ lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng hơn. Do đó, tế bào vi khuẩn A với kích thước nhỏ hơn sẽ có khả năng trao đổi chất nhanh hơn.

Câu 6: Trong hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ thuộc giới nào sau đây?

A. Giới Nguyên sinh.

B. Giới Khởi sinh.

C. Giới Động vật.

D. Giới Nấm và giới Thực vật.

Đáp án đúng là: B

Trong hệ thống phân loại 5 giới, giới Khởi sinh gồm những sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.

Câu 7: Nối thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A

Cột B

(1) Thành tế bào

(2) Màng tế bào

(3) Tế bào chất

(4) Vùng nhân

(a) Mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.

(b) Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và các tác nhân gây hại khác.

(c) Đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất.

(d) Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.

A. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.

B. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a.

C. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

Đáp án đúng là: A

1-b: Thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và các tác nhân gây hại khác.

2-c: Màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất.

3-d: Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.

4-a: Vùng nhân mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.

Câu 8: Dựa vào cấu trúc nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram dương (Gram +) và vi khuẩn Gram âm (Gram -)?

A. Thành tế bào.

B. Vùng nhân.

C. Màng sinh chất.

D. Plasmid.

Đáp án đúng là: A

Dựa vào sự khác nhau trong cấu tạo của thành tế bào mà người ta phân biệt vi khuẩn Gram dương (Gram +) và vi khuẩn Gram âm (Gram -): Vi khuẩn Gram dương có thành dày và không có lớp màng ngoài còn vi khuẩn Gram âm có thành mỏng và có lớp màng ngoài.

Câu 9: Chất di truyền của tế bào nhân sơ là

A. phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc.

B. phân tử DNA dạng thẳng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc.

C. phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, có màng bao bọc.

D. phân tử DNA dạng thẳng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, có màng bao bọc.

Đáp án đúng là: A

Chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc.

Câu 10: Tên gọi tế bào nhân sơ bắt nguồn từ đặc điểm nào sau đây?

A. Vật chất di truyền của tế bào chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng kép, không liên kết với protein.

B. Vật chất di truyền của tế bào nằm trong một vùng của tế bào chất, không có màng nhân bao bọc.

C. Tế bào chất của tế bào không chứa các bào quan có màng bao bọc, chỉ có duy nhất bào quan ribosome.

D. Tế bào chất của tế bào không có hệ thống nội màng để chia tế bào chất thành các khoang nhỏ.

Đáp án đúng là: B

Tên gọi tế bào nhân sơ bắt nguồn từ đặc điểm là vật chất di truyền của tế bào không có màng bao bọc (nhân chưa hoàn chỉnh).

Câu 11: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Thực vật, động vật, vi khuẩn.

B. Thực vật, nấm, động vật, vi khuẩn.

C. Thực vật, nấm, động vật, nguyên sinh vật.

D. Thực vật, nấm, động vật, nguyên sinh vật, vi khuẩn.

Đáp án đúng là: C

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật là thực vật, nấm, động vật, nguyên sinh vật.

Câu 12: Các thành phần chính có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực gồm

A. màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

B. vỏ nhầy, màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

C. thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

D. vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

Đáp án đúng là: A

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.

(2) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chưa có nhân hoàn chỉnh.

(3) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chứa các bào quan không có màng.

(4) Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng còn tế bào nhân sơ không có.

Số phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (1), (3), (4).

(2) Sai. Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh còn tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 14: Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc ở tế bào nhân thực có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đảm bảo cho nhiều hoạt động sống diễn ra trong cùng một thời gian.

B. Giúp tăng tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào.

C. Giúp tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển và sinh sản của tế bào.

D. Đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền chính xác qua các thế hệ tế bào.

Đáp án đúng là: A

Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc ở tế bào nhân thực có ý nghĩa đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian.

Câu 15: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp còn động vật không có khả năng này?

A. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan lục lạp còn tế bào động vật không có loại bào quan này.

B. Vì tế bào thực vật có chứa thành tế bào còn tế bào động vật không có thành tế bào.

C. Vì tế bào thực vật có chứa không bào trung tâm còn tế bào động vật không có loại bào quan này.

D. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan ti thể còn tế bào động vật không có loại bào quan này.

Đáp án đúng là: A

Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp → Tế bào thực vật có chứa lục lạp nên có khả năng quang hợp còn tế bào động vật không có khả năng này.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

I. Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, 0,5 - 10 micromet. Chúng thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 1)

Ở tế bào nhân sơ cấu tạo rất đơn giản:

Màng tế bào có vai trò kiểm soát sự ra vào của các chất.

Bao bên ngoài là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào.

Chất di truyền là DNA vòng kép nằm ở vùng nhân

Ribosome loại 70S.

Plasmit nằm ở tế bào chất có gene kháng kháng sinh.

Nhiều vi khuẩn có vỏ nhầy giúp chúng bám dính và bảo vệ tế bào

Lông roi có nhiệm vị di chuyển.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 1)

II. Tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 - 100 micromet. Gồm tế bào thực vật và tế bào động vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 2)

Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bào quan có màng bên trong, bào quan có màng kép là nhân, ti thể, lục lạp; bào quan có màng đơn là bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào; ngoài ra ribosome không có màng bao bọc

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Đánh giá

0

0 đánh giá