20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

4.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

 Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Câu 1: Giai đoạn nào sau đây không thuộc quá trình hô hấp hiếu khí?

A. Đường phân.

B. Chu trình Krebs.

C. Chu trình Calvin.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp.

Đáp án đúng là: C

- Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành 3 giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron hô hấp.

- Chu trình Calvin thuộc pha tối của quá trình quang hợp.

Câu 2: Giai đoạn đường phân diễn ra ở

A. màng trong ti thể.

B. chất nền của ti thể.

C. chất nền của lục lạp.

D. tế bào chất.

Đáp án đúng là: D.

Giai đoạn đường phân xảy ra trong tế bào chất.

Câu 3: Từ 1 phân tử glucose trải qua giai đoạn đường phân sẽ thu được những sản phẩm nào sau đây?

A. 2 phân tử pyruvic acid, 2 ATP và 2 NADH.

B. 2 phân tử pyruvic acid, 4 ATP và 2 NADH.

C. 2 phân tử acetyl - CoA, 2 CO2 và 2 ATP.

D. 2 phân tử lactic acid, 2 CO2 và 2 ATP.

Đáp án đúng là: A

1 phân tử glucose trải qua giai đoạn đường phân trong tế bào chất tạo ra: 2 pyruvic acid, 2 ATP và 2 NADH.

Câu 4: Tại sao giai đoạn đường phân tạo được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP?

A. Vì trước đó tế bào đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa enzyme.

B. Vì trước đó tế bào đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa glucose.

C. Vì sau đó tế bào đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa pyruvic acid.

D. Vì sau đó tế bào đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa acetyl – CoA.

Đáp án đúng là: B

Do ban đầu, tế bào đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa glucose nên trong 4 phân tử ATP được tạo ra từ đường phân chỉ có 2 phân tử ATP được trả lại cho tế bào.

Câu 5: Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở

A. tế bào chất.

B. chất nền của lục lạp.

C. chất nền của ti thể.

D. màng trong của ti thể.

Đáp án đúng là: C

Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở chất nền của ti thể.

Câu 6: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học được gọi là

A. quá trình tổng hợp.

B. quá trình phân giải.

C. quá trình tự dưỡng.

D. quá trình dị dưỡng.

Đáp án đúng là: B

Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học.

Câu 7: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình phân giải các chất?

A. Quá trình biến đổi từ tinh bột thành glucose.

B. Quá trình biến đổi từ protein thành các chuỗi peptide ngắn.

C. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ.

D. Quá trình biến đổi từ lipid thành glycerol và acid béo.

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ là quá trình tổng hợp.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất?

A. Có sự biến đổi từ chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

B. Có sự tích lũy năng lượng trong các sản phẩm được tạo thành.

C. Có sự bẻ gãy các liên kết hóa học của các chất tham gia.

D. Có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Đáp án đúng là: B

Quá trình phân giải các chất là quá trình giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Câu 9: Cho các đặc điểm sau đây:

(1) Có sự tham gia của oxygen.

(2) Có sự giải phóng năng lượng ATP từng phần.

(3) Có bản chất là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.

(4) Sản phẩm cuối cùng là các chất hữu cơ: rượu, giấm,…

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm đúng khi nói về quá trình phân giải hiếu khí là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C.

Có 3 đặc điểm đúng là: (1), (2), (3).

(3) Sai. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí là CO2 và nước.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?

A. Người đang ngủ.

B. Người đang đi bộ.

C. Người đang chạy.

D. Người đang ngồi nghỉ ngơi.

Đáp án đúng là: C

Cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng thì tốc độ phân giải hiếu khí càng mạnh → Trong các trường hợp trên, người đang chạy bộ có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất.

Câu 11: Sản phẩm tạo thành của giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs gồm

A. 6 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 8 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

B. 2 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 3 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

C. 4 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 6 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

D. 4 phân tử CO2, 1 phân tử ATP, 6 phân tử NADH, 1 phân tử FADH2.

Đáp án đúng là: A

Sản phẩm tạo thành của giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs gồm 6 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 8 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

Câu 12: Chuỗi truyền electron hô hấp là

A. giai đoạn oxi hóa pruvic acid diễn ra ở chất nền ti thể.

B. giai đoạn oxi hóa pruvic acid diễn ra ở màng trong ti thể.

C. giai đoạn oxi hóa NADH và FADH2 diễn ra ở chất nền ti thể.

D. giai đoạn oxi hóa NADH và FADH2 diễn ra ở màng trong ti thể.

Đáp án đúng là: D

Trong chuỗi truyền electron hô hấp, các phân tử NADH và FADH2 sẽ bị oxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử diễn ra tại màng trong ti thể.

Câu 13: Trong quá trình phân giải hiếu khí, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là

A. giai đoạn đường phân.

B. giai đoạn oxi hóa pyruvic acid.

C. chu trình Krebs.

D. chuỗi chuyền electron hô hấp.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình phân giải hiếu khí, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là chuỗi chuyền electron hô hấp (28 ATP).

Câu 14: Quá trình phân giải kị khí khác quá trình phân giải hiếu khí ở điểm là

A. sử dụng oxygen là chất nhận electron cuối cùng.

B. tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất vô cơ.

C. có hiệu quả năng lượng thấp hơn rất nhiều (2 ATP).

D. có giai đoạn oxi hóa pruvic acid và chu trình Krebs.

Đáp án đúng là: C

Quá trình phân giải kị khí diễn ra khi tế bào không được cung cấp oxygen, diễn ra gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men, sản phẩm cuối cùng có các chất hữu cơ, có hiệu quả năng lượng thấp hơn rất nhiều so với phân giải hiếu khí (2 ATP).

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào?

A. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau.

B. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình độc lập, không có sự liên quan với nhau.

C. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình không bao giờ diễn ra đồng thời với nhau.

D. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình có sự cạnh tranh nguyên liệu với nhau.

Đáp án đúng là: A

Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống của tế bào.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

I. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

1. Khái niệm phân giải các chất trong tế bào

Phân giải là quá trình chuyển hóa chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học.

Ví dụ:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 1)

II. Quá trình phân giải hiếu khí

1. Khái niệm phân giải hiếu khí

Là quá trình phân giải hoàn toàn chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước với sự tham gia của O2, đồng thời giải phóng năng lượng cho các hoạt động của tế bào. 

Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 2)

2. Các giai đoạn chính

Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền electron như hình vẽ:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 3)

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 4)

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 5)

Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, một phân tử glucose qua hô hấp hiếu khí có thể tạo được 36 - 38 phân tử ATP.

III. Quá trình phân giải kị khí

Là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và không có chuỗi truyền electron.

Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 6)

 

Tế bào vi khuẩn có nhiều kiểu lên men, tế bào nhân thực có 2 kiểu lên men chính là lên men lactate và lên men etanol. Ở động vật và người chỉ có kiểu lên men lactate. 

Kết quả lên men chỉ tạo ra 2 ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.

IV. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Tổng hợp và phân giải các chất có mối liên hệ mật thiết với nhau để duy trì sự sống. Quá trình tổng hợp tạo nên các chất hữu cơ cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải, ngược lại, quá trình phân giải các chất cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (ảnh 7)

 

Sơ đồ tư duy phân giải các chất và giải phóng năng lượng:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá